Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 1
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 2
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 3
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 4
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 5
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 6
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 7
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 8
  • Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự trang 9
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN Tự sự
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Thế nào là miêu tả ? Thế nào là biểu cảm ?
Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tô' đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hoặc các phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung, thấy được sự vật, hiện tượng, con người, phong cảnh,... như đang hiện lên trước mắt với những đặc điểm nổi bật, những chi tiết, hình ảnh sinh động.
Biểu cảm là trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá chủ quan của người viết đối với sự việc, sự vật, hiện tượng, con người trong đời sống.
Phân biệt miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự với miêu tả trong văn miêu tả và biểu cảm trong văn biểu cảm
Trong ván bản tự sự, để phản ánh, tái hiện hiện thực, nhà văn lấy kể người, kể việc, trình bày diễn biến của câu chuyên và dùng thao tác kể là chính, nhưng thường kết hợp, đan xen với miêu tả và biểu cảm, có khi với cả thuyết minh và nghị luận... Vì vậy, trong thực tế, ở các văn bản tự sự bao giờ cũng có sự kết hợp chặt chẽ, hòa quyện giữa các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm...
Trong văn bản tự sự, nhà vãn không chỉ thuần kể về việc mà còn chú ý trình bày sự việc ấy đã diễn ra như thế nào để cho câu chuyện hiện lên bằng những chi tiết, hành động, cảnh vật, con người, khiến nó trở nên sinh động, như đang hiện lên trước mắt người đọc. Miêu tả trong tác phẩm tự sự chẳng những giúp người đọc hình dung, tái hiện bức tranh đời sông được phản ánh một cách sinh động, chân thực và đập vào mắt mà còn là phương thức để nhà văn thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình.
Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm cũng có vai trò quan trọng gần giống như miêu tả. Một điều dễ nhận thấy là hiếm khi trong văn bản tự sự, nhà văn chỉ thuần túy kể về các sự việc và hành động mà hoàn toàn không hề biểu hiện thái độ, tình cảm của con người (tác giả hoặc nhân vật) trước sự việc và hành động đó. Không có yếu tố biểu cảm thì một văn bản tự sự cũng chỉ là tập hợp kí hiệu ngôn ngữ vô hồn, thiếu sức truyền cảm và gợi cảm mạnh mẽ vốn được xem là yếu tố làm nên hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm tự sự.
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự không hoàn toàn giôhg với miêu tả trong văn miêu tả và biểu cảm trong văn biểu cảm. .Sự khác nhau ở đây không phải ở số lượng câu chữ mà là ở mục đích. Chẳng hạn, trong bài văn miêu tả, thì mục đích là nhằm miêu tả cho rõ, cho hay. Còn trong văn tự sự, thì kể chuyện sao cho rõ ràng, làm nổi bật đốì tượng, sao cho lôi cuốn, hấp dẫn người nghe, người đọc mới là mục đích. Miêu tả trong văn tự sự chỉ là phương tiện giúp cho việc kể chuyện được cụ thể, sinh động và lí thú hơn. Yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự cũng giông như vậy. Nó chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích của vãn tự sự.
Tóm lại, miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố này mà câu chuyện kể trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm, lay động lòng người mạnh mẽ.
Vì vậy, để đánh giá hiệu quả nghệ thuật của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cần phải xem xét những yếu tô" đó đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào.
Ví dụ 1 : có thể thấy đoạn trích văn bản tự sự dưới đây đã rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm :
[...] Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, liẳn bạn thừa biết giữa lúc chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, [...] và văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ, tưởng đâu cành cây đang vươn dài và cỏ non dang mọc. Ban ngày là cuộc sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cây cỏ. Không quen thì dễ sợ... Cho nên tiểu thư của chúng ta
cứ mỗi lần nghe tliắy một tiếng động nhỏ là đã run lên và nép sát vào người tôi. -■ Một lần, từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu dài, não nuột, ngân vang rền rền tới chỗ chúng tôi ngồi. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đổi ngôi, lướt trên đầu chúng tôi về cùng một hướng đó, dường như tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thấy kia đã mang theo một luồng ánh sáng.
- Cái gì thế ? - Xtê-pha-nét khe khẽ hỏi.
Có một linh hồn lên thiên đàng, cô chủ ạ. - Nói rồi tôi làm dấu thánh.
Nàng cũng làm theo và cứ ngồi ngửa cổ như thế một lát, vẻ rất trầm ngâm. [...]
Nàng vẫn ngước mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu, nom nàng như chú mục đồng của nhà trời.
Nhiều sao quá ! Đẹp quá kìa ! Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao như thế này. Mục đồng có biết tên các ngôi sao không ?
Dạ có, thưạ cô chủ. [...]
Và trong khi tôi cố giảng cho nàng thế nào là đám cưới sao thì tôi cảm thấy như có một cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi. Thì ra đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng. Nàng cứ ngồi yên như thế, không nhúc nhích cho đến khi ngàn sao trên trời mờ dần, nhòa đi trong buổi ban mai đang rạng. Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý nghĩ cao đẹp. Quanh hai chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình trầm lặng ngoan ngoãn như một dàn cừu lớn ; và đôi lúc, tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ...
(Theo A. Đô-đê, Những vì sao, bản dịch của NXB Văn học, Hà Nội, 1981),
Đoạn trích trên đây là một trích đoạn văn bản tự sự. Bởi vì, trích đoạn kể về câu chuyện giữa nhân vật “tôi” với cô gái tiểu thư trong một đêm sao thơ mộng.
Trong trích đoạn có nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chẳng hạn :
+ Yếu tố miêu tả : “từ phía mặt đầm lấp lánh dưới kia nổi lên một tiếng kêu dài, não nuột, ngân vang rền rền”, “một vì sao rực rỡ đổi ngôi, lướt trên đầu chúng tôi”, “ngàn sao trên trời mờ dần, nhòa đi trong buổi ban mai đang rạng”...
+ Yếu tố biểu cảm : “tôi cảm thấy như có một cái gì mát rượi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi”, “đáy lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mỉnh vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ỷ nghĩ cao đẹp”, “tôi tưởng đâu một trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất đường đi đã đậu xuống vai tôi mà tliiêm thiếp ngủ”...
Những yếu tố miêu tả và biểu cảm trên đây đã góp phần nâng cao hiệu quả nghệ thuật tự sự của đoạn trích. Cụ thể, nó giúp người đọc cảm thấy như đang chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng, rực rỡ mà u huyền, cảm nhận được những rung động khẽ khàng, say sưa mà thanh khiết trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
Ví dụ 2
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(Tôi di học - Thanh Tịnh)
Các yếu tố miêu tả :
+ Lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc —> miêu tả cảnh thu đẹp và gợi cảm, gợi nhớ.
+ Hình ảnh so sánh như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng đem lại chất thơ cho cảm xúc.
Các yếu tố biểu cảm :
+ Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quèn thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lòng tôi...
-» diễn tả những cảm giác nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu đậm trong lòng nhân vật “tôi”.
Ví dụ 3 : Đoạn văn trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.
Các yếu tố miêu tả :
+ Xe chạy chầm chậm.
+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
+ Mẹ không còm cõi xơ xác ; gương mặt mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong,
nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của đôi gò má.
Các yếu tố biểu cảm :
+ Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nói trên không đứng tách riêng mà đan xen với yếu tô" tự sự, làm cho việc kể chuyện trở nên sinh động và sâu sắc hơn.
Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, thì đoạn văn kể chuyện chỉ còn các câu kể người và việc như sau :
Xe chạy... Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi đuổi theo kịp và trèo lên xe. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi oà khóc. Mẹ tôi cũng khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, nhìn gương mặt mẹ và cảm thấy vui sướng.
Đoạn văn vẫn thành “chuyện” vì có đầy đủ nhân vật, sự việc, hành động nhưng không sinh động và sâu sắc. Trong đoạn văn của Nguyên Hồng, các yếu
tổ’ miêu tả giúp cho người đọc hình dung cụ thể cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con với tất cả dáng hình, cử chỉ, hành động của nhân vật. Các yếu tô' biểu cảm góp phần thể hiện tình mẫu tử sâu nặng, xúc động.
Ví dụ 4
Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bèn rổ bóng đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt đi, lấy nón che...
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cực thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng)
Các yếu tô' miêu tả :
+ Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe.-> khắc hoạ sự độc ác, tàn nhẫn của bà cô.
+ Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay mặt đi, lấy nón che.-> tô đậm hình ảnh người mẹ bất hạnh, đáng thương.
- Các yếu tô' biểu cảm :
+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
+ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
-» diễn tả tình cảm đau đớn, uất hận của nhân vật “tôi” khi nghe bà cô kể về người mẹ của mình, qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ sâu sắc và mãnh liệt của nhân vật.
Ví dụ 5
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoèo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điển, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kể thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Các yếu tô' miêu tả : túm lấy cổ, ấn dúi ra của, súc lẻo khoèo, ngã chỏng quèo, nham nhảm thét, sấn sổ bước đến, nhanh như cắt, giằng co nhau, du đẩy nhau, áp vào vật nhau, kêu khóc om sòm, túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
kể lại một cách sinh động việc chị Dậu đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng.
Các yếu tố biểu cảm :
+ Sức lẻo klioẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
+ Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
-> thể hiện thái độ hả hê của người viết khi kể lại việc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đôi với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí mình.
Thế nào là quan sát, liên tưởng, tưởng tượng ĩ
а.	Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
б.	Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan. Liên tưởng có khi lại tạo thành cấu tứ một bài vãn, bài thơ.
Có nhiều loại liên tưởng :
Liên tưởng tương cận : từ sự vật này nghĩ đến sự vật liên hệ trực tiếp, gần gũi với nó. Ví dụ, từ đôi dép mà nghĩ đến người đã dùng nó ; từ nhà ga, bến tàu mà nghĩ đến những cuộc chia li,...
Liên tưởng tương đồng : từ cái này mà nghĩ đến cái tương đồng với nó. Ví dụ, từ quả bóng mà nghĩ đến quả đất, mặt trăng,...
Liên tưởng đối sánh, trái ngược : ví dụ, từ cái đẹp mà liên tưởng đến cái xấu, từ ánh sáng mà nghĩ đến bóng tôi,...
Liên tưởng nhân quả : thấy kết quả mà nghĩ đến nguyên nhân, thấy việc làm mà nghĩ đến kết quả ngày mai. Ví dụ : thấy trồng cây nghĩ đến mùa quả chín,...
c. Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc còn chưa hề gặp.
Tưởng tượng tái tạo là dựa vào một số’ thông tin, hình ảnh mà tạo ra hình tượng hoàn chỉnh về sự vật, con người. Tưởng tượng sáng tạo là tái tạo, biến đổi các biểu tượng trong kí ức theo một ý tưởng mới để tạo ra hình tượng mới.
Vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Trong làm văn cũng như trong sáng tác văn học nói chung, quan sát, nhất là liên tưởng, tưởng tượng có vai trò hết sức to lớn. Những liên tưởng và tưởng tượng trong làm văn có thể đem đến những so sánh, hoán dụ, ẩn dụ, những hình ảnh, hình tượng mới mẻ, phong phú, bất ngờ, nhờ đó biểu đạt những ý nghĩa khái quát, có chiều sâu, nhiều ý vị. Nói chung liên tưởng, tưởng tượng chắp cánh cho tư duy của con người để mở rộng tầm nhìn, đi vào trong thẳm sâu, bí ẩn của thế giới và con người, sáng tạo nên những thế giới nghệ thuật sinh động, phong phú và mới mẻ.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Câu nào dưới đây không nói đúng về văn miêu tả ?
Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...
Là loại văn trong đó người viết phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh.
Loại văn này bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người viết.
Thế nào là văn biểu cảm ?
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đô'i với thế giới xung quanh.
Là văn bản viết ra nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Cả ba ý trên.
Nhận xét dưới đây đúng hay sai ?
Miêu tả trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả : nó nhầm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn hơn chứ không nhằm miêu tả đầy đủ sự việc, con người và phong cảnh.
Đúng	b. Sai
Văn bản tự sự dùng yếu tố biểu cảm nhằm mục đích gì là chủ yếu ?
Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
Nhằm biểu đạt sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
Nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Nhằm giúp cho việc kể chuyện sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
* Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 5-7
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố miêu tả ?
Lá ngoài đường rụng nhiều.
Trên không có những đám mây bàng bạc.
Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn maư của buổi tựu trường.
Như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng.
Dòng nào dưới đây không phải là yếu tố biểu cảm ?
Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Trên không có những đám mây bàng bạc.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi...
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nói trên có hiệu quả như thế nào ?
Miêu tả cảnh thu đẹp và gợi cảm, gợi nhớ.
Diễn tả những cảm giác nhẹ nhàng, trong sáng mà sâu đậm trong lòng nhân vật “tôi”.
Mở đầu cho lời kể về kỉ niệm thơ ấu của nhân vật “tôi” một cách sinh động và sâu sắc.
Cả ba ý trên.
Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải làm gì ?
Quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân.
Chú ý quan sát, liên tưởng và tưởng tượng.
Lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.
Cả ba ý trên.
Phân tích giá trị của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích sau :
Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người ; trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán - bên ngoài trời nắng gắt - rồi thong thả đi bển bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà. Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa.
Thanh bước lên thềm, đặt vali trên chiếc trường kỉ, rồi ngó đầu nhìn vào trong nhà : bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở ngoài trời vào ; Thanh chưa nhìn rõ thấy gì cả ; một lát, quen bóng tối, chàng mới nhận thấy cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y nguyên như ngày chàng đi xưa. Sự yên lặng trầm tịch đến nỗi Thanh trở nên nghẹn họng, mãi mãi chàng mới cất được tiếng lên gọi khẽ :
Bà ơi !
Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ : con mèo của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo :
Bà mày đâu ?
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà chàng, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
Cháu đã về đấy ư ?
Bà cụ thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng đưa lên nhìn cháu, âu yếm và mến thương.
Đi vào trong nhà không nắng cháu.
Thanh đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng. Tuy vậy chàng cảm thấy chính bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ.
Nhà không có ai ư bà ?
vẫn có thằng Nhân, hôm nay nó di dong thóc bền kia xóm. Dễ chốc nó về. Con đã ăn cơm chưa ?
Dạ chưa. Cháu ở tàu về dây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu giục :
Cháu rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà cháu không đi xe ư ?
Thanh cười :■
Có một tí đường đất, cần gì phải xe. Cháu đi bộ hàng ngày cũng được. Nhưng Thanh cũng vẫn theo lời bà. Chàng đến bên bể múc nước vào thau
rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng chàng lay động trong lòng bể với những mảnh trời xanh tan tác.
Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng.
Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ.
Trên trường kỉ, ngọn đèn con và cái điếu cũ kĩ. Con mèo già tròn mình nằm bên cạnh, mắt lim dim trong sự bình yên và nhàn nhã. Thanh trông thấy cảnh ấy dã nhiều lần. Lần nào trở về với bà chàng, Thanh củng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà với thửa vườn này đối với chàng như một nơi mát mẻ và hiền lành, ở dấy bà chàng lúc nào củng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng.
Ấy bà làm gì thế ? Bà để mặc cháu...
Bà cụ vẫn không thôi phẩy chiếc phất trần lên dầu giường :
Đã lâu không, có ai nằm nên bụi bám đầy tất cả.
Thanh phải để mặc cho bà sửa chiếu và xếp lại gối. Chàng thấy mình bé quá.
Cháu đi nghỉ chẳng mệt. Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát.
Bà cụ đi ra. Thanh bỗng thấy mệt mỏi. Chàng lặng nằm xuống giường duỗi chân tay, khoan khoái. Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng ; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm : “Cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quẩn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hằng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ, cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm, tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tinh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi...
(Trích Dưởi bóng hoàng lan - Thạch Lam)