Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 1
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 2
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 3
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 4
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 5
  • Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trang 6
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Đặng Trần Côn
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
1. Đặng Trần Côn sống khoảng nửa đầu thê' kỉ XVIII. Đầu đời Lê Cảnh Hưng, năm 1740, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành
Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều thanh niên phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau, mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết “Chinh phụ ngâm”.
“Chinh phụ ngâm” nguyên văn bằng chữ Hán, gồm 478 câu thơ làm theo thể trường đoản cú.
Tác phẩm miêu tả tâm trạng của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, qua đó nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vôh ít được thơ văn thời kì trước chú ý.
Nhiều người đã dịch khúc ngâm sang chữ Nôm. Bản dịch hay nhất theo thể song thất lục bát, có người cho là của Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), lại có thuyết cho là của Phan Huy ích (1750 - 1822).
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” diễn tả tình cảnh và tâm trạng người chinh phụ phải sông cô đơn, buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không có tin tức, không rõ ngày trở về.
Diễn biến tâm trạng đau khổ trong đoạn trích cho ta biết chinh phụ đau khổ vì cô đơn, vì mong muốn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi nhưng người chồng cứ vắng xa biền biệt. Ý nghĩa chống chiến tranh phong kiến phi nghĩa toát lên một cách khách quan từ bi kịch này.
II. Đọc - hiểu văn bản
Tám câu đầu (từ “Dạo liiên vắng...” đến “... với bóng người khá thương”) diễn tả nỗi bồn chồn trong cảnh lẻ loi. Sự lẻ loi được miêu tả trong nhiều không gian, thời gian khác nhau :
Bên ngoài : Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước ; Ngoài rèm thước chẳng mách tin (gắn với thời gian ban ngày).
Bên trong : Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen ; Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ? (thời gian : cả ban ngày và ban đêm).
Hình ảnh người thiếu phụ “dạo hiên vắng thầm gieo từng bước” mong tin chồng mà không có tin tức gì, cùng với hình ảnh một mình với ngọn đèn trong phòng đã cực tả cảnh lẻ loi.
Đoạn thơ còn nói lên nỗi khát khao đồng cảm. Câu thứ tư nói may ra chỉ có đèn biết tâm sự của mình (Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?), rồi lại nghĩ không biết đèn có biết chăng, cuối cùng lại nói đèn và mình đều chung một cảnh đáng thương (Hoa đèn kia với bóng người khá thương).
Câu 9 đến câu 12 (từ “Gà eo óc...” đến “... tựa miền biển xa”) : từ nỗi khát khao đồng cảm chuyển sang nói thời gian chờ đợi dài vô cùng như không gian mênh mông vô tận.
Câu thơ “Gà eo óc gáy sương năm trống” gợi tả cảnh người chinh phụ cô đơn thao thức suốt đêm cho đến khi nghe tiếng gà gáy.
Ban ngày, cũng chỉ mình người thiếu phụ giữa khung cảnh quạnh vắng “Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên".
Trong cảnh lẻ loi, mỗi giờ mỗi khắc dài đằng đẵng như cả nãm : “Khắc giờ đằng đẵng như niên". Từ láy “đằng đẵng” chỉ độ dài thời gian vô tận không biết đến bao giờ mới hết.
Câu trên so sánh theo thời gian, câu dưới lại so sánh với hình ảnh không gian : “Mối sầu dằng dặc tựa miền hiển xa". Từ “dằng dặc" là tính từ chỉ độ dài thời gian lại được dùng để chỉ sự vô tận của không gian, diễn tả một nỗi sầu triền miên theo ngày tháng, và mênh mông, vời vợi như không gian “miền hiển xa".
Câu 13 đến câu 16 (từ “Hương gượng đốt..” đến “... phím loan ngại chùng”) : những gắng gượng để thoát khỏi vòng vây của cảm giác cô đơn, nhưng không thoát nổi.
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.
Từ “gượng” trở đi trở lại ba lần nhấn mạnh những cố gắng tuyệt vọng của người chinh phụ. Gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại chìm đắm miên man ; gượng soi gương để trang điểm, song nước mắt cứ đầm đìa. Nhưng điều đáng sợ hơn cả là những nhạc cụ gợi đến sự gắn bó lứa đôi. Khi cô đơn lẻ loi thì chinh phụ chỉ gượng gảy đàn cầm đàn sắt vì không thấy phù hợp, vả lại nàng sợ dây đàn bị chùng hay bị đứt vì người xưa xem đó là điềm gở, báo hiệu sự không hay trong tình vợ chồng.
Câu 17 đến câu 21 (từ “Lòng này gửi.." đến “... đau đáu nào xong") : nỗi nhớ chồng.
Sau trạng thái bế tắc “Dây uyển kinh đứt phím loan ngại chùng”, câu thơ bỗng chuyển sang nhẹ nhàng và như hửng sáng. Người chinh phụ nhớ đến chồng ở nơi phương xa và có ý nghĩ rất nên thơ, nhờ gió đông gửi tình cho người thương :
Lòng này gửi gió đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên hằng trời.
Tứ thơ thoát ra khỏi căn phòng nhỏ hẹp mà vươn ra, bát ngát không gian. Âm điệu rất ăn khớp với ý thơ. Từ láy “thăm thẳm” diễn tả độ sâu vô cùng của nỗi nhớ, lại thêm hình ảnh so sánh “đường lên bằng trời”, nỗi nhớ càng trở nên mênh mông vô tận.
Từ “thăm thẳm” lại xuất hiện một lần nữa ở câu thơ bên dưới :
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong ?
Các từ láy “thăm thẳm", “đau đáu" như càng khơi sâu vào nỗi nhớ thương vô tận. Đặc biệt, từ “đau đáu" vừa diễn tả ánh mắt nhớ thương, trông đợi, đăm đăm nhìn về một hướng, vừa diễn tả nỗi niềm triền miên theo thời gian, không bao giờ nguôi.
5. Hai câu lục bát cuôi cùng : từ tình chuyển sang cảnh, nhưng cảnh chỉ khiến lòng người ảm đạm, đau đớn :
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
“Lòng thiết tha” được đảo thành “thiết tha lòng”, nhấn mạnh nỗi buồn như đau xé cõi lòng. Hình ảnh “cành cây sương đượm”, tiếng côn trùng rả rích trong mưa có sức gợi tả một không gian ảm đạm, lạnh lẽo, hòa hợp giữa cảnh và tình.
Các biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm trong đoạn trích
Tả qua hành động lặp đi lặp lại : rủ rèm rồi lại cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi một tin tốt lành báo người chồng sắp trở về mà không nhận được một tin tức nào. Cách tả này cho thấy sự mỏi mệt của người chinh phụ.
Tả ngoại cảnh : chỉ có người bạn duy nhất là ngọn đèn vô tri vô giác. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người (biện pháp này khá phổ biến trong thơ xưa). Tả tiếng gà gáy nhằm làm tăng thêm ấn tượng vắng vẻ, tịch mịch đó. Bóng cây hoè trong đêm gợi cảm giác hoang vắng đáng sợ.
Miêu tả các hành động diễn ra trong phòng : gượng đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại như thêm mê man ; gượng soi gương để trang điểm, song nhìn thấy gương mặt mình thì chinh phụ lại ứa nước mắt ; gượng gảy đàn lại sợ chùng hoặc đứt dây.
Cách dùng hình ảnh biểu tượng sóng đôi (ngọn đèn - bóng người, ngoại cảnh và lòng người...).
Cách thể hiện nỗi nhớ trong không gian và thời gian.
Cách dùng các tù láy diễn đạt tâm trạng, cách dùng các câu hỏi tu từ diễn tả sự cô đơn.
Một đoạn thơ ngắn mà có khá nhiều cách tả tâm trạng nhân vật.
Cấu trúc đặc biệt của thể thơ song thất lục bát : đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát, có cả vần chân và vần lưng đã tạo thành nhạc điệu dồi dào cho thể thơ này, thích hợp với việc diễn tả nội tâm đau buồn với những âm điệu oán trách, than vãn, sầu muộn.
Tổng kết
Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
B. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm mở đầu của trào ỉưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học thế kỉ XVIH”.
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích “Chinh phụ ngâm”) để làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm.
* Yêu cầu của đề bài :
Văn học trung đại Việt Nam viết khá nhiều về những cuộc chia li. Truyện Kiểu có 2 câu thơ thật hay :
Người lên ngựạ, kể chia bào,
Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.
Hai câu thơ, một chuyện tình, một cuộc chia li nhuốm đầy tâm trạng. Hơn thế, trong Chinh phụ ngâm, sự dằn vặt, nỗi luyến tiếc, khát vọng hòa nhập tận hưởng tình yêu đã thấm đẫm toàn bộ tác phẩm. Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện thật đầy đủ tâm trạng của người vợ có chồng đi chinh chiến xa.
Cách miêu tả tâm trạng trong đoạn trích :
Các từ tả ngoại hình : hồn say bóng lẫn, thơ thơ thẩn thẩn. Nói cho đúng, đây là tâm trạng thể hiện ra ngoại hình. Trâm, xiêm cài giắt một cách miễn cưỡng, không có hào hứng, do đó mà tóc lệch (xộc xệch, không ngay ngắn), áo xiêm lỏng lẻo.
Tả hành động, việc làm : bước từng bước chậm chạp dưới hiên vắng (thầm gieo từng bước), ngồi rèm thưa, kéo rèm lên, hạ rèm xuôhg nhiều lần, gượng gạo đốt hương, soi gương, gảy đàn. Những công việc thường ngày của một người phụ nữ (đây là phụ nữ quý tộc) được người chinh phụ làm một cách miễn cưỡng, chán nản.
Các từ ngữ nói trên đều nhằm đặc tả nỗi đau khổ nội tâm của người chinh phụ trong cô đơn .
Ngoại cảnh diễn tả nội tâm :
Trong thơ ca truyền thống, cảnh và tình có quan hệ qua lại mật thiết. Cảnh là ngoại cảnh, trong đoạn trích là : hiên, rèm, chim thước, ngọn đèn khuya, cảnh đêm khuya với tiếng gà gáy, bóng cây hòe. Các cảnh vật này diễn tả một không gian hẹp, tù túng, bế tắc. Tất cả nhằm tô đậm sự cô đơn, buồn chán của chinh phụ. Hiên vắng lặng, rèm kéo lên lại hạ xuống, chờ đợi tiếng chim thữớc mà vô vọng. Đèn là người bạn duy nhất trong đêm dài. Tiếng gà gáy càng làm đậm thêm cảm giác vắng lặng (lấy động tả tĩnh), bóng cây hòe phất phơ tả sự cô đơn (bôn bề chỉ có bóng cầy hoè).
Các chi tiết bộc lộ nỗi cô đơn của người chinh phụ : cả trích đoạn nhằm tả tình cảnh cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ. Tuy nhiên, có những chi tiết đặc tả như dạo hiên vắng, đôi diện với ngọn đèn khuya, gượng gảy đàn vì sợ dây chùng hay đứt báo hiệu điềm không may cho hạnh phúc lứa đôi.
Ngôn ngữ nhân vật : trong đoạn trích, có ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật. Thuộc về ngôn ngữ nhân vật có đoạn :
Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Các từ ngữ dưới hình thức phát ngôn trực tiếp của nhân vật có ý nghĩa làm thay đổi cách diễn tả cảm xúc của nhân vật. Nội tâm nhân vật được nhìn từ bên trong chứ không chỉ miêu tả từ bên ngoài, đem lại sắc thái thẩm mĩ mới cho tác phẩm, nâng cao tính biểu cảm của lời thơ. Trong Chinh phụ ngâm có nhiều chỗ xuất hiện ngôn ngữ nhân vật :
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,
Vì chàng thân thiếp lể loi một hề.
Nguyên nhân nỗi đau khổ của người chinh phụ : đây là nỗi đau khổ của lứa đôi phải sông chia lìa, cách biệt giữa lúc đầu xanh tuổi trẻ. Đoạn trích là lời than thở ai oán, xót xa, khao khát và tiếc thương hạnh phúc lứa đôi. Hai câu cuỗì đoạn trích hé mở cho ta điều đó. Người chinh phụ đau khổ vì không được sông trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Nhìn rộng ra, cảm hứng đề cao giá trị của tình yêu, hạnh phúc lứa đôi là cảm hứng chung của ván thơ thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX.
Về nhạc điệu của thể song thất lục bát : cần so sánh thể song thất lục bát (một chu kì gồm hai câu thất và một câu lục, một câu bát là song thất lục bát) với thơ Nôm Đường luật và thể thơ lục bát về các mặt như vần (vị trí và số lượng vần trong một khổ), các hình thức đối xứng, các loại nhịp, luật bằng trắc để rút ra nhận xét chung về thể “ngâm khúc”.
Tóm lại, trong đoạn trích ta thấy nỗi đau khổ của người chinh phụ vì cô đơn, vì mong muôn tha thiết được sống trong tình yêu lứa đôi, nhưng người chồng cứ xa cách biền biệt. Ý nghĩa tố cáo của đoạn thơ : sự lên án chiến tranh phong kiến toát lên một cách khách quan từ bi kịch này. Có người cho rằng cảm hứng chủ đạo của Chinh phụ ngâm là ca ngợi sự đảm đang chung thủy của người chinh phụ. Nhìn nhận vấn đề từ góc độ này là thiếu sự sát hợp với cảm hứng chủ đạo của Chinh phụ ngâm. Toàn bộ đoạn trích, toàn bộ tác phẩm toát lên tinh thần nhân văn sâu sắc, bởi nó đề cao những ước mơ, khát vọng chân chính của con người, phản đôi những thế lực tàn bạo vùi dập hạnh phúc lứa đôi của con người.
Đặng Cao Sửu