Bài 71: Hãy kể lại một vài mẩu chuyện, một vài kỷ niệm về người thân yêu của em: Chuyện của ông tôi: Cà phê phố cổ Hà Nội

  • Bài 71: Hãy kể lại một vài mẩu chuyện, một vài kỷ niệm về người thân yêu của em: Chuyện của ông tôi: Cà phê phố cổ Hà Nội trang 1
  • Bài 71: Hãy kể lại một vài mẩu chuyện, một vài kỷ niệm về người thân yêu của em: Chuyện của ông tôi: Cà phê phố cổ Hà Nội trang 2
  • Bài 71: Hãy kể lại một vài mẩu chuyện, một vài kỷ niệm về người thân yêu của em: Chuyện của ông tôi: Cà phê phố cổ Hà Nội trang 3
Bài 71
Hãy kể lại một vài mẩu chuyện,
một vài kỷ niệm về người thân yêu của em
Bài làm
Chuyện kể của ông tôi: Cà phê phố cổ Hà Nội
Hà Nội - nghìn năm văn hiến có biết bao thắng cảnh, bao di tích văn hoá, lịch sử. Hồ Gươm, hồ Tây, trấn Ba Đình, gò Đống Đa, chùa Một Cột, lãng chủ tịch Hồ Chí Minh... đã in đậm tâm hồn tôi.
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, trái tim của đất nước và dân tộc, nơi tích tụ hồn thiêng sông núi nghìn năm.
Hà Nội có biết bao điều hay, biết bao điều tốt đẹp. Một dáng liễu cổ Ngư, một tiếng chuông Quán Thánh, một gợn sóng lãn tăn “mặt gương Tây Hồ”, một nét son cầu Thê Húc và Tháp Rùa trầm mặc Hồ Gươm,... đã trở thành nỗi nhớ, niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam chúng ta.
Ông nội tôi, dạy toán ở trường phổ thông. Ông mất đã hơn mười nãm. Ông thích uống cà phê vào mỗi buổi sáng, thứ cà phê pha bằng phin. Trong hàng nghìn câu chuyện ông kể cho các cháu nội, ngoại nghe, tôi nhớ nhất những mẩu chuyện cà phê phố cổ Hà Nội.
Năm 1955, lần đầu ông mới đến Hà Nội. Hà Nội mới giải phóng sau chiến thắng Điện Biên Phủ thật là vui. Ông học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội tại Cầu Giấy. Trường lớp còn đơn sơ. Phần lớn sinh viên đều mặc quần áo nâu, đi dép cao su. Anh, chị nào có cái quần kaki xanh, áo sơ mi trắng là sang lắm. Mỗi tháng được cấp 18 đồng tiền ăn. Hầu như không có một đồng xu dính túi. Thế nhưng, ai cũng say mê học tập, tình bạn, tình thầy trò rất chan hoà. Đi chơi Hồ Gươm thì đi bằng tàu điện. Đi dạo phố thì cuốc bộ bằng hai chân. Hễ có vài ba đồng trong túi thì mời nhau ăn kem que Bờ Hồ, cũng có lúc chơi sang thì rủ nhau uống cà phê. Tiền cơm mỗi ngày chỉ 6 hào, thế mà một tách cà phê đen giá 5 hào đấy!
Có lúc ông trầm ngâm một lúc, rồi thủng thẳng nói. Cặp mắt ông bỗng ánh lên hóm hỉnh. Ông chợt nhớ hay tỉnh mộng, giấc mộng thời sinh viên hơn nửa thế kỷ về trước. Tôi nhớ nhất những điều ông nói về các quán cà phê nơi phố cổ Hà Nội.
Người gốc Hà Nội có thói quen ăn sáng, uống cà phê. Các quán cà phê có tiếng lâu đời của Hà Nội thường nằm ở những phố cổ như: cà phê Lâm ở phố Nguyễn Hữu Huân, cà phê Nhân ở Hàng Hành, cà phê Giảng ở Hàng Gai, cà phê Nuôi ở đường Lương Văn Can, cà phê Năng ở Hàng Mắm, cà phê Nhĩ ở Hàng Gà, v.v...
Quán nào cũng bày biện đơn sơ, bàn ghế gỗ đã ngả màu thời gian. Phần lớn là khách quen rất sành điệu và phong lưu. Có người ngồi lặng lẽ âm thầm, tưởng như đang nghe, đang đếm từng giọt cà phê rơi. Có người ngồi cạnh cửa ra vào, vừa nhâm nhi cà phê vừa lơ đãng ngắm nhìn đường phố.
Có hai loại cà phê: cà phê “vị” và cà phê “mùi”. Cà phê “mùi” được giới trẻ ưa thích, có mùi thơm hấp dẫn, có vị hơi chua chua đầm đậm ở đầu lưỡi; buổi sáng uống cà phê đến trưa, chiều vẫn còn nguyên hương thơm. Cà phê “vị” là cà phê nguyên chất, cà phê mộc đen sánh, mới uống có vị đắng, nhưng không gắt rồi dần dần chuyển sang ngọt ở đầu lưỡi. Chỉ những người đứng tuổi và giới trẻ sành cà phê mới đặc biệt ưa thích loại này.
Cà phê hạt được mua từ Thanh Hoá, Nghệ An, Tây Nguyên..., loại cà phê Robusta hảo hạng. Mỗi quán lại có bí quyết rang xay, chế biến riêng, tạo nên “vị” và “mùi” độc đáo tuyệt mĩ. Một vị khách đã quen hương vị với quán cà phê nào thì sẽ trở nên trung thành như người bạn thân thiết, tri kỉ với quán đó.
Dòng đời trôi chảy và đổi thay không ngừng. Lớp sinh viên ngày ấy dù ở gần hay đi xa, dù đã đầu bạc răng long, hay đã đi vào thiên cổ, nhưng ly cà phê phố cổ Hà Nội đã trở thành ký ức, nỗi nhớ, mảnh tâm hồn của bao người, là tấm lòng thuỷ chung đối với Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Ông nội tôi đã đi xa. Cái phin cà phê của ông để lại, bố mẹ tôi vẫn nâng niu, trân trọng giữ gìn. Kỉ vật ấy phảng phất dư vị thanh cao mà con cháu tâm niệm hướng tới.
Lê Phú Hải