Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 1
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 2
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 3
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 4
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 5
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trang 6
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGỒN NGỮ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
Ví dụ : Đoạn trích văn bản “Hội nghị Diên Hồng” của Lê Vân ghi lại một hoạt động giao tiếp :
Nhân vật giao tiếp là vua Trần Nhân Tông và các bô lão. Vua là người lãnh đạo tối cao của đất nước. Các bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Vua là bề trên của dân, dân là bề tôi của vua.
Sự giao tiếp đó diễn ra ở điện Diên Hồng, trong hoàn cảnh giặc Mông - Nguyên đang xâm lăng đất nước.
Sự giao tiếp đề cập đến tình thế nguy ngập của đất nước và nhằm bàn bạc sách lược đối phó.
+ Nhà vua nêu lên tình hình của đất nước và hỏi ý kiến các bô lão.
+ Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh giặc, đồng thanh nhất trí khẳng
định “đánh” là sách lược duy nhất.
Khi “muôn miệng một lời” hô “Đánh ! Đánh !”, cuộc giao tiếp đã hoàn toàn đạt được mục đích.
Hoạt động giao tiếp này được tiến hành bằng ngôn ngữ nói trực tiếp. VỊ thế của các nhân vật giao tiếp khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp cũng khác nhau. Ngôn ngữ của các bô lão thể hiện thái độ cung kính (ỏệ hạ, xin, thưa). Giao tiếp trực diện nên hầu Kết các câu nói đều tỉnh lược chủ ngữ.
Mỗi hoạt động giao tiếp gồm liaỉ quá trình : tạo lập (sản sinh) văn bản - do người nói, người viết thực hiện và lĩnh hội văn bản - do người nghe, người đọc thực hiện. Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.
Các nhân tô giao tiếp :
Trong hoạt động giao tiếp, có sự tham gia và sự chi phối của các nhân tố giao tiếp sau :
Nhân vật giao tiếp ;
Hoàn cảnh giao tiếp ;
Nội dung giao tiếp ;
Mục đích giao tiếp ;
Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Ví dụ 1 : văn bản “Tổng quan văn học Việt Nam” trong SGK Ngữ văn 10 thực hiện một hoạt động giao tiếp, cụ thể như sau :
Nhân vật giao tiếp ở đây là tác giả SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc).
Người viết nhiều tuổi hơn, có vón sông và trình độ hiểu biết (nhất là hiểu biết về văn học) cao hơn, có nghề nghiệp là nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Người đọc là học sinh lớp 10, ít tuổi hơn, vô'n sông và trình độ hiểu biết thấp hơn.
Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản này trong hoàn cảnh có tổ chức, có kế hoạch của nhà trường, diễn ra trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc dân.
Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học, về đề tài “Tổng quan văn học Việt Nam”, bao gồm những vấn đề cơ bản là :
+ Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam ;
+ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam ;
+ Một số nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam ;
+ Một sô' thành tựu của văn học Việt Nam.
Sự giao tiếp thông qua văn bản này nhằm mục đích :
+ Về phía người viết : nhằm trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam cho học sinh lớp 10.
+ Về phía người đọc : nhằm tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập một văn bản.
Phương tiện và cách thức giao tiếp của văn bản có một sô' đặc điểm là :
+ Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ văn học.
+ Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học : cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ.
+ Kết cấu của văn bản mạch lạc, rõ ràng : có hệ thống luận điểm, có hệ thống đề mục lớn nhỏ, dùng các chữ sô' và chữ cái để đánh dấu các đề mục,...
Ví dụ 2 : Đoạn hội thoại giữa chị Dậu và bà Nghị Quê' trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tô':
Bà Nghị cười nhạt :
Sao bảo nhà mày có con chó cái khôn lắm ?
À ! Thưa cụ có ! Nhưng nó mới để, con nó hãy còn non lắm, có bán không ai mua, nếu có người mua cho, chúng con đã không phải bán cháu !
Nó để mấy con ĩ Con nó đã mở mắt chưa ?
Bẩm, bốn con. Nó biết ăn cơm đã hai hôm nay... Hay là xin cụ đỡ con hai đồng, lời lãi thể nào con cũng xin vâng. Chỉ độ hai phiên chợ nữa, mấy con chó ấy cứng cáp, bán được, thì con xin nộp cụ.
Bà NgliỊ bĩu môi :
Tiền tao có phải vỏ hển đâu mà quẳng cho mày bây giờ ? Dễ tao hám lãi của mày lắm dẩy ? Thôi, thế này : Chó con tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn chó con sang đây, tao trả cho một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai... Thế là nhà mày đủ tiền nộp sưu, lại khỏi nuôi chó, khỏi nuôi con. Sướng nhé !
Rồi bà Nghị vui vẻ nhìn mặt ông Nghị :
Ây tôi cứ hay thương người thế đấy !... Người khác thì họ mặc kệ. Ai hơi đâu ? Kèu lắm chỉ bã bọt mép.
Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên :
Vâng ! Con củng biết cụ có lòng thương nhà con mới thế, chứ đàn chó vừa mới mở mắt, ai mua làm gì... ?
Nhân vật giao tiếp gồm chị Dậu, bà Nghị và cả ông Nghị.
Bà Nghị và chị Dậu trực tiếp tiếp xúc với nhau bằng ngôn ngữ nói và các phương tiện phụ trợ khác như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (bà Nghị : cười nhạt, bĩu môi ; chị Dậu : chứa chan nước mắt, buồn rầu, sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lên).
Bà Nghị nói với ông Nghị nhưng thực ra cũng là để nói với chị Dậu. Nói với ông Nghị nên lời nói và nét mặt, cử chỉ đều khác khi nói trực tiếp với chị Dậu (vui vẻ nhìn mặt ông Nghị : - Ảy tôi cứ hay thương người thế đấy ! ... Người khác thì họ mặc kệ, ai hơi đâu ? Kêu lắm chỉ bã bọt mép.) Ông Nghị tham gia vào giao tiếp nhưng chỉ trong vai người nghe.
Mục đích giao tiếp của bà Nghị là ép mua rẻ đàn chó của chị Dậu lúc chị Dậu đang cần tiền để nộp sưu cho chồng. Chị Dậu không muốn bán, chỉ muốn vay hai đồng và chờ bán được chó thì trả (có nghĩa là chị sẽ bán được hơn hai đồng). Bà Nghị thì lại muốn mua cả đàn chó với giá rẻ mạt (chỉ một đồng), nên không cho vay tiền, lại vờ giả giọng “thương người” để “mua giùm” chó của chị Dậu.
Chị Dậu biết như thế nhưng không còn cách nào khác hơn, nên đành phải khổ sở chịu để cho bà Nghị ép mà không dám trái ý (Chị Dậu lại chứa chan nước mắt. Buồn rầu, chị sẽ ngồi xuống bậc cửa và nói chầu lèn : - Vâng ! Con cũng biết cụ có lòng thương nhà con mới thế, chứ đàn chó vừa mới mở mắt, ai mua làm gì ... ?).
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hoạt động giao tiếp là gì ?
Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội.
Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết).
Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
Cả a, b và c đều đúng.
Dòng nào sau đây không chỉ đúng nhân tô' chi phôi giao tiếp ?
Nhân vật giao tiếp.	b. Tâm lí giao tiếp,
Hoàn cảnh giao tiếp.	d. Mục đích giao tiếp.
Nội dung giao tiếp.	f. Phương tiện và cách thức giao tiếp.
Hai quá trình tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản diễn ra trong quan hệ nào ?
Quan hệ song song.	b. Quan hệ tương tác.
c. Quan hệ nhân quả.	d. Quan hệ tương phản.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 4 - 8 :
Đăm Săn : - Hỡi trăm nghìn chim muông ! Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây, có ai đi theo ta không ĩ
Dân làng Mtao Mxăy : - Sao chúng tôi lại không theo 1 Chủ chúng tôi đã chết rồi, đã thối ra rồi !
Đăm Săn : - Hỡi tất cả tôi tớ của Mtao Mxây ! Hãy đến với ta. Chủ của các người đã chết. Ai chăn ngựa đi kiếm ngựa dẫn về. Ai quản voi đi kiếm voi về. Ai giữ trâu đi dẫn trâu về !
Tôi tớ của Mtao Mxây : - Sao chúng tôi lại chẳng đi theo ông ? Đầu làng đã bị cây rừng mọc choán. Cuối làng cà ớt mọc lên. Chủ chúng tôi đã chết rồi !
Đăm Săn : - Đi thôi ! Bây giờ phải trở về bến nước của ta.
Nhân vật nào không có tham gia vào hoạt động giao tiếp trên ?
Đăm Săn.	b. Mtao Mxây.
c. Dân làng Mtao Mxây.	d. Tôi tớ của Mtao Mxây.
Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
Ở làng của Mtao Mxây.
Sau khi Đăm Săn đã chiến thắng Mtao Mxây.
Xã hội Ê-đê thời tiền giai cấp.
Cả a, b và c đều đúng.
Sự giao tiếp đó hướng vào nội dung gì ?
Đăm Săn kêu gọi dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây đi theo mình.
Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây tỏ ý muôn theo Đăm Săn.
Cả a và b đều đúng.	d. Cả a và b đều sai.
Mục đích của cuộc giao tiếp đó là gì ? Cuộc giao tiếp có đạt đưực mục đích đó không ?
Cách nói của các bên có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không ?
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi 9 - 13 :
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng :
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng ?
Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào ?
Nam và nữ.	b. Thanh niên,
c. Trung niên.	d. Cả a và b đúng.
Hoạt động giao tiếp này diễn ra vào thời gian nào ?
Buổi sáng.	b. Buổi chiều.	c. Đêm mưa. d. Đêm trăng.
Bốì cảnh thời gian giao tiếp nói trên phù hợp với những cuộc trò chuyện như thê nào ?
a. Lao động sản xuất.	b. Nhà cửa.
c. Tâm tình yêu đương.	d. Bạn bè.
Nhân vật anh nói về điều gì ?
Hỏi tre còn non không.
Hỏi tre non đã đủ lá chưa.
Hỏi tre non đã đủ lá, có đan sàng được chưa.
Cả ba đều đúng.
Nhân vật anh nói như thế nhằm mục đích gì ?
Rủ chặt tre đan sàng.
Ngỏ ý tình cảm đã thắm thiết, nên xây dựng gia đình.
Cả a và b đều đúng.
Cả a và b đều sai.
* Đọc đoạn đốì thoại sau và trả lời câu hỏi 14 - 17
A Cổ sung sướng cliào :
Cháu chào ông ạ !
Ông vui vẻ nói :
A Cổ hả ? Lớn tướng rồi nhỉ ĩ Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?
Thưa ông, có ạ !
(Bùi.Nguyên Khiết, Người du kích trên núi chè tuyết)
Trong cuộc giao tiếp trên, A cổ đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cụ thể nào ?
a. Chào	b. Chào lại
c. Hỏi	d. Đáp lời
Hai ý a và d đúng.	f. Hai ý b và c đúng.
Trong cuộc giao tiếp trên, nhân vật “ông” đã không thực hiện bằng ngôn ngữ hành động nói cụ thể nào ?
a. Chào.	b. Chào lại. c. Hỏi.	d. Khen.
Trong lời của ông già, cả ba câu đều có hình thực câu hỏi. Câu nào được dùng để hỏi ?
A Cổ hả ?
Lớn tướng rồi nhỉ ?
Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không ?
Cả ba câu.
Lời nói của các nhân vật bộc lộ tình cảm, thái độ và quan hệ trong giao tiếp như thế nào ?
Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới :
Tôi bật cười bảo lão :
Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Không, ông giáo ạ ! Ản mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
Đã đành rằng thế, nhưng tôi bán vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vạ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Õng giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
(Nam Cao, Lảo Hạc)
Nhân vật giao tiếp gồm những ai ?
Họ tiếp xúc với nhau bằng hình thức nào ?
Các nhân vật giao tiếp với nhau bằng những phương tiện gì ?
Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát :
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất !
Chị Dậu vẫn thiết tha :
Khốn nạn ! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !
Cai lệ vẫn giọng hầm hè :
Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lí trưởng :
Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đỉnh kia !
Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ
hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.
Chị Dậu xám mặt, vội vàng dặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn :
Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
Tha này ! Tha này !
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại :
Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chỗ anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng :
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Nhân vật giao tiếp gồm những ai ?
Mục đích giao tiếp của mỗi bên là gì ?
Nhận xét về nội dung và ngữ điệu nói của hai nhân vật (cai lệ và chị Dậu).
Nhận xét về thái độ, cử chỉ, điệù bộ khi giao tiếp của cai lệ và chị Dậu.