Soạn bài Các thao tác nghị luận

  • Các thao tác nghị luận trang 1
  • Các thao tác nghị luận trang 2
  • Các thao tác nghị luận trang 3
CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN
Phân tích là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tô') để có thể xem xét một cách cặn kẽ, kĩ càng hơn.
Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đô'i chiếu,...
Tổng hợp là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận đem các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tô' của vấn đề cần bàn luận kết hợp thành một chỉnh thể thông nhất để xem xét.
Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
Tổng hợp không chỉ là thao tác đô'i lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.
Diễn dịch là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.
Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.
Quy nạp là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.
Thao tác quy nạp đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.
5.. So sánh là thao tác đối chiếu hai hay nhiều đối tượng (sự vật, hiện
tượng) để nhận ra sự giống nhau và khác nhau của chúng.
Để có thể so sánh đúng each, cần phải chú ý những yêu cầu sau :
Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.
So sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đốì với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).
Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chần thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức vấn đề (sự vật, hiện tượng) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
* Tóm lại :
Tliao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
Phăn tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh là những tliao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận.
Mỗi thao tác đều có ưu thế riêng và củng có thể có hạn chế riêng. Người nghị luận cần nắm vững các ưu thế và hạn chê' đó để có thể vận dụng những thao tác thích hợp, bảo đảm cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc những đoạn văn dưới đây và cho biết :
Tác giả muốn nghị luận về điều gì ?
Để làm rõ điều cần nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào ?
Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào ?
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng" trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rủ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thê' giới thật gần gũi thường ta chí thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật : sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu những buồn vui, sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam}
Nước của ông là nước Đại Việt “vốn xưng nền văn hiến từ lâu”. Nước của ông là một lãnh thổ riêng biệt với “cõi bờ sông núi đã chia” và “phong tục Bắc Nam cũng khác”. Nước của ông là một nền chính trị riêng biệt, đã “cùng
Hán, Đường, Tống, Nguyền mỗi đàng làm đế một phương”. Nước của ông là một đỉnh cao của trí tuệ tài năng với “những hào kiệt không hao giờ thiếu”.
(Vũ Khiêu - Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử)
Khi gặp Lê Lợi ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi trao cho thủ lĩnh số một của nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách. Ngô Thế Vinh cho biết Bình Ngô sách không nói đến việc đánh thành mà chỉ nói đến việc đánh vào lòng người. Đánh vào lòng người là tranh thủ nhân tâm, trước là nhân dân Việt Nam, biến nhân dân Việt Nam từ những lực lượng nộp thuế đi phu cho giặc thằnli những lực lượng có ý thức chống giặc cứu nước. Đánh vào lòng người còn là tuyên truyền, vận dộng quân Minh, khiến che chúng mất hết ý chí xâm lược, sinh ra chán nản, muốn chấm dứt chiến tranh d,ề được trở về với gia đình.
(Nguyễn Trãi - Toàn tập, Nxb KHXH, 1976)
Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì ? Có người nói : Hoa đẹp hiếm khi tliẩy, Tuổi xuân không dài mấy. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là truy tìm hoan lạc. Tuổi thanh xuân có nghĩa là gì ? Lại có người nói : Chén rượu và đàn ca, Đời người được mấy ta. Bởi vậy, tuổi thanh xuân có nghĩa là chạy theo hưởng thụ. Chúng ta nói : Không ! Chính vì đời người thì tuổi thanh xuân là tràn trề nhựa sống. Bởi vậy, tuổi thanh xuân thực sự phải có nghĩa là : tỏa sáng nhiều hơn, tỏa nhiệt mạnh hơn để cống hiên càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân loại.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế củng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và đề thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(Đặng Thai Mai -
Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn của học sinh, trong