Soạn bài Ca dao

  • Ca dao trang 1
  • Ca dao trang 2
  • Ca dao trang 3
  • Ca dao trang 4
  • Ca dao trang 5
  • Ca dao trang 6
  • Ca dao trang 7
CA DAO
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái niệm
Ca dao là những bài hát dân gian. Trong diễn xướng, lời thơ và làn điệu của ca dao thường gắn bó với nhau. Nhưng tách ra khỏi điệu hát thì ca dao là thơ ; vì vậy ca dao còn có nghĩa là thể thơ dân gian.
Về nội dung
Ca dao thuộc loại trữ tình của văn học dân gian.
Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và các mốì quan hệ xã hội khác.
Ra đời trong xã hội phong kiến, ca dao là những tiếng hát than thân, những lời ca tình nghĩa vút lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau luỹ tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình...
Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước nói lên tâm hồn lạc quan của người lao động.
về nghệ thuật
Ca dao là kết tinh nghệ thuật ngôn từ của người bình dân, mang những đặc trưng riêng về thể thơ, kết cấu, ngôn ngữ,... khác với thơ của văn học viết, trong đó đáng chú ý là sự lặp lại các hình ảnh và chi tiết có giá trị nghệ thuật với lối diễn đạt bằng một số công thức in đậm sắc thái dân gian.
Không chỉ được nhân dân yêu chuộng, ca dao còn được các nhà thơ lớn đánh giá cao về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, giàu sức gợi cảm. Thiên tài Nguyễn Du cho biết mình đã học từ tiếng hát nơi thôn dã của những người hái dâu : “Thôn ca sơ học tang ma ngữ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi ca dao là những viên ngọc quý.
58
B. ĐÊ VĂN LUYỆN TẬP
Để : Giá trị nhân văn trong ca dao - dân ca.
BÀI VIẾT GỢl ý
Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn đần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian, trở thành một phần không thế’ thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giông như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đôì tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với người bình dân, tình vá nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sông tinh thần phong phú và sâu sắc.
Trong khi thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sông lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội và quan hệ tình cảm, ca đao luôn hướng về con người - nhân dân. Những câu hát phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sông và thế giới tâm hồn của người bình dân. Đời sông vật chất và tinh thần ấy hiện lên qua những rung cảm mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ chất nhân văn cao cả. Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là “Con Người viết hoa”. Chất nhân văn đem đến nhận thức và rung động về con người, theo khuynh hướng ca ngợi, trân trọng, thương yêu, tin tưởng, bảo vệ con người và chông lại tất cả các thế lực xấu xa thù địch với con người. Đặc biệt, trong bất kì hoàn cảnh nào, phẩm giá, nhân cách luôn được đề cao.
Chất nhân văn trong ca dao gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khỏe khoắn, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động. Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản. chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà.
Trước hết, đó là vẻ đẹp con người trong mối quan hệ với tự nhiên : con người bao giờ cũng là trung tâm của những vẻ đẹp tự nhiên, đem lại sức sông và nét hài hoà cho thiên nhiên vũ trụ. Thiên nhiên trong ca dao bao giờ cũng được mô tả ở nét tinh tế, gợi cảm và trữ tình nhất, gắn với cảm quan thẩm mĩ dân gian cụ thể, tinh lọc. Thậm chí có những bài chỉ tả cảnh nhưng cũng giúp nhận ra tấm lòng với thiên nhiên, sự gắn bó con người với thiên nhiên.
Tiếp đến là vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội : nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đôi kháng - kẻ thống trị và người bị trị. Vì vậy, ca dao là sự dồn nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dần. Sức sông con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội : cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của những con người bình thường.
Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sông tình cảm của con nguời. Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình. Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lí thủy chung được đề cao trong những mốì quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm... giữa những người cùng chung cảnh ngộ. Ca dao là tiếng lòng tha thiết, làm đẹp thêm tâm hồn con người trong những ân tình nhắn nhủ hướng về quê hương, những con người cùng tâm tư, đồng điệu về cảm xúc. Từ đó, ca dao tạo nên những cung bậc trạng thái, cảm xúc uyển chuyển, đa dạng diễn tả tâm hồn người bình dân, hướng tới những giá trị ổn định, vững bền : thương người, tương thân tương ái, đoàn kết.
Đặc biệt, vẻ đẹp con người trong môi quan hệ với bản thân tạo nên tiếng nói nội tâm thầm kín và mãnh liệt nhất, luôn thể hiện tấm lòng nhân hậu, vị tha, hướng đến cái cao cả hoàn thiện, vẻ đẹp đáng quý ở cái hồn nhiên chân thật, mạnh mẽ đầy cá tính, giản dị bộc trực. Bên cạnh đó là sự bay bổng của trí tưởng tượng ắp tràn ước mơ, khát vọng sông của người lao động.
Giá trị của chất nhân văn trong ca dao : giúp người đọc khám phá những vẻ đẹp hiện thực cuộc sông bình thường, làm phong phú nhận thức của con người, nâng cao đời sông tinh thần và bồi đắp tâm hồn con người ngày càng tốt đẹp hơn. Chất nhân văn là kết tinh, hội tụ giá trị tinh thần truyền thống của dần tộc, tạo nên sức cuốn hút, hấp dẫn mọi thế hệ, là sự gắn kết mạch nguồn dân tộc từ quá khứ đến tương lai.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
MÔTÍP “CHIỀU CHIỀU” VÀ “CON THUYÊN” trong ca dao
Trong ca dao có những môtíp quen thuộc như cây đa, bến nước, con thuyền, mái đình, anh, em, các loài hoa, quả, cây, cỏ...
Để nắm bắt đầy đủ giá trị thẩm mĩ và hàm lượng ngữ nghĩa của chúng không thể phán xét trên một vài đơn vị ca dao tách rời mà phải xét trong tổng thể. Sau đây là một vài môtíp tiêu biểu :
Môtíp “chiều chiều”
Bảng thống kê lấy từ công trình Kho tàng dân ca ca dao Việt Nam thu thập được 87 lời ca dao dân ca có môtíp “chiều chiều” (chưa kể dị bản). Nếu tính số’ lần xuất hiện (tần suất) trên các sách là 146. Tần suất lớn như vậy có giá trị ý nghĩa, nó chỉ ra vai trò của buổi chiều trong đời sông người Việt Nam xưa kia, đặc biệt là đời sông tinh thần, tình cảm.
Ca dao “chiều chiều” thường có một cặp lục bát và cấu trúc, phổ biến là :
Cầu lục : “Chiều chiều” + hành động 1
Câu bát : hành động 2.
Ví dụ :
Câu lục : Chiều chiều + ra đứng ngõ sau
Câu bát : Trông về què mẹ ruột đau chín chiều.
Tháo dỡ cấu trúc trên của tất cả 87 đơn vị ca dao “chiều chiều”, thống kê các hành động 1 và 2 chúng ta có kết quả về nội dung biểu đạt môtíp “chiều chiều”.
Trong số 87 đơn vị ca dao có môtíp “chiều chiều” có 35% đơn vị không rõ sắc thái tình cảm. Thường là thuật lại một hành động, một trạng thái diễn ra vào các buổi chiều :
Chiều chiều gióng giả đi chơi,
Uốn roi giục ngựa tới nơi vườn đào.
Chiều chiều bướm đậu vườn hoa,
Có cho bướm đậu hay lùa bướm đi.
Chiều chiều con quạ lợp nhà,
Con cu chẻ lạt, con gà đưa tranh.
Nhưng phần lớn ca dao “chiều chiều” (62%) có sắc thái tình cảm và chứa đựng tình cảm buồn, nhớ, thương (còn lại 13% thuộc tình trạng lẫn lộn giữa có sắc thái và không có sắc thái tình cảm).
“Chiều chiều nhớ hạn...” :
Chiều chiều chim vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.
Chiều chiều én liệng nhạn bay,
Ta đây nhớ bạn, bạn rày nhớ ai.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người đãy gấm khăn điểu vắt vai.
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.
“Chiều chiều buồn thương...” :
Chiều chiều én liệng nhạn bay,
Mù sa diên diến buồn thay hỡi buồn.
Chiểu chiều mây phủ ải Vân,
Chim kêu gành đá gẫm thân thềm buồn.
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm.
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi,
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.
Chiều chiều ra bãi mà trông,
Bãi thì thấy vắng, người không thấy người.
Chiều chiều ra đứng bờ biền,
Nhện giăng, tơ dóng, cảm phiền thương em.
Chiều ra đứng ngõ trông,
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người.
Chiều chiều ra ngõ ngó xuôi,
Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.
Chiều chiều vịt lội bờ bàng,
Thương người áo trắng vá quàng nửa vai.
“Chiều chiều” đau đớn :
Chiều cliiều xách giỏ hái rau,
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Hai tay rủ xuống như tàu lá te.
“Chiều chiều” thất vọng :
Chiều chiểu vác cuốc kiếm lươn,
Nước trơn, lươn trượt, người thương mất rồi.
Chiều chiều vãn cảnh vườn đào,
Hỏi thăm hoa lí rơi vào tay ai ?
“Chiều chiều” li biệt :
Chiều chiều ra đứng núi Bà,
Núi Bà thì đó, nào nhà em đâu ?
Em về ngoài ấy chi lâu,
Để anh ra đứng bờ dâu ngó chừng...
“Chiều chiều”oán trách :
Chiều chiều vịt lội bờ mương,
Anh chê củng phải, vì chưng em nghèo.
“Chiều chiều” khát khao :
Chiều chiều ra đứng bờ ao,
Nước kia không khát, khát khao duyên chàng.
Và cũng có tình cảm hơi lạc điệu :
“Chiều chiều” cười chê :
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều,
Nhớ thầy kí lục ăn liều bánh ngô.
Ăn rồi lại thế đồng hồ,
Ăn hai tấm nữa, cả ô lẫn giày.
[...]
Môtíp “con thuyền”
b.l. Trong ca dao xuất hiện nhiều loại thuyền : thuyền thúng, thuyền buồm, thuyền rồng, thuyền nhân ngãi...
Thuyền thúng mà úp núi Nưa,
Nhà em bận việc, em chưa lấy chồng.
Thuyền buồm gió đánh tả tơi,
Một con chèo quế xa chơi sông hồ.
Thuyền rồng chở ván mù u,
Em dốc lòng đợi, anh tu lòng chờ.
Thuyền buồm lái chở di đâu,
Có thương đến cảnh hái dâu một mình.
Thuyền chở than không phải là một loại thuyền mà là một số phận : Thuyền than lại dậu bến than,
Gặp cô yểm thắm ôm quàng ngang lưng.
Thuyền nhân ngãi lại càng trừu tượng nhưng đó chính là loại thuyền cần tìm đến :
Thuyền chài, thuyền lái, thuyền càu,
Biết thuyền nhân ngãi nơi đâu mà tìm.
b.2. Nhưng ca dao chủ yếu không nói đến phần vật chất của con thuyền mà dùng thuyền để chở đi tình tứ, cảm xúc, tâm sự phong phú, đa dạng, chứa chan.
Mượn cớ chiếc thuyền mắc cạn, chàng trai tinh nghịch bày tỏ :
Thuyền anh đã cạn lèn đây,
Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền.
Có khi là một cảnh đầm ấm (của thời đa thê) :
Thuyền dọc mà trải chiếu ngang,
Anh thì ngồi giữa, đôi nàng đôi bên.
Nhưng có lúc lại là sự cô đơn, lẻ loi :
Tiếc công lên thác xuồng ghềnh,
Tay chèo, tay chống, một mình nhớ ai.
Sự mong đợi :
Thuyền ra cửa biển dòng sông Thuyền ĩnong đợi khách, khách mong đợi thuyền.
mà trớ trêu thay, không bao giờ gặp gỡ :
Lênh đênh chiểc giã ra vời,
Chiếc thuyền mành vô cửa, biết mấy đời gặp nhau.
Có sự quyết tâm :
Thuyền đào đậu bến Lan Đình,
Tay không, ta quyết lấy mình làm đôi.
Song lại có thái độ buông xuôi bất lực :
Nước chảy xuôi, thuyền anh trôi ngược,
Anh chống không được, anh bỏ sào xuôi.
Sào xuôi, thuyền củng trôi xuôi,
Khúc sông bỏ vắng, để người sầu riêng.
b.3. Gắn với biểu tượng con thuyền còn có những biểu tượng cặp đôi, chỉ môi quan hệ lí thú và tinh tế :
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Thông thường, con thuyền là sự chuyển động, tung tẩy, tự do, được ví với người con trai :
Thuyền đà đến bến anh ơi,
Sao anh chẳng bắc cầu noi lên bờ.
Ngược lại, người con gái với bao ràng buộc thuỷ chung, được ví như chiếc bến cố định :
Thuyền dời nào bến có dời,
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn.
Cá biệt có trường hợp người con gái lại được hình dung như một chiếc thuyền lênh đênh trôi nổi :
Thuyền em lựa bến cắm sào,
Em chờ phụ mẫu định nơi nào sẽ hay.
Cùng với mối quan hệ thuyền - bến là mối quan hệ giữa thuyền với khách. Trong tương quan này, sự thay đổi, chuyển dời lại là khách đi thuyền, và sự cô' định, thuỷ chung lại là thuyền. Bởi vậy, khách thường được ví với người con trai, và thuyền, người con gái :
Thuyền tình đến bến anh ơi,
Sao anh chẳng bước xuống chơi thuyền tình.
Thuyền tình đã ghé tới nơi,
Khách tình sao chả xuống chơi thuyền tình.
Thuyền ai chèo giữa bồn gành,
Bớ thuyền đứng lại cho anh đi nhờ.
Thuyền đi lơ lửng bển bờ,
Tưởng thuyền buôn bán, ai ngờ thuyền em.
Ngoài ra, còn có quan hệ giữa hai chiếc thuyền :
Thuyền đi Đại Lược,
Thuyền di Kim Long.
Đến nơi đây là chỗ rẽ của lòng,
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.
Nếu hai chiếc cùng xuôi, chiếc thuyền nhẹ nhõm, tự do được ví với người con trai, thường là thuyền đi trước. Còn chiếc thuyền nặng trĩu đi sau thường được ví với người con gái :
Thuyền anh bơi nhẹ,
Chèo lẹ em chẳng kịp theo.
Thuyền và lái cũng là một tương quan hay được ca dao khai thác. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. “Lái” là sự điều khiển chủ động, thường tượng trưng cho người chồng, người con trai. Còn “thuyền”, sự bị động, phục tùng, được ví với người vợ, người con gái :
Thuyền kia lơ lửng bên sông,
Thuyền xuôi, lái ngược, cho lòng ngổn ngang.
/	Phan Đăng Nhật
(Phương pháp hệ thống và việc nghiên cứu giảng dạy ca dao)