Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục)

  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 1
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 2
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 3
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 4
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 5
  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kì mạn lục) trang 6
CHUYÊN CHỨC PHÁN sự ĐỀN TẢN VIÊN
(Trích “Truyền kì mạn lục")
Nguyễn Dữ
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Nguyễn Dữ người làng Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Không rõ ông sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sông ở thế kỉ XVI, thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu suy thoái, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Nguyễn Dữ học rộng tài cao. Theo Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” (1777), Nguyễn Dữ thi Hương đỗ Hương công, thi Hội trúng kì đệ tam, được bổ làm tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Nhưng ông chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sông ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
“Truyền kì mạn lục” {Ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền) được viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, khai thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tô' tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả.
Trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, các truyện được viết bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, từ khúc, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Nội dung tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy xưa để nói nay, lấy cái “kì” để nói cái “thực”. Nhân vật chính trong các truyện thường là :
+ Những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sông yên bình, hạnh phúc, nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất, bất hạnh.
+ Những người trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Có một số truyện trong tác phẩm ít nhiều chịu ảnh hưởng từ một tập truyện truyền kì Trung Quốc là “Tiễn đăng tân thoại” của Cù Hựu (1341 - 1427), ra đời vào cuô'i thế kỉ XIV. Tuy nhiên, ở những truyện này, Nguyễn Dữ vẫn để lại những dấu ấn sáng tạo đặc sắc của riêng mình.
Giông như Chuyện lạ nlià thuyền chài, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại truyền kì nên có những yếu tô' hoang đường. Những yếu tô' này là phương tiện để ngụ ý phê phán và khuyên răn, giáo dục.
Đọc - hiểu văn bản
Tóm tắt truyện
Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe doạ Tử Văn nhưng chàng đã được Thố’ công mách bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó. Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm và thẳng thắn tô' cáo tội ác tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuốỉ cùng, công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ công được phục chức, Tử Văn được sông lại. Ngô Tử Văn được Thổ công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.
Ngô Tử Văn và sự bất khuất của chính nghĩa
Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khảng khái nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẩn khen là một người cương trực”.
Tính cách này được thể hiện qua :
+ Sự tức giận trước việc hưng yêu tác quái của tên hung thần và hành động đô't đền trừ hại cho dân.
+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần.
+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi
cõi âm.
+ Thái độ cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.
Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng.
+ Giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho dân.
+ Diệt trừ tận gốc thê' lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ công nước Việt.
+ Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.
Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy, thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà. Mặt khác, Ngô Tử Văn còn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt, còn tên hung thần vốn là một tên tướng giặc Minh xâm lược, bị bại trận, bỏ xác ở nước ta, nhưng cái hồn tham lam hung ác vẫn tiếp tục quây nhiễu nhân dân. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.
Ngụ ý phê phán của truyện
Đốì tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt đã giả mạo Thổ công. Hắn lúc sống là giặc xầm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm ; sông cũng như chết đều giữ một bản chất tham lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị.
Cũng qua sự việc này, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm : kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức ; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành ; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó, điều nhức nhôi nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện (các đền miếu lân cận vì tham của đút đều bênh vực cho hồn tên tướng giặc).
Qua truyện có thể tìm thấy lời kêu gọi của tác giả : Hãy đấu tranh đến cùng chông cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.
Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc
Chi tiết mở đầu truyện - Tử Văn “châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ...” - đã gây chú ý và dự báo những diễn tiến tiếp theo sẽ rất khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào truyện.
Câu chuyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào :
+ Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lèn một cơn sốt nóng sốt rét” và thấy tên hung thần đến trách mắng, đe doạ.
+ Thổ công đến báo cho Tử Vàn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng : “Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hắn đã kiện thầy ở Minh ti” và bảo cho Tử Văn cách chuẩn bị đối phó.
+ Bệnh Tử Văn nặng thêm rồi bị quỷ sứ bắt đi đến chỗ dành cho những “tội sâu ác nặng” với quang cảnh rợn người : “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, “mấy vạn quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”.
+ Tử Văn bị giải đến trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, nhưng vẫn bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc “lời rất cứng cỏi, không cliịu nhún nhường chút nào”.
Câu chuyện được mở nút : lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lí được thực hiện : kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp.
Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ, logic, thu hút và lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ tình cảm, quan điểm của người viết.
Tổng kết
• “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hoạ cho dân của Ngô Tử Văn, 140
một người trí thức nước Việt, và thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
• Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, với nhân vật được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, để lại ấn tượng mạnh mẽ nơi người đọc.
B. Tư LIỆU THAM KHẢO
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những truyện lạ truyền ở đời). Về mặt nội dung, câu chuyện đã thể hiện được cả hai chủ đề chính của tác phẩm là phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả. về mặt nghệ thuật, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên rất tiêu biểu cho bút pháp của Nguyễn Dữ khi viết Truyền kỉ mạn lục : sự kết hợp yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo trong miêu tả tình tiết và xây dựng hình tượng nhân vật.
Nhân vật chính của chuyện là Ngô Tử Văn. Khác với một số truyện trong đó Nguyễn Dữ trình bày lai lịch và hành trình số phận nhân vật từ đầu đến cuối, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chỉ chọn một thời điểm có ý nghĩa nổi bật nhất để bộc lộ đầy đủ tính cách nhân vật. Chuyện giống như một màn kịch ngắn. Mở màn là sự xuất hiện của Ngô Tử Văn với hành động châm lửa đốt ngôi đền thiêng. Hành động chính là sự châm ngòi nổ cho một cuộc chiến đấu giữa chàng và hồn ma tên tướng giặc bại trận.
Đây cũng là cuộc chiến đấu ngay từ đầu đã thể hiện sự gay go quyết liệt. Cũng ngay từ đầu tính cách của Ngô Tử Văn đã bộc lộ khá rõ. Tính cách của chàng thể hiện qua lời lẽ khá rõ : “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Tính cách ấy càng được phác họa rõ nét qua hành động, cử chỉ của nhân vật : “Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay không cần gì cả”. Phản ứng của Tử Văn trước thói xấu, thói ác nhanh và mạnh như thuốc súng. Hành động “tắm gội chay sạch” trước khi đốt đền, “vung tay không cần gì cả” sau khi đốt đền, chứng tỏ Tử Văn đã quyết đấu, quyết sông mái với kẻ gian tà, dù đó là đôi thủ ai cũng phải kinh sợ.
Tuyên chiến với một kẻ thù đầy sức mạnh hiểm ác, lúc đầu Tử Văn “đơn thương độc mã”, nhưng Tử Văn tin vào việc làm và sức mạnh chính nghĩa của mình. Hành động “vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” của Tử Văn trước lời đe dọa của tướng giặc không phải là hành động bất cần của kẻ liều mà là hành động tự tin của người nắm được chính nghĩa. Câu hỏi của Tử Văn với Thổ công : “Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không ?” không phải là câu hỏi của kẻ hoang mang lo sợ mà là câu hỏi của người muốn “biết địch, biết ta” để giành thắng lợi.
Trong cuộc chiến đấu, Tử Văn có được sự trợ giúp của Thổ công. Nhưng với một người bị đánh đuổi khỏi nơi ở của mình, không dám đấu tranh đến cùng “phải đến nương tựa đền Tản Viên”, “phải tạm ẩn nhẫn mà ngồi xó một nơi” thì Tử Văn trông mong gì nhiều ở “ngoại viện”? Cho nên, về cơ bản Tử Văn không có âm phù, dương trợ. Trong khi đó cuộc đấu của chàng ngày càng gay go, quyết liệt. Khi đôi chất cùng tướng giặc, Tử Văn hoàn toàn tin mình chính nghĩa và chàng có thêm sức mạnh. Nhưng lúc ở chốn thâm cung, chàng khẳng định điều này đâu phải dễ. Do chỉ nghe một bên nguyên, Diêm Vương - vị quan tòa xử kiện, người cầm cán cân công lí cũng đã có lúc tỏ ra hồ đồ. Chính khi đứng trước búa rìu pháp luật, Tử Văn càng tỏ rõ chàng là người có khí phách. Chàng không chỉ “kêu to”, khẳng định “Ngô Soạn này là kẻ ngay thẳng ở trần gian”, chàng còn dũng cảm vạch mặt tên bạo tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Giữa chôn công đường nơi âm phủ, tính cách Tử Văn vẫn là bộc trực, khẳng khái, vẫn một quyết tâm sắt đá. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải. Cứ từng đòn từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đánh gục hoàn toàn viên tướng giặc. Ngô Tử Văn chính là hình tượng tiêu biểu của kẻ sĩ cương trực, khảng khái, kiên quyết chông gian tà.
Đôi lập với Ngô Tử Văn là hình ảnh tên Bách hộ họ Thôi. Khi sông hắn là kẻ cướp nước. Lúc chết hắn là đứa cướp nhà. Sông, hắn gieo rắc tội ác ; chết hắn còn “làm yêu làm quái trong dân gian”. Từ hình ảnh viên bại tướng họ Thôi, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ “quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược”. Đặc biệt ngòi bút Nguyễn Dữ không chỉ lên án một số quan tham lại nhũng đương thời mà còn tô' cáo mạnh mẽ hiện thực xã hội với “rễ ác mọc lan, khó lòng lay động”, “Vì tham của đút mà bênh vực” cho kẻ tà gian. Qua lời Diêm Vương bảo các Phán quan, Nguyễn Dữ đã phơi bày sự thật về cái gọi là “kỉ cương phép nước” thời ông : “Lũ người chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên tư, phạt thì đích xác mà không hà lạm vậy mà còn có sự dối trá, càn bậy như thế...”. Ngay một lời buột miệng rất tự nhiên của Tử Văn nói với Thổ công : “Sao mà nhiều thần quá thế vậy” cũng cho ta thấy một khía cạnh của hiện thực xã hội đương thời.
Phê phán hiện thực xã hội qua hình tượng những nhân vật phản diện hoặc qua lời nói của các nhân vật trong truyện là cách Nguyễn Dữ thường làm. Người đọc có thể thấy hiện tượng này ở nhiều câu chuyện khác trong Truyền kì mạn lục. Âu đó cũng là cách thanh nghị xã hội của các nhà nho.
Đem tên bại tướng giặc làm đô'i tượng tô' cáo, đả kích, Nguyễn Dữ đã thể hiện sâu sắc tinh thần tự hào dân tộc. Viên tướng Bách hộ họ Thôi khi sông, đến Việt Nam đã thất bại nhục nhã, lúc chết thành hồn ma lẩn quất trên đất Việt làm điều dối trá, càn bậy, hắn lại tiếp tục nếm mùi thất bại. Phải chăng đó là sô' phận chung cho những tên xâm lược ?
Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ nhà nho Nguyễn Dữ cũng đã tìm về cội nguồn truyền thống nhân đạo và yêu nước của dân tộc Việt Nam từng được thể hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích : chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm. Triết lí của ông già Thổ công : “Người ta sống ở đời, xưa nay ai không phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau là đủ” là triết lí mang tư tưởng 'lập danh của
Nho gia mà nhà nho Nguyễn Dữ đã tiếp thu một cách sâu sắc. Tuy nhiên, triết lí đó cũng rất phù hợp với quan niệm sông cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
Lời bình cuối truyện hoàn toàn thống nhất với cảm húng của tác giả khi thể hiện hình tượng nhân vật. Và, nếu lời bình là của chính tác giả thì ở đây đã có sự phù hợp giữa nhà văn tài năng Nguyễn Dữ và nhà nho tích cực Nguyễn Dữ.
Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viễn, Nguyễn Dữ đã sử dụng kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo. Chuyện có vẻ như “người thực, việc thực” bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể xác đáng đến cả thời gian, địa điểm : “Ngô Tử Văn, tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang”, “Năm Giáp ngọ có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn...”. Nhưng câu chuyện cũng đầy tính chất li kì bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại... Tuy nhiên, trong môi quan hệ giữa những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo thì yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. Cảm hứng của nhà văn Nguyễn Dữ khi sáng tác Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung là : Lấy xưa nói nay, lấy cái “kì” nói cái “thực”.
Lã Nhâm Thìn