Bài 89: Kể về một lễ hội âm nhạc dân gian: Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai

  • Bài 89: Kể về một lễ hội âm nhạc dân gian: Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai trang 1
  • Bài 89: Kể về một lễ hội âm nhạc dân gian: Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai trang 2
Bài 89
Kể về một lễ hội âm nhạc dân gian
Bài làm
Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai
Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 đã diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 12/11/2009 tại Quảng trường 17-3, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Có 25 đoàn cồng chiêng trong nước và khoảng 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn trong lễ khai mạc. Còn có các nghệ nhân, nghệ sĩ cồng chiêng 5 nước bạn: Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar và Philippines trong những bộ trang phục truyền thống diễn tấu những giai điệu cồng chiêng rung động, âm vang đại ngàn Tây Nguyên đã làm cho đêm khai mạc lễ hội đậm màu sắc quốc tế.
Hình ảnh các thiếu nữ Tây Nguyên trong trang phục dân tộc Gia Rai, hình ảnh rừng cây, nương rẫy, khe suối... của miền đất đỏ, hình ảnh 11 dân tộc Tây Nguyên với những điệu múa, các bản nhạc cồng chiêng trầm hùng làm sống lại lễ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới... qua phần minh hoạ của hơn ba nghìn diễn viên đã tạo nên không khí lễ hội vừa thiêng liêng vừa trầm hùng. Hàng vạn du khách và người dự lễ hội như được sống lại những trang sử thi hàng nghìn năm về trước của các buôn làng Tây Nguyên.
Nãm đoàn cồng chiêng quốc tê' tham gia lễ hội, với những bộ cồng chiêng to, nhỏ khác nhau, với trang phục rực rỡ sắc màu, với những điệu múa của các thiếu nữ... tưởng như âm vang của tiếng chiêng, tiếng cồng đã nâng cánh các tiên nữ bay về trời.
Cái đẹp của mỗi dân tộc, mỗi đất nước được thể hiện qua các nghệ nhân, qua các điệu múa và âm vang tiếng cồng đã cuốn hút du khách về vẻ đẹp và sự sống muôn màu muôn vẻ trên mọi không gian gần xa của các cộng đồng.
20 giờ ngày 15-11-2009, Festival Cồng chiêng quốc tế 2009 đã bế mạc với bao tiết mục kỳ diệu, tuyệt vời. Truyền thuyết Biển Hồ, Vòng tay Đam Săn, hình ảnh các chàng trai, cô gái Tây Nguyên xinh đẹp, hình ảnh các diễn viên nhí của đoàn cồng chiêng huyện Chư Sê,... đủ muôn nghìn sắc màu lễ phục, trong tiếng vàng, tiếng ngọc ngân rung núi rừng và lòng người,... đã để lại bao ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn du khách gần xa.
Tiết mục Thắp lên ngọn lửa quê hương với tiếng hát, tiếng reo, với hàng ngàn hàng vạn tiếng cồng, tiếng chiêng rung lên giữa núi rừng Tây Nguyên trong đêm bế mạc lễ hội,... mãi mãi vương vấn hồn người vì tình người. Trong ánh lửa, đèn, tiếng cồng chiêng tưởng như rung động và vang vọng tới chín tầng mây xanh thẳm bao la.
Hà Xuân Phương, 4B
Trường Tiều học Kim Đổng - Gia Lai