Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 1
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 2
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 3
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 4
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 5
  • Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa) trang 6
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích “Tam quốc diễn nghĩa”}
La Quán Trung
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Thời Minh - Thanh (1368 -.1911) là thời kì cực thịnh của tiếu thuyết Trung Quốc. Thời này tiểu thuyết lớn nhỏ có khoảng một vạn bộ, trong đó có bốn bộ nổi tiếng được coi là cổ điển lcliuẩn mực} : “Tam quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung), “Thuỷ hử truyện” (Thi Nại Am), “Tây du kí” (Ngô Thừa Ân), “Hồng lâu mộng” (Tào Tuyết cần). “Tam quốc diễn nghĩa” ra đời trước tiên, mở đầu cho khuynh hướng viết lại chuyện lịch sử (gọi là diễn nghĩa lịch sử, hay giảng sử} đồng thời cũng là bộ truyện thành công nhất của khuynh hướng này.
La Quán Trung (1330 - 1400) tên là Bản, tự là Quán Trung. Có sách nói, ông có liên lạc với cuộc khởi nghĩa của Trương Sĩ Thành vào cuối đời Nguyên. Ngoài “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung còn viết một sô' bộ sử diễn nghĩa nhưng hầu hết bị thất truyền.
“Tam quốc diễn nghĩa” là một tiểu thuyết chương hồi (gồm 120 hồi) kể lại tình trạng “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (thế kỉ II, III sau CN). Đó là cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt : Nguy - do Tào Tháo cầm đầu, chiếm giữ phía bắc từ Trường Giang trở lên nên gọi là Bắc Nguy ; Thục - do Lưu Bị cầm đầu, chiếm giữ phía tây nam nên gọi là Tây Thục ; Ngô - do Tôn Quyền cầm đầu, chiếm giữ phía đông nam nên gọi là Đông Ngô.
Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung miêu tả cuộc đấu tranh phức tạp giữa các tập đoàn quân sự khác nhau trong nội bộ giai cấp phong kiến thông trị thời Tam quốc, nhằm vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thông trị, phản ánh cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân, và thể hiện ước mơ của họ về việc xuất hiện những ông vua hiền, tướng giỏi.
“Hồi trống cổ Thành” thuộc hồi 28 của “Tam quốc diễn nghĩa” kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai anh em Quan Công và Trương Phi sau một thởi gian thất tán.
Đây là một đoạn văn giàu kịch tính, đầy mâu thuẫn, xung đột ; và tất cả được giải quyết trong hồi trông của Trương Phi.
Đọc - hiểu văn bản
Hồi trông ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa ba anh em kết nghĩa
Đó là tình nghĩa cao đẹp, vua tôi mà là anh em, không có sự ngăn cách đẳng cấp. Họ kết nghĩa vì lí tưởng chung, không phải vì quyền lợi riêng tư hay chỉ vì gặp gỡ cá tính riêng biệt. Xưa nay có rất nhiều kiểu dạng kết nghĩa : kết nghĩa tập thể, kết nghĩa gia đình, kết nghĩa cá nhân (cha con, anh em, bạn bè,...). Đó là một mô hình đoàn kết tương trợ trong xã hội có áp bức bóc lột, cá lớn nuốt cá bé, người với người là chó sói.
Bởi vậy, kết nghĩa vườn đào là một hình thức tương thân tương ái chông lại chế độ đẳng cấp tàn khóc và chế độ bóc lột áp bức bất nhân. Các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử đều tập hợp lực lượng bằng hình thức kết nghĩa.
Hồi trông ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng
Hồi trống Cổ Thành được xây dựng bởi cảm hứng anh hùng của tác giả. Tam quốc diễn nghĩa mang màu sắc sử thi anh hùng. Còn người và sự việc ở đây vượt trội so với tầm vóc hiện thực. Họ có vóc dáng to lớn, siêu phàm,, Hình như suốt ngày suốt tháng họ rong ruổi yên ngựa, chìm đắm trong khói lửa gươm đao. Suy nghĩ và hành động của họ cũng siêu việt.
Cái ngờ của Trương Phi là cái ngờ của trượng phu hào kiệt : ngờ kẻ phản bội lời thề, ngờ kẻ bất trung, muôn giết ngay kẻ bất trung. Cái oan của Quan Công cũng là cái oan đặc biệt : làm công việc đời thường nhưng lại trái với khí phách của kẻ anh hùng (tạm hàng giặc để bảo vệ hai chị dâu). Cách minh oan của Quan Công cũng rất anh hùng, minh oan bằng tài nghệ và khí phách. Cuộc hội ngộ không có rượu, không có hoa, chỉ có hồi trông trận. Hồi trông vang lên gấp gáp như một sự thách thức cái đức và cái tài. Có đức mà không có tài thì cũng vô dụng, có tài mà không có đức thì cũng dễ lạc đường.
Âm vang hồi trông cổ Thành
Hồi trống trở thành một biểu tượng nghệ thuật. Nó đã dồn dập vang rền trong vở tuồng của Đào Tấn khi mà thuyết quyền hiến cơ hội của bọn nhà nho bất tài đang rắp ranh thông trị đời sông tinh thần dân tộc vào buổi đầu thực dân Pháp đặt nền thông trị trên đất nước ta. Vở tuồng Hồi trống cổ Thành của Đào Tấn biểu dương cái rành mạch, rõ ràng, dứt khoát của Trương Phi và phê phán cái lập lờ, không dứt khoát, mang màu sắc cơ hội “hàng Hán chứ không hàng Tào” của Quan Công. Nhưng Trương Phi trong vở tuồng đã được Việt Nam hoá và trở thành một biểu tượng của sự kiên quyết, dứt khoát, của lòng nhân hậu, phục thiện.
Tính cách nhân vật a. Nhăn vật Quan Công
Quan Công có tính cách phức tạp hơn Trương Phi rất nhiều. Trong đoạn trích Hồi trống cổ Thành, Quan Công tỏ ra rất độ lượng và từ tôn. Các chi tiết nổi bật : sự hốt hoảng trước cái ngang ngược của Trương Phi, thái độ nhún mình thanh minh trước thằng em nóng nảy, cầu cứu hai chị dâu, chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan,... cần biết rằng Quan Công vốn rất kiêu ngạo và đã chết vì kiêu ngạo. Trong đoạn văn này, tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi, có ngầm ý phê phán cái tín nghĩa không dứt khoát rõ ràng của Quan Công. Người đời khen Quan Công “tuyệt nghĩa”. Nhưng chữ “nghĩa” cũng có hai mặt : trung nghĩa và tín nghĩa. Trung nghĩa là lòng trung thành với vua, với lí tưởng phò nhà Hán. về mặt này, Quan Công tỏ ta rất kiên định. Tín nghĩa là lòng tin trong quan hệ giữa bạn bè, anh em. Quan Công vì nghĩa cũ với Tào Tháo (Tào Tháo đối xử cực kì hậu hĩ trong thời gian Quan Công tạm hàng) mà tha chết cho y ở đường hẻm Hoa Dung là một sai lầm không thể biện bạch. Chính Khổng Minh đã dự đoán trước điều đó nên mới bắt Quan Công cam kết trước khi đi mai phục ở Hoa Dung tiểu lộ. Không thể coi việc thả Tào Tháo ở đây là một hành vi cao thượng, không chấp kẻ thù thất thế.
h. Nhăn vật Trương Phi
Đoạn trích có hai nhân vật, nhưng nhân vật chính nổi bật là Trương Phi. Quan Công chỉ là nhân vật ảnh chiếu để làm nổi bật Trương Phi.
Trương Phi là con người “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sắm”, chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tắt... xông tới đâm Quan Công. Rồi Phi gạt phắt lời thanh minh hộ Quan Công của hai chị dâu và Tôn Càn, dang tay giục trống... Bao nhiêu uất ức như dồn vào cánh tay gấp gáp. Tóm lại, đặc trưng tính cách Trương Phi là cương trực (cứng cỏi, ngay thẳng). Tính cách này có hai mặt : thẳng thắn, nói là làm nhưng cũng dễ dẫn đến đơn giản, lỗ mãng và thô bạo.
Một màn kịch sinh động
Cuộc đọ gươm trong tiếng trông giục. Mâu thuẫn được dẫn dắt nhanh, phát triển vững chắc và giải quyết đột ngột tạo nên sức hấp dẫn. Cái khéo của tác giả là ở việc dẫn dắt mâu thuẫn đến chỗ khó giải quyết, hầu như tắc tị, rồi xuất kì bất ý lại loé sáng một con đường giải thoát : sự xuất hiện của viên tướng giặc để Quan Công có cơ hội minh oan bằng tài nghệ, khí phách. Có thể tưởng tượng ra một sân khấu trông giục thùng thùng, gươm đao chạm nhau loảng xoảng... Trương Phi mắt trợn tròn xoe, gấp gáp như không chịu nổi một giây chậm trễ. Quan Công long đao yên ngựa rượt đuổi tướng giặc. Tóm lại, đoạn văn giàu kịch tính, đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng. Lối kể chuyện ở đây trần trụi, không tô vẽ, không bình phẩm, hầu như nhường tất cả cho tiếng trông - một hồi trôìig ra quần, cũng là hồi trông thu quân, hồi trông giải oan, hồi trống đoàn tụ.
Tổng kết
Linh hồn đoạn vãn thâu tóm trong hồi trống. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, và đoàn tụ. Kết nghĩa anh em, bạn bè,... phải nhằm một mục đích trong sáng thì mới vững bền.
B. TƯ LIỆU THAM KHẢO
... Sự nghiệp của Lưu Bị không thành nếu không có Khổng Minh trí tuệ ; cũng sẽ không thành nếu không có Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân dũng cảm. Người đứng đầu “ngũ hổ tướng” của phía Lưu Thục là Quan Vũ. Ông ta xuất hiện trên vũ đài chính trị bằng việc kết nghĩa vườn đào, nguyên cùng sông chết với Lưu Bị, Trương Phi để phấn đấu khôi phục sự nghiệp nhà Hán. Từ đó cho đến khi bỏ mạng ở Mạch Thành (58 tuổi), ông luôn tỏ ra là người anh hùng xuất chúng. Mặc dù rất ngạo mạn chủ quan và chính vì thế mà mất mạng, nhưng 30 năm xông pha trận mạc của ông ta cũng là 30 năm biểu dương khí phách anh hùng, võ nghệ cao cường cũng như lòng trung trinh vô hạn của ông. Tác giả khéo đặt Quan Công trong những hoàn cảnh thử thách gay go. Khi tướng giặc Hoa Hùng đang làm mưa làm gió, các tướng tá của đội quân Quan Công không ai còn máu mặt thì Quan Công đã lên ngựa lấy đầu Hoa Hùng trở về nhanh như trở bàn tay, đến nỗi chén rượu ban thưởng lúc ra đi, quay trở về chưa kịp nguội (hồi 5). Qua năm cửa quan, chém sáu tướng giặc, phò hai chị dâu về với Lưu Bị (hồi 27) là một việc làm phi thường đến nỗi Hồ Ban thất kinh : “Quân hầu quả là người trời”. Tác giả còn muốn thông qua những chi tiết trong đời sông để nói lên bản lĩnh của kẻ anh hùng. Khi trúng tên độc, Hoa Đà rạch tay rắc thuốc, tiếng cạo xương kêu ken két, xung quanh ai cũng lè lưỡi, sởn gai, nhưng Quan Công thì vẫn bình thản uổng rượu đánh cờ, cười nói như không (hồi 75). Phải chăng tấm lòng chính nghĩa của vị lương y chỉ có thể gặp gỡ nhân cách cao thượng của người anh hùng mà không thể gặp gỡ lòng lang dạ sói của kẻ gian hùng ? Cho đến khi vì ngạo mạn khinh suất sa vào tay giặc, Quan Công tỏ ra khí tiết của kẻ trượng phu : “Ngọc tuy đập vụn được nhưng không sao đổi được sắc trắng ; trúc đốt cháy được nhưng không sao hủy được gióng thẳng ; thân ta tuy chết nhưng danh còn lưu mãi ngàn thu” (hồi 76). Nó đôi lập với cái chêt hèn hạ của Lã Bô. Cũng chính vì thế, Quan Công chết rồi, Tào Tháo mới nhẹ nhõm thốt lên : “Từ nay ta ngủ mới yên giấc” (nguyên văn : lưng mới dính chiêu - thiêt tịch). Tóm lại, đó là hiện thân của lí tưởng quần chúng về một tướng lĩnh vô địch, về một con người anh hùng.
Nhưng nét nổi bật trong tính cách nhân vật này lại là tinh thần nghĩa khí. Đọc Tam quốc, người ta thường khen cái gọi là tam tuyệt : Tào Tháo tuyệt gian, Khổng Minh tuyệt trí, Quan Công tuyệt nghĩa. Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị cho đến khi chết, suốt một đời Quan Công đặt chữ “nghĩa” lên đầu, coi đó là thước đo phẩm giá của con người. Cái gọi là “nghĩa” hay “nghĩa khí” ở đây bao gồm hai mặt : trung nghĩa và tín nghĩa. Trung nghĩa là xét về mặt lí tưởng chính trị ; tín nghĩa là xét về mặt quan hệ xậ hội. Quan Công trước sau trung thành với nhà Thục, đó là trung nghĩa. Ba anh em kết nghĩa vườn đào, sống chết có nhau không thay lòng đổi dạ, đó là tín nghĩa. La Quán Trung đã dày công xây dựng mấy hồi liền về việc “Quan Công thân tại Tào doanh, tâm tại Hán” (hồi 25, 26, 27) nhằm biểu dương lòng trung nghĩa của Quan Công. Như trên đã phân tích, trong hoàn cảnh rối loạn thời bấy giờ, trung thành với Thục Hán cũng có nghĩa là trung thành với tổ quốc, với dân tộc. Xét từ ý nghĩa đó, lòng trung nghĩa của Quan Công đáng được khẳng định. Chính Hồ Chủ tịch khi bị đày đọa ở đất khách quê người - một hoàn cảnh tương tự Quan Công “thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, cũng nghĩ đến Quan Công như là một biểu tượng của lòng trung thành. Nhưng mặt khác, khi nó chịu sự chi phôi của một quan niệm chính thống cực đoan kiểu “trung thần bất sự nhị quân” (tôi trung không thờ hai chủ) thì nó dễ bị giai cấp thống trị lợi dụng. Cái tín nghĩa của Quan Công lại càng phức tạp. Ba anh em Lưu - Quan - Trương đặt tín nghĩa lên đầu, không phân chủ tớ vua tôi ; đối xử với nhau như anh em ruột thịt. Đó là lí tưởng của nhân dân về một xã hội cũ. Nhân dân bao đời nay truyền tụng việc kết nghĩa vườn đào và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân dùng hình thức kết nghĩa để tập hợp lực lượng. Nhưng mặt khác, ở Quan Công cái tín nghĩa nhiều lúc lại được hiểu như là tiêu chuẩn của sự vay trả cá nhân. Cái quyết định ở đây không phải là quyền lợi của tập đoàn, của đất nước mà là ân oán cá nhân. Quan Công vì ân oán riêng mà chém Nhan Lương, Văn Sú, suýt làm cho Lưu Bị (đang ở nhờ Viên Thiệu) mất đầu. Nghiêm trọng hơn, cũng vì ân oán riêng mà Quan Công thả Tào Tháo ở đường hẻm Hoa Dung (hồi 27) bất chấp quân lệnh. Đó là chỗ mơ hồ lẫn lộn trong quan niệm tín nghĩa của Quan Công thường bị giai cấp thống trị lợi đụng. Nhà Thanh phong Quan Công làm “Trung nghĩa thần vũ đại đế” và dựng đền Quan Thánh ở khắp nơi. Lúc này Quan Công đã mất hết ý nghĩa con người anh hùng cứu khổ phò nguy trong tâm tư quần chúng. Ngược lại, bộ mặt đỏ và cây đao thanh long của ông quay trở lại biến thành vũ khí trấn áp tinh thần phản kháng của quần chúng. Lòng trung nghĩa của ông được lợi dụng để tuyên truyền cho khẩu hiệu “Mãn Hán nhất thể”, trung với nhà Hán cũng là trung với nhà Mãn. Cái tín nghĩa của ông cũng được giải thích như sự cần thiết phải đền bù cho công đức của những người chủ mới. Dường như La Quán Trung có ý muôn thông qua việc xây dựng một Trương Phi tín nghĩa rõ ràng, bạn thù rành mạch để phê phán tính chất mơ hồ lẫn lộn trong cái nghĩa khí của Quan Công. Con người “mình hổ, tay vượn, lưng báo” ấy là một con người bộc trực, ngay thẳng, lòng dạ trước sau như một, “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”. Đó là bản chất của một con người ít chịu sự ràng buộc của lễ giáo, thấy việc phải thì làm, không cần phải day dứt, suy sau tính trước. “Ngọn cây khéo vẽ hình Dực Đức”, Hồ Chủ tịch trong những ngày bị giam cầm vô cớ ở Trung Quốc đã nghĩ đến cái ngay thẳng cương trực của Trương Phi. Trương Phi nóng nảy nhưng rất phục thiện. “Nóng như Trương Phi” là nóng lòng xóa sạch bất công ngang trái, nóng lòng tìm kiếm lẽ phải, nóng lòng trả thù chứ không phải nóng do gàn dở hay do bản tính bạo ngược. Đó là một Trương Phi trói thằng “mọt dân” Đốc Bưu vào tàu ngựa rồi “bẻ cành liễu đánh vào hai mông đít, đánh gãy luôn mười cành mới thôi”. Đó là một Trương Phi không chịu nổi cảnh Gia Cát Lượng ngủ ngày trên thảo đường liền xin Lưu Bị : “Để tôi ra sau nhà châm cho mồi lửa xem hắn có dậy không ?”. Khi Tào Tháo rắp tâm mượn tay Lưu Bị để giết Lã Bô', Trương Phi liền đi tìm Lã Bô' và thét lớn : “Tào Tháo nói mi là kẻ bất nghĩa, nhờ anh tao giết mi đây”. Con người như Trương Phi không chấp nhận lập luận “hàng Hán chứ không hàng Tào” của Quan Công, cho nên khi gặp nhau ở cổ Thành “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm dựng ngược, thét vang như sấm, vung xà mâu đâm Quan Công”.
Con người bộc trực ngay thẳng đó cũng là con người võ nghệ cao cường, chỉ biết nói chuyện với kẻ thù bàng “bát xà mâu”. Đánh tay đôi với Lã Bố, với Hứa Chử, thắp đuốc đánh liền mấy đêm với Mã Siêu đều là những bức tranh tuyệt đẹp về tinh thần thượng võ. Nhưng cái tài của Trương Phi không dẫn đến cái kiêu mạn như ở Quan Công, cũng không dẫn đến sự bội bạc, ăn ở hai lòng như Lã Bố. Nhân vật này có lúc đơn giản “hữu dũng vô mưu”, có lúc thô bạo cục cằn, nhưng những biểu hiện đó đều nhất quán với đặc trưng tính cách thẳng thắn, bộc trực, không có gì là vẽ vời gán ghép như ở một sô' nhân vật khác. Trương Phi là một trong những nhân vật sinh động nhất thời Tam quốc...
... Tam quốc là chuyện 100 nàm, có hàng nghìn sự việc, hàng trăm trận đánh, hơn 400 nhân vật. Đó là một tác phẩm có dung lượng đồ sộ. Tài năng của tác giả trước hết thể hiện ở nghệ thuật kết cấu. Đó là một tác phẩm có kết cấu hùng vĩ nhưng mạch lạc, rõ ràng. Người xem không bị rối loạn bởi một lô sự kiện liên quan đến hàng loạt nhân vật. Tính mạch lạc này trước hết do khuynh hướng yêu ghét rõ ràng của tác giả tạo nên. Mỗi sự việc, mỗi con người đều được sắp xếp trong một trận tuyến, phục vụ cho một ý định. Có thể ví La Quán Trung như một danh thủ cờ tướng : con người, sự việc trong tay ông được điều khiển như những con cờ, đường đi nước bước tiến thoái... cho khuynh hướng tình cảm định sẵn hạn chê' tính phức tạp vốn có của cuộc sông. Ớ đây có mâu thuẫn giữa ba tập đoàn, mâu thuẫn trong tính cách một con người... Tác giả không sợ sự rối loạn mà phát triển đến tột độ các mâu thuẫn, dẫn dắt người đọc từ chỗ tối đến chỗ sáng, rồi lại từ chỗ sáng đến chỗ tối, li kì hấp dẫn như được xem một bộ phim quay nhanh dồn nén nhiều sự kiện lịch sử.
Lương Duy Thứ