Soạn bài Thơ đường

  • Thơ đường trang 1
  • Thơ đường trang 2
THƠ ĐƯỜNG
Thơ Đường là một thành tựu xuất sắc của thơ ca Trung Quốc thời nhà Đường (618 - 907), hiện nay còn lại khoảng 5 vạn bài của 2300 nhà thơ.
Nội dung thơ Đường rất phong phú, trong đó cơ bản là :
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước ;
Ngợi ca tình người, đặc biệt là tình bằng hữu ;
Phản ánh hiện thực, nói lên nỗi bất bình, phẫn nộ trước những bất công xã hội và niềm cảm thông đô"i với nỗi khổ đau của con người, nhất là của nhân dân lao động.
Với những nội dung trên, thơ Đường đem đến cho người đọc những tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới cái thiện, cái mĩ, đầy giá trị nhân văn.
Nghệ thuật thơ Đường
Thể loại : có hai thể chính, là cố thể và cận thể.
Cận thể gồm hai thể chính, là luật thi (8 câu) và tuyệt cú (4 câu, còn gọi là tứ tuyệt).
Ngôn ngữ thơ Đường trong sáng, giản dị, hàm súc, lời ít mà ý nhiều, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời).
Đặc điểm câ'u tứ thơ Đường là tạo dựng các mối quan hệ, gợi nên những liên tưởng và sự đồng cảm, mở ra những ý nghĩa rộng lớn, sâu xa.
Ảnh hưởng của thơ Đường
Thơ Đường có ảnh hưởng phong phú, sâu sắc đốỉ với thơ Trung Quốc đời sau và đến thơ các nước láng giềng như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đều chịu ảnh hưởng và học tập nhiều ở thơ Đường.