Bài 27: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực: Người mua hàng thật thà

  • Bài 27: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực: Người mua hàng thật thà trang 1
Bài 27
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe,
được đọc về tính trung thực.
Bài làm
Người mua hàng thật thà
Những quả bưởi mọng nước thu hút các bà nội trợ. Mới nửa buổi, gánh bưởi đã vơi nhiều. Chị bán bưởi đang luống cuống tìm tiền trả lại tờ giấy bạc polime năm mươi nghìn đồng của bà khách đã mua một quả.
Sao thế này? - Cầm tờ hai mươi nghìn và tờ polime năm trăm nghìn đồng của chị bán bưởi vừa đưa, bà khách vội hỏi.
Thôi chết! Sao bà phúc đức thế! Cháu nhầm, tờ năm trăm nghìn tưởng hai mươi nghìn. Bà cho cháu xin! - Tay chị bán bưởi run run, nói không thành lời và rối rít cảm ơn.
Người mua hàng là bà Nguyễn Thị Kim, ở ngõ Lý Thường Kiệt. Vốn tính thật thà, chất phác, bà không nỡ cầm số tiền năm trăm nghìn đồng của một người lao động vất vả. Còn người bán bưởi vất vả, đòn gánh trên vai những lúc nông nhàn kia là chị Nguyễn Thị Sửu, quê ở Hoài Đức, Hà Tây nay thuộc Hà Nội. Chồng chị là bộ đội, cuộc sống dựa chủ yếu vào hạt thóc, cho nên cũng chật vật lắm mới nuôi được hai đứa con ăn học.
Bốn đến năm giờ sáng, chị Sửu đã tất tưởi đi mua hàng và bán rong qua các phố, chủ nhật mới có dịp về quê. Mỗi ngày chị để ra được ba mươi nghìn đồng tiền lãi. Nếu mất năm trăm nghìn đồng do không cẩn thận thì nửa tháng mồ hôi của chị Sửu hoá thành “công cốc”.
Ngô Thi
Theo Báo Kinh tế và Đô thị - Thứ tư, 20-2-2006