Bài 94: Hình ảnh sông - núi trong văn hoá Việt

  • Bài 94: Hình ảnh sông - núi trong văn hoá Việt trang 1
Bài 94
Bài tham khảo
Hình ảnh sông - núi trong văn hoá Việt
Nước ta trải rộng trải dài suốt từ Bắc vào Nam, từ đỉnh Hà Giang đến mũi Cà Mau có hàng nghìn con sông, hàng vạn ngọn núi.
Sông bắt nguồn từ núi, sông luôn đi liền trong cặp từ sông - nước. Sông chở nước, mang tính thuỷ, tính âm, thực hiện chức năng sinh thành sự sống, duy trì sự sống. Nhờ sông mà châu thổ, đồng bằng được sinh ra. Núi hay đi liền trong cặp từ núi - rừng, chỉ nơi trên cao, mạn ngược, mang tính dương, đèo dốc, đỉnh cao chót vót, nhiều cây cối, giàu lâm sản... Như vậy, chẳng biết tự bao giờ, cặp sông - núi trong văn hoá người Việt chính là một cặp âm - dương, cha - mẹ. Trong tâm thức người Việt, cặp đôi này có chức năng sản sinh, duy trì sự sống; nơi nào có cặp đôi sông - núi thì nơi đó được xem là miền địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra những bậc hiền tài góp phần làm rạng danh cho quê hương, đất nước.
Xưa kia, trong huyền thoại sinh thành dân tộc Việt, hình ảnh mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân chẳng phải là hiện thân của cặp núi - sông (hoán đổi) đó sao!
Nhìn vào vãn hoá Việt, có rất nhiều cặp đôi núi - sông nổi tiếng như vậy. Phía Tây Bắc của Tổ quốc có núi Mường Hung - sông Mã, lùi về phía Sơn Tây xứ Đoài có núi Tản - sông Đà. Đi vào xứ Thanh lại có núi Hàm Rồng - sông Mã. Dịch vào một chút với Nghệ - lĩnh lại có sông Lam - núi Hùng Lĩnh, gọi là xứ Lam - Hồng. Vô xứ Huế mộng mơ, không ai không biết đến cặp Hương Giang - Ngự Bình. Chưa hết, dừng chân Đà Nẩng, nhớ ngay cặp đôi núi An - sông Đà, sông Hàn - Ngũ Hành Sơn. Vô xứ Quảng không ai không biết núi Ngọc Linh - sông Thu Bồn, vô tiếp Quảng Ngãi lại gặp ngay núi Thiên Ân - sông Trà Khúc...
Nhìn vào những cặp núi - sông này rất dề nhận ra ở đó toàn là những vùng đất nổi tiếng, địa linh nhân kiệt, tất cả đã đi vào huyền thoại, và mới có giang sơn gấm vóc, sơn thuỷ hữu tình của cơ đồ Việt Nam.
Theo Ngô Văn Giá