Bài 30: Kể lại một vài mẩu chuyện lí thú mà em đã được nghe: Chuyện kể của ông em

  • Bài 30: Kể lại một vài mẩu chuyện lí thú mà em đã được nghe: Chuyện kể của ông em trang 1
  • Bài 30: Kể lại một vài mẩu chuyện lí thú mà em đã được nghe: Chuyện kể của ông em trang 2
Bài 30
Kể lại một vài mẩu chuyện lí thú mà em đã được nghe
Bài làm
Chuyện kể của ông em
Ông em đã 81 tuổi. Ông là cựu chiến binh về hưu với quân hàm Thượng uý. Ông còn khoẻ và minh mẫn. Ông hay kể chuyện đời lính cho các cháu nghe. Anh Hải gọi đó là “Một nghìn lẻ một tân truyện”. Em xin kể lại hai mẩu chuyên sau đây do ông kể mà con cháu trong gia đình nhớ mãi.
Năm 1946, ông 20 tuổi. Ông đi bộ đội, lúc bấy giờ gọi là Vệ quốc đoàn. Cấp chỉ huy Đại đội hỏi ông tên họ là gì?
Thưa thượng cấp, tôi tên là Lê Chạch.
Vị cán bộ nhíu lông mày lại, nhìn ông rồi nói:
Cách mạng và Quân đội đặt tên lại cho đồng chí. Từ nay trở đi tên đồng chí là Lê Quang Trạch.
Xin tuân lệnh!
Trong đơn vị ông có nhiều chiến sĩ mang những cái tên rất xấu như: Đủi, Cụp, Tóm, Cáy, v.v... Đơn vị đã đổi tên mới cho nhiều chiến sĩ để dễ nghe, dễ gọi. Các cụ ngày xưa có tục kiêng nên đặt cho con cháu những cái tên buồn cười lắm. Tên ông là Chạch như con lươn mà! Đâu có cái tên đẹp như tên cha cháu là Lê Quang Long, tên cháu là Lê Quang Thọ như bây giờ.
Ông kể lại chuyện ông học vãn hoá cũng thật buồn cười. Đồng chí chỉ huy bảo ông kí vào bản danh sách, ông nói:
Thưa đồng chí chỉ huy, tôi chưa biết chữ.
Đơn vị ông có 160 chiến sĩ, thì có đến 124 người mù chữ. Vừa tập quân sự, vừa học văn hoá. Tấm bảng là mo cau. Hành quân, người lính nào cũng đeo sau ba lô tấm bảng mo cau, viết lên đó hai ba chữ cái cho đồng đội đi sau vừa đi vừa nhẩm bài. Chỉ ba tháng sau, cả đại đội đã thanh toán xong nạn mù chữ. Bài thi gồm có một bài Tập đọc, một bài Chính tả. Bước vào phòng thi, ông toát cả mồ hôi. May mà cũng thi đỗ.
Cán bộ, chiến sĩ thương yêu nhau vô cùng. Không có quân đội và cách mạng thì ông cháu chúng ta cũng chỉ là dân ngu khu đen mà thôi.
Cuối mỗi buổi kể chuyện cho các cháu nghe, ông thường nhắc lại câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn". Lúc nào cũng thấy thấm thìa và mới mẻ.
Lê Quang Thọ, 4C
Trường Tiểu học Quỳnh Châu
Hoàng Mai - Nghệ An