Bài 68: Kể lại ấn tượng của em sau khi đọc xong một câu chuyện: Lời của thông

  • Bài 68: Kể lại ấn tượng của em sau khi đọc xong một câu chuyện: Lời của thông trang 1
  • Bài 68: Kể lại ấn tượng của em sau khi đọc xong một câu chuyện: Lời của thông trang 2
Bài 68
Kể lại ấn tượng của em sau khi đọc xong một câu chuyện
Bài đoc tham khảo
Lời của thông
Nhà em ở cạnh đồi thông. Từ ô cửa sổ phòng mình, em có thể ngắm khung cảnh nơi đây.
Sáng tinh mơ, khi ông mặt trời chưa tỉnh dậy, những ngọn thông cao vút lẩn khuất sau làn sương mỏng, sau đám mây trôi lãng đãng. Ngọn gió vẩn vơ bay ngoài kia cũng luồn qua ô cửa vào phòng, mang theo hơi thở mát lạnh của trời đất. Và đến trưa, thông rực rỡ chẳng khác nào cầu vồng, lấp lánh dưới nắng. Những tán thông xoè ra, đội nắng che cho các bạn nhỏ quét lá về đun... Lúc chiều ghé xuống chân đồi, cả đồi thông xanh thẫm. Đâu đó trên cành cây, chim gọi nhau về tổ...
Em không có anh chị em. Một mình ở nhà bao giờ cũng buồn. Thê' nên, bạn của em ngoài thông ra, còn là những quyển sách nữa.
Một hôm, như mọi lần, học bài xong, em đọc sách Văn học viết cho thiếu nhi. Và không hiểu sao, cái tên Vanka trong truyện ngắn Vanka của T.Shêkhốp cứ ám ảnh mãi trong em. Em luôn thở dài: “Tội nghiệp Vanka!”. Em chẳng biết mình nói câu ấy bao lần. Mẹ em lo lắng hỏi: “Vanka nào hả con?”. - “Vanka của nhà vãn T.Sêkhốp ạ!”. Em trả lời rồi kể cho cha mẹ nghe câu chuyện. Hình như, em thấy nó đang diễn ra trước mắt em.
Lòng em thổn thức.
Vanka - Giucốp là cậu bé chín tuổi mồ côi cha mẹ được gửi đến học việc nhà ông thợ giày Aliakhin cách đây ba tháng. Đợi khi mọi người đã đi lễ nhà thờ, Vanka viết thư cho ông mình. Cậu bé tưởng tượng người ông đang gác cổng ban đêm cho gia đình ông chủ Juvarep. Sau cụ là con chó già Kautanka và con chó nhỏ Vivon. Vanka nhớ lại những lần theo ông vào rừng lấy cây thông, nhớ về tiểu thư Ana Igơnachiep-na, người bận rộn nhất với việc trang hoàng cây thông Nô-en, người dạy Vanka biết đọc, biết viết, biết đếm đến 100... Cậu bé tha thiết xin ông thương lấy mình, đem đi khỏi cái nơi người ta đánh đập tàn nhẫn, cái nơi không bao giờ Vanka được ăn no, ngủ yên...
“Cậu bé thật đáng thương!”. Mẹ em xúc động nói. Còn cha em, nãy giờ nghe em kể cũng cất tiếng.
- Đừng buồn con ạ! Dẫu sao, điều đó chỉ ở trong truyện mà! Thôi, con đi học bài đi!
Bầu trời đêm nay thật đẹp! Có trăng, có sao. Trăng toả sáng muôn nơi. Đồi thông nhuốm ánh trăng, khoác bộ áo vàng rực rỡ. Trăng sáng tới mức em có thể nhìn thấy rõ cành cây, lá cây. Trên mỗi ngọn cây thông đều dính sao, trông giống những cây thông Nô-en trang hoàng lộng lẫy.
Em học bài được một lúc rồi mà cứ nghĩ đẩu đâu. Nghĩ tới Vanka Giucốp, chú bé Nga xa xôi. Cha em nói đúng! Vanka làm gì có trên đời này! Nhung, em vẫn tin rằng cậu bé đang sống khổ sống sở ở nhà ông thợ giày Aliakhin. Hàng đêm, Vanka không được ngủ yên, phải đưa nôi cho con nhà chủ.
Hàng ngày, Vanka bị ông Aliakhin đánh bằng dây da, cái khuôn khâu giày. Cậu bé viết thư cho ông mình, đề ngoài phong bì vẻn vẹn: “Gửi ông nhà quê - ông Kônxtanchin Makarut”. Rồi cậu chìm vào giấc mơ, hạnh phúc. Tội nghiệp Vanka! Câu bé đâu biết rằng thư sẽ chẳng tới tay ông. Bởi có địa chỉ gì ngoài những dòng chữ thơ ngây ấy! Em muốn tới an ủi Vanka, đưa Vanka rời Maxcơva, để gặp lại bác Egor chột mắt, ông Kônxtanchin, tiểu thư Onga, bác đánh xe...
Em buồn rầu nhìn ra đồi thòng. Đồi cây lung linh ánh trăng. Em thì thầm: “Thông ơi, bạn có biết Vanka?” Và gió đem lời của em đến những cây thông.
... Đêm đã khuya. Hình như em đã ngủ. Đồi thông xào xạc. Gió mang lời thông tới.
“Vanka ư? Lẽ nào tôi không biết? Trong cuộc đời này nhiều Vanka lắm! Bạn ạ, ở ngôi nhà tranh dưới đồi thông cũng có một Vanka?”.
Em bé ơi, em có nghe thấy lời thông nói?
Phan Minh Giang
Trích Những sắc thu vàng