Soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự

  • Tóm tắt văn bản tự sự trang 1
  • Tóm tắt văn bản tự sự trang 2
  • Tóm tắt văn bản tự sự trang 3
  • Tóm tắt văn bản tự sự trang 4
  • Tóm tắt văn bản tự sự trang 5
TÓM TẮT VĂN BẢN Tự sự
Thế nào là văn bản tự sự ?
Văn bản tự sự là những tác phẩm phản ánh hiện thực đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó bằng cách kể lại các sự việc ; tái hiện bức tranh về đời sống qua các sự kiện, biến cố, xung đột xảy ra trong cuộc sông của con người, miêu tả các hành động, chân đung, tính cách của nhân vật.
Văn bản tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện gắn với các nhân vật, các sự kiện và chi tiết tiêu biểu. Khi viết, nhà văn có thể thêm vào rất nhiều chi tiết, yếu tố phụ khác để làm cho câu chuyện thêm sinh động, lôi cuốn và có hồn.
Thê' nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
Tóm tắt tác phẩm tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành, chính xác và hoàn chỉnh những nội dung chính (gồm các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu) của tác phẩm đó để cho người đọc, người nghe nắm được nội dung chính và hình dung được toàn bộ cầu chuyện.
Khi chúng ta muôn kể lại vắn tắt một sự-việc đã chứng kiến, kể lại câu chuyện trong một bộ phim, một cuốn sách đã xem, đã đọc, hay muôn giới thiệu, phân tích một tác phẩm vãn học,... chúng ta đều cần phải tóm tắt sự việc, tác phẩm đó. Tóm tắt tác phẩm là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, trong học tập và nghiên cứu.
Tóm tắt tác phẩm giúp cho người đọc, người nghe dễ nắm và dễ nhớ được nội dung chính của một câu chuyện, vì văn bản tóm tất thường ngắn gọn và làm nổi bật được các sự việc, nhân vật chính nhờ lược bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tô' phụ không quan trọng.
Tùy thuộc vào mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự, vào những nội dung và tính chất khác nhau của các tác phẩm mà văn bản tóm tắt có độ dài ngắn khác nhau, có những yêu cầu đơn giản hay phức tạp khác nhau. Nhưng nhìn chung, tóm tắt tác phẩm tự sự cần bảo đảm đầy đủ các yêu cầu sau :
Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt tác phẩm ;
Bảo đảm tính khách quan : văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành nội dung chính của tác phẩm được tóm tắt, không thêm vào văn bản tóm tắt các chi tiết, sự việc vốn không có trong tác phẩm, không chen vào các ý kiến bình luận, khen chê có tính chất chủ quan của cá nhân người tóm tắt ;
Bảo đảm tính hoàn chỉnh, đầy đủ : văn bản tóm tắt có thể có độ dài khác nhau do yêu cầu của việc tóm tắt nhưng nó phải nêu được nhân vật và các sự việc chính một cách đầy đủ, phải giúp người đọc, người nghe hình dung đứợc toàn bộ câu chuyên (có mở đầu, phát triển và có kết thúc).
Bảo đảm tính cân đối, ngắn gọn : văn bản tóm tắt cần ngắn gọn để nêu bật được nội dung chính của tác phẩm, giúp người đọc dễ nắm, dễ nhớ ; văn bản tóm tắt cũng cần bảo đảm tính cân đối, hợp lí về sô' dòng, số câu dùng để tóm tắt các nhân vật, sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu và các chương, mục,...
Muôn tóm tắt một tác phẩm tự sự chúng ta cần thực hiện các bước cơ bản sau :
Đọc kĩ tác phẩm được tóm tắt để nắm chắc nội dung và hiểu đúng chủ đề của nó ;
Xác định nội dung chính cần tóm tắt : lựa chọn các nhân vật chính, các sự việc và chi tiết tiêu biểu ;
Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lí ;
Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. (Chú ý : nêu đầy đủ các nhân vật chính, các sự việc và chi tiết tiêu biểu ; bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật, sự việc và chi tiết phụ, không tiêu biểu ; không chen vào các ý kiến bình luận, khen chê có tính chất chủ quan của bản thân.)
Ví dụ 1 : Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc, cần sắp xếp các sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng theo trình tự sau :
Lão Hạc có một người con trai và một mảnh vườn.
Con trai lão đi phu đồn điền cao su, để lại cho lão con chó vàng.
Vì muôn giữ lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót.
Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
ẹ) Cuộc sông mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chốĩ những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.
Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó làm thịt và rủ Binh Tư uốhg rượu.
Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
Lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.
k) Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
Viết văn bản tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc :
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, dã phẫn chí bỏ làng di làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Sau một trận Ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đên một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dànli dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó “lão chế tạo được món gì, ăn món ấy”. Ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu lão ăn bả chó để tự tử.
Ví dụ 2 : Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, cần sắp xếp những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng theo trình tự sau :
Vì thiếu tiền đóng suất SƯU của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, đến gần như chết mới tạm trả về nhà.
Bà hàng xóm thương tình, mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo.
Anh Dậu vừa tỉnh lại, chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xộc đến định trói anh Dậu điệu ra đình.
Van xin không được, chị Dậu liều mạng chông trả và quật ngã cả hai tên tay sai.
Viết văn bản tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
Vì thiếu tiền đóng suất sưu của người em đã chết, anh Dậu hị bọn tay sai đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, đến gần như chết mới tạm trả về nhà. Bà hàng xóm thương tình, mang cho chị Dậu bát gạo nấu cháo. Anh Dậu vừa tỉnh lại, chưa kịp ăn cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã xộc đến định trói anh Dậu điệu ra đình. Van xin không được, chị Dậu liều mạng chống trả và quật ngã cả hai tên tay sai.
Tác phẩm tự sự có cót truyện càng rõ thì càng dễ tóm tắt. Trên thực tế, có những tác phẩm tự sự gần như không có cốt truyện. Chẳng hạn : “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là hai văn bản tự sự nhưng giàu chất trữ tình, ít sự việc, chỉ tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật, vì thế rất khó tóm tắt. Trong trường hợp này, ta thường tóm tắt theo dòng cảm xúc của nhân vật.
Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.
Khi tóm tắt, cần :
Đọc kĩ văn bản gốc, chọn được các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó ;
Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong bản gốc).
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản tóm tắt sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
Tiểu thuyết Tắt đèn (đăng báo năm 1937, in thành sách lần đầu năm 1939) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và củng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945).
Bối cảnh của truyện là làng quê Đông Xá trong không khi căng thẳng của những ngày sưu thuế. Bọn hào lí trong làng ra sức lùng sục, tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình anh Dậu thuộc loại nghèo nhất làng, phải chạy vạy ngược xuôi để có tiền nộp suất sưu. Anh Dậu dang ốm nặng vẫn bị đánh trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng. Chị Dậu đành phải dứt ruột dem cái Tí, đứa con gái lớn bảy tuổi của chị, bán cho nhà lão Nghị Quế. Lợi dụng tình cảnh của chị, vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt, dộc ác đã ép chị bán cái Tí và bán cả ổ chó mới đẻ của chị với giá rẻ mạt. Cộng với mấy hào bán gánh khoai, chị Dậu vừa dủ tiền để đóng suất sưu cho chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị pliải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu không được tha về ; nhưng vì đang ốm nặng mà bị cùm trói hành hạ đến mức rũ ra như xác chết nên được khiêng trả về nhà. Sáng hôm sau, khi anh vừa mới tỉnh lại thì cai lệ và tên đầy tớ của lí trưởng xông vào địnli trói bắt mang đi lần nữa. Chị Dậu cổ van xin thảm thiết nhưng không được, nên đã liều mạng chống trả lại quyết liệt, quật ngã cả hai tên tay sai. Chị bị bắt giải lên huyện. Tên quan phủ Tư Ân lợi dụng cảnh ngộ của chị định giở trò bỉ ổi. Chị Dậu kiên quyết cự tuyệt, ném cả nắm giấy bạc vào mặt hắn và chạy thoát ra ngoài... Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị đành gửi con để lèn tỉnh ở vú cho nhà lão quan cụ. Lão ấy là một tên quan phủ già, dâm đãng. Trong một đêm “tắt đèn”, lão đã mò vào buồng chị... Chị Dậu gạt mạnh bàn tay bẩn thỉu của lão, vùng chạy thoát ra ngoài sân, giữa lúc trời tối đen như mực...
Văn bản tóm tắt truyện Tắt đèn dựa theo nhân vật chính nào ?
Văn bản tóm tắt đề cập đến lai lịch và hành động của nhân vật chính bằng những chi tiết nào ?
Văn bản tóm tắt đề cập đến nhân vật chính trong quan hệ với những nhân vật nào ?
Em có nhận xét gì về văn bản tóm tắt dưới đây và thử chữa lại theo cách của mình ?
Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân nghèo, đăng báo lần đầu năm 1943.
Nhân vật chính của truyện là lão Hạc. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói, lão vẫn quyết không bán đi ỉnảnh vườn và không ăn vào số tiền dành dụm được do thu hoạch từ mảnh vườn ; lão giữ cả cho con trai. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Ồng giáo ở bên cạnh rất thương lão Hạc, muốn tỉm cách giúp ông lão nhưng vợ ông giáo lại không muốn. Thực ra, vợ ông giáo không phải là người ác. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông giáo trông coi hộ đặng sau này con trai trở về còn có cái sinh sống. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó “lão chế tạo được món gì, ăn món ấy”. Cuối cùng, lão ăn bả chó để tự tử.
Văn bản nào trong hai văn bản dưới đây không phải là văn bản tóm tắt truyện Cô bé bán diêm ? Vì sao ?
Truyện Cô bé bán diêm là tác phẩm nổi tiếng của nhà vãn Đan Mạch An-đéc-xen. Truyện kể về một em bé gái, nhà nghèo, mồ côi mẹ, bố bắt đi bán diêm. Suốt cả ngày cuối năm, em chẳng bán được bao diêm nào và củng không được bố thí đồng xu nào ; em không dám về nhà vì sợ bố đánh. Vừa đói vừa rét, em lang thang trên đường phố giữa đêm giao thừa lạnh lẽo. Thèm hơi ấm, em quẹt một que diêm và bỗng thấy hiện ra một lò sưởi ấm áp. Que diêm cháy hết, 
lò sưởi củng vụt biên mất. Em quẹt que diêm tliứ hai, hiện 1'a một bàn ăn thịnh soạn ; rồi bàn ăn củng biến mất khi que diêm lụi tàn. Em quẹt que diêm thứ ba, lần này hiện ra một cây thông Nô-en lớn và trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nên sáng rực. Diêm tắt, cây thông biến mất, “tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Trong ánh sáng của que diêm thứ tư, hiện ra hình ảnh bà nội hiền hậu - người độc nhất yêu thương em - đã mất từ lâu. Em nhìn thấy bà nội đang mỉm cười với mình. Em bé sung sướng reo lên, xin bà cho em được đi theo. Que diêm tắt, bà nội vụt biên mất. Em hôi hả quẹt tất cả các que diêm còn lại trọng bao để níu bà lại... Sáng hôm sau, trong đống tuyết phủ kín mặt đất, người ta thấy thi thể một bé gái ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn.
Hình ảnh em bé thật thương tâm : ở một xó tường, chét vì giá rét trong đêm giao thừa, ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Nhưng dường như chẳng ai xúc động, người ta chỉ lạnh lùng bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm !”. Chỉ có nhà văn thông cảm và thương yêu em, nên mới miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Nhà văn còn hình dung ra cả niềm hạnh phúc của em trong cảnh huy hoàng : hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.