Soạn bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43)

  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 1
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 2
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 3
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 4
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 5
  • Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới - bài 43) trang 6
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới - bài 43)
Nguyễn Trãi
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
1. Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử trung đại Việt Nam. Ông là một anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá tư tưởng lớn, đồng thời cũng là một nhà thơ lớn ở thế kỉ XV. Nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta thường nhắc đến áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo”, nhắc đến những bức thư “có sức mạnh như muôn vạn hùng binh” trong “Quân trung từ mệnh 89 tập”. Nhắc đến Nguyễn Trãi, người ta cũng nhắc đến một tập thơ được xem là tác phẩm mở đầu cho văn học chữ Nôm : “Quốc âm thi tập”.
2. Bài 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” là một bài thơ hay của tập thơ. Bài thơ tả cảnh mùa hè, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước.
Đọc - hiểu văn bản
Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống
Bài thơ mở đầu thật lạ, chỉ có sáu chữ : “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Câu thơ cho phép phỏng đoán bài thơ này được sáng tác khi Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn. Từ “rồi” đứng đầu câu, tách hẳn ra thành một nhịp bất thường. Nguyễn Trãi một lòng lo cho dân cho nước, nên rảnh rỗi như thế là một điều bất đắc dĩ. Tuy nhiên, Nguyễn Trãi cũng lại là một thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên, nên “rồi” để “hóng mát” âu cũng là một điều vui sướng.
Ba câu tiếp theo mở ra một bức tranh thiên nhiên mùa hè thật đẹp trong niềm ngây ngất của thi sĩ :
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạcli lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Thi nhân xưa đến với thiên nhiên thường bằng bút pháp vịnh, ở đây Nguyễn Trãi lại thiên về bút pháp tả. Hiện lên trước mắt người đọc là một bức tranh cuối mùa hè rất sinh động và đầy sức sống.
Tính sinh động của bức tranh được tạo nên bởi sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật : màu lục của lá hoè làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hoè xanh. Tiếng ve inh ỏi - âm thanh đặc trưng của mùa hè, hoà cùng tiếng lao xao chợ cá - âm thanh đặc trưng của làng chài.
Về thời gian, cảnh vật đang ở vào giữa mùa {.Hồng liên trì đã tiễn mùi hương - Sen hồng trong ao đã ngát mùi hương), cuối ngày {lầu tịch dương - lầu lúc mặt trời sắp lặn). Nhưng sự sống thì không dừng lại. ở những động từ “đùn đùn”, “trương”, “phun”, có một cái gì đang thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại được, phải trương lên, phải phun ra, hết lớp này đến lớp khác. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có hình ảnh giống như thế :
Dưới trăng quyền đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Cả hai thi sĩ tài ba đều có cái nhìn tinh tế đối với cảnh vật. Với từ “lập loè”, Nguyễn Du thiên về tả hình sắc. Với từ “phun”, Nguyễn Trãi lại thiên về tả sức sông.
Cảnh vật mùa hè được miêu tả với hình ảnh rất đặc trưng : sen đã ngát mùi hương.
Qua bức'tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sông, chúng ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đôì với cảnh vật. Thi nhân đón 90 
nhận cảnh đẹp bằng nhiều giác quan : thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Sự giao cảm mạnh mẽ không làm mất đi sự tinh tế của hồn thơ Nguyễn Trãi. Tác giả đã hoà màu sắc, đường nét, ánh sáng theo quy luật của cái đẹp trong hội hoạ, hoà âm thanh theo quy luật của âm nhạc, làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời
ức Trai là nhà thơ của thiên nhiên. Trong hoàn cảnh nào thì tâm hồn nhà thơ cũng rộng mở đón nhận thiên nhiên : “Túi thơ cliứa hết mội giang san”. Một ngày “Rồi hóng mát thuở ngày trường’ không có nhiều trong cuộc đời Nguyễn Trãi. “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” với ức Trai đáng quý biết bao. Một hoàn cảnh hiếm hoi như thế được thi sĩ nâng niu để làm thơ, để yêu say cảnh đẹp.
Cội nguồn của tình yêu thiên nhiên ở Nguyễn Trãi là lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sông. Cảnh vật thanh bình, yên vui bởi sự thanh thản đang xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Âm thanh lao xao chợ cá dội tới từ phía làng chài hay chính lòng tác giả đang rộn rã niềm vui trước cảnh sông bình yên của người dân nơi thôn dã ? Tiếng cầm ve dắng dỏi như hoà cùng khúc nhạc lòng ức Trai.
Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng của ông tha thiết với con người, với dân, với nước. Ngay trong những giây phút thanh thản nhất với cảnh đẹp thiên nhiên, lòng ông vẫn nghĩ đến dân. Nhìn cảnh sống của dân - những người dân chài lam lũ - được sông yên vui, no đủ, Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam Phong ca ngợi cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Câu kết của bài thơ là một câu sáu chữ ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài. Điểm kết tụ của hồn thơ ức Trai không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà chính là ở con người, ở nhân dân. Nguyễn Trãi mong cho dân được ấm no, hạnh phúc - hạnh phúc cho mọi người, mọi nơi. Ước mơ đó thể hiện tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi, với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn sâu sắc.
Tổng kết
Bài thơ tả cảnh ngầy hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yểu đời, yểu nhân dân, yêu đất nước. Câu thơ lục ngôn ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
B. ĐỂ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Nỗi lòng Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giời bài 43).
BÀI VIẾT GỢI ý
Nguyễn Trãi (1380 - 1442), vị anh hùng dân tộc, “tấm lòng sáng tựa sao Khuê” (lời vua Lê Thánh Tông) dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nguôi tâm nguyên hướng về dân về nước. Ngay cả khi bị nghi kị, phải lui về quê ngoại Côn Sơn, ông vẫn bộc bạch nỗi lòng tha thiết cháy bỏng trong cuộc sống tưởng như chỉ biết vui vầy cùng mây núi cỏ cây. Nỗi lòng ấy bộc lộ rõ nét trong chùm thơ 61 bài Bảo kính cảnli giới. Đặc biệt, bài thơ số 43 chan chứa bao khát vọng hướng đến cuộc đời, nhân dân.
Bảo kính cảnh giới {Gương báu răn mình') lấy những bài học từ thiên nhiên vĩ đại để nhà thơ soi chiếu lòng mình. Ta không chỉ gặp tấm lòng yêu thiên nhiên của một nghệ sĩ lớn mà còn thấu hiểu tâm sự của người anh hùng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm “ưu quốc ái dân”. Suy ngẫm và cảm xúc của nhà thơ giúp chúng ta hình dung một nhân cách lớn.
Bài thơ bắt đầu bằng hoàn cảnh hưởng nhàn bất đắc dĩ :
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Nhịp thơ thật lạ lùng như kéo dài cảm giác của một ngày “ăn không ngồi rồi” : tạo điểm nhấn ở một nhịp đầu tiên, sau đó là năm chữ nối thành một hơi thơ như tiếng thở dài. Rõ ràng nhà thơ nói về việc hóng mát mà không hề đem lại cảm nhận nhàn tản thật sự. Hai chữ ngày trường lại hiện ra bao nỗi chán chường của một ngày dài vô vị. Hưởng nhàn -mà không hề thư thái ! Có thể đó sẽ là khởi nguồn cho bao nỗi bực dọc trút ra của con người bất đắc chí. Thế nhưng, tất cả tâm tư đã dồn nén lại khi nhà thơ đối diện với một thiên nhiên mãnh liệt đầy sức sông :
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Ba câu thơ đem lại một bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, cùng những hình ảnh đặc trưng của không gian mùa hè. Trước hết, đó là hoè buông sắc lục như một chiếc lọng khổng lồ bao trùm lên cảnh vật, tạo cảm giác về một không gian xanh. Cái nhìn thiên nhiên của Nguyễn Trãi luôn có sức bao quát, vừa gợi sức sống của không gian trong động từ đùn đùn, vừa gợi cảm giác phóng khoáng trong một chữ rợp. Tầm nhìn trải từ gần ra xa, theo quy luật đăng đối ở hai câu tả thực, khéo léo đan cài sắc đỏ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen. Câu trên tả sắc, câu dưới gợi hương. Thiên nhiên ấy cũng chứa chan bao cảm xúc, lúc dịu nhẹ lan tỏa lúc bừng bừng phun trào. Để rồi cuối cùng đọng lại cảm giác man mác tiếc nhớ làn hương thanh thoát của sen hồng lúc cuối hè. Phải là một người có tâm hồn tinh tế mới cùng một lúc diễn tả được nhiều cảm giác trong chỉ vài ba câu thơ cô đọng. Giữa khung cẫnh thiên nhiên ấy, nhà thơ dường như cũng nguôi ngoai bao nỗi niềm bực dọc, để lòng mình hòa cùng thiên nhiên đầy sức sống.
Không chỉ nhìn bằng mắt mà Nguyễn Trãi còn trải lòng lắng nghe những thanh âm muôn vẻ của thiên nhiên :
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Có một sự chuyển đổi cảm xúc trong cách lắng nghe những âm thanh của cuộc sông. Giờ đây, những thanh âm lại được cảm nhận từ xa đến gần, từ lao xao đến dắng dỏi. Thiên nhiên không hề tĩnh lặng u trầm trong thời điểm chiều buông mà trái lại rất sôi động và gần gũi với tấm lòng thiết tha yêu sự sông của nhà thơ. Lao xao là âm thanh gợi rõ cuộc sống thanh bình của những người dân chài, cảnh mua bán tấp nập mà không quá ồn ào để khuấy động không gian hưởng nhàn của nhà thơ. Dường như Nguyễn Trãi đã chủ động hướng lòng mình về với chợ cá, làng ngư phủ để thấy bản thân không cách xa với đời thương. Âm vang cuộc sông thực ấy tạo thành môi dây liên hệ giữa nhà thơ với nhân dân, mang lại niềm vui xôn xao trong một buổi chiều dễ tạo cho nhà thơ nỗi buồn, cấu trúc đăng đốì đã tạo nên sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên trong sự cân xứng làng ngư phủ - bóng tịch dương mang đậm sắc thái trang trọng cổ điển. Nghệ thuật tương phản tạo nên một cảm hứng hết sức mới mẻ trong thơ Nguyễn Trãi khi ấn tượng ám ảnh nhà thơ không phải ánh tịch dương ảm đạm mà lại là âm thanh dắng dỏi cầm ve. Sự liên tưởng bất ngờ và độc đáo này đã chứng tỏ rõ phẩm chất nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Tiếng ve đặc trưng của mùa hè đến cùng Nguyễn Trãi lại như một bản đàn mạnh mẽ, rạo rực hôi hả nhịp sông căng tràn của thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên sống động ấy đã hàm chứa một nội dung thông điệp thẩm mĩ đánh động tâm tư của nhà thơ. Bản thân ông có muốn lánh đời thoát tục, ngắm ánh tịch dương, giam mình trong lầu kín cũng không thể không nghe, không thấy bao vẻ đẹp thiên nhiên tươi tắn rộn rã xung quanh. Thiên nhiên ấy xôn xao hay chính tấm lòng của nhà thơ cũng đang náo nức muôn hòa cùng niềm vui sự sống ? Cuộc sông của ông không phải của một ẩn sĩ lánh đời mà chính là phản chiếu của tâm hồn yêu đời thiết tha, vẫn đón nhận thưởng thức được niềm vui cuộc sông thanh bình để quên đi nỗi riêng tư sầu muộn.
Thiên nhiên đã đem lại một bài học lớn. Lay thức khát vọng mãnh liệt muôn trở lại với đời của nhà thơ. Thiên nhiên ấy đã thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vẫn vẹn tấm lòng son :
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Còn gì giản dị, thanh cao, súc tích hơn những lời thơ mộc mạc chân thành ấy ! Giữa thiên nhiên tuyệt đẹp, Nguyền Trãi không hề mong muôn hưởng thụ thú nhàn tản cho riêng mình. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà Nho “độc thiện kì thân”. Ớ sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nỗi niềm “ưu quốc ái dân”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm hoài bão công hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu - xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân. Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn “trong sáng và đầy sức sống” (lời cố thủ tướng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sông giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân “khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.
Bảo kính cảnli giới - bài học lớn từ thiên nhiên giúp Nguyễn Trãi răn mình, chứa đựng bao tình cảm yêu đời yêu sự sông. Ta nhận ra một tâm hồn nghệ sĩ - chiến sĩ của ức Trai tiên sinh. Tấm lòng “sáng tựa sao Khuê” ấy vẫn toả sáng đến tận hôm nay !