Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 1
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 2
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 3
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 4
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 5
  • Khái quát văn học dân gian Việt Nam trang 6
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
Khái niệm :
Văn học dân gian là văn học (được lưu truyền) trong nhân dân. Như vậy, văn học dân gian là tiếng nói đông đảo của quần chúng lao động trong xã hội.
Văn học dân gian còn có những tên gọi khác : văn học bình dân và văn học truyền miệng.
+ Văn học bình dân có nghĩa là văn học của những người dân bình thường. Tên gọi này đặc biệt nhấn mạnh đến tầng lớp thấp chủ yếu trong xã hội có phân hoá giai cấp.
+ Văn học truyền miệng nhấn mạnh đến phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.
Đặc trưng cơ bản
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Ngôn từ trong tác phẩm văn học dân gian là ngôn từ nghệ thuật, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
Văn học dân gian tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
+ Thực chất của truyền miệng là sự ghi nhớ vào trí óc và phổ biến lại cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm.
+ Hai chiều hướng của sự truyền miệng :
Truyền miệng theo không gian : là sự lan toả từ nơi này sang nơi khác.
Truyền miệng theo thời gian : là sự bảo lưu từ đời này qụa đời khác, từ thời đại này qua thời đại khác.
Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
Tập thể bao gồm nhiều cá nhân (nhóm người hoặc nhiều nhóm người, rộng hơn, là một cộng đồng dân cư).
Văn học dân gian do nhiều cá nhân sáng tác nhưng không phải trong cùng một thời điểm. Mỗi cá nhân tham gia ở những thời điểm khác nhau. Vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai đã từng là tác giả. Tác phẩm văn học dân gian trở thành của chung, ai cũng có thể tuỳ ý thêm thắt, sửa chữa, dần trở nên đầy đủ, phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
Một cá nhân khi tham gia sáng tác văn học dân gian vẫn thể hiện tâm lí cộng đồng. Việc thể hiện cái riêng (cá tính sáng tạo) bị hạn chế đến mức gần như triệt tiêu.
Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng dồng (tính thực hành)
Văn học dân gian đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (ví dụ như hò chèo thuyền, hò kéo lưới, hò giã gạo...).
Văn học dân gian gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
Bất kì hoạt động nào cũng cần có cảm hứng. Văn học dân gian luôn tạo được niềm say mê cho người trong cuộc, vì thế đóng vai trò quan trọng tạo ra hiệu quả của hoạt động. Những điệu hò bao giờ cũng tạo ra một cảm hứng say mê trong lao động.
Tuy nhiên, văn học dân gian, trong một số trường hợp cũng gắn liền với sinh hoạt cá nhân (chẳng hạn như mẹ hát ru con, người chèo thuyền hát những bài ca sông nước). Mỗi tác phẩm văn học dân gian, qua diễn xướng, đều có tác dụng trực tiếp đối với công việc hàng ngày của họ.
Hệ thông thể loại của văn học dân gian Việt Nam :
Thần thoại : Là những tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.
Truyền thuyết : Là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
Sử thi : Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng
ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sông cộng đồng của cư dân thời cổ đại.	,
Truyện cổ tích : Là những tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
Truyện ngụ ngôn : Là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sông hoặc về triết lí nhân sinh.
Truyện cười : Là những tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
Tục ngữ : Là những câu nói ngắn gọn, hàm súc, có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.
Câu đô : Là những bài văn vần hoặc câu nói có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức thông thường về đời sống.
Vè : Là những tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc, kể về các sự kiện thời sự diễn ra trong xã hội nhằm mục đích thông báo và bình luận.
Ca dao : Là những lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Truyện thơ: Là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.
Chèo : Là những tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.
(Ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân gian, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
Tri thức trong vãn học dân gian rất phong phú, đa dạng, thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sông : tự nhiên, xã hội và con người.
Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân.
Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết trên cơ sở khái quát từ thực tế cụ thể, sinh động qua nhiều thế hệ và thường được thể hiện dưới hình thức nghệ thuật ; vì thế, hấp dẫn người đọc,’ người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu, có sức sông rộng lớn .và lâu bền.
Vì thế, có thể nói văn học dân gian là trí khôn của nhân dân.
Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
Văn học dân gian góp phần hình thành cho các thế hệ những phẩm chất
tốt đẹp như :
Tinh thần nhân đạo : tình yêu đối với con người, tôn vinh những giá trị con người, tinh thần đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người khỏi những cảnh bất công của cường quyền, bạo lực.
Tinh thần yêu nước, đức kiên trung, bất khuất.
Tính cần kiệm, óc thực tiễn, tinh thần đấu tranh chông cái xấu, cái tiêu cực, lạc hậu trong xã hội.
Văn học dân gian có giả trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
Văn học dân gian đã tạo được những đỉnh cao về nghệ thuật của các thời đại đã qua và trở thành “những mẫu mực không thể bắt chước” (Các Mác), có sức hấp dẫn lớn lao.
Văn học dân gian góp phần tạo cho con người khả năng mẫn cảm trước cái đẹp.
Nhờ có giá trị nghệ thuật to lớn như vậy nên trong nhiều thế kỉ khi chưa có văn học viết hay văn học viết chưa phát triển, văn học dân gian đã đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc (từ thời cổ đại cho đến thế kỉ X). Kể cả khi văn học viết đã hình thành (thế kỉ X), văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Trong nhiều thế kỉ trước đây, văn học dân gian đã phát triển song song cùng với văn học viết, làm cho nền văn học dân tộc trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc Việt Nam.
Ghi nhớ
Văn học dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thề không ngừng sáng tạo lại và hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ cần được trân trọng và phát huy trong thời đại ngày nay.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực
của văn học dân gian đôi với nền văn học dân tộc
Nói đến vai trò làm nền của văn học dân gian cũng tức là nói đến ảnh hưởng sâu rộng và tác động tích cực đến nền văn học dân tộc trên nhiều lĩnh vực nội dung và hình thức, tính chất và sắc diện của nền văn học dân tộc. Trước hết và quan trọng nhất là, văn học dân gian như một ngọn nguồn trong lành, đã đem đến cho văn học viết những cảm hứng về hồn dân tộc, về bản sắc Việt Nam, về những con người cần cù, dũng cảm nhân hậu trong công cuộc xây dựng vă bảo vệ quê hương đất nước để khơi nguồn sáng tác cho các văn nhân, thi sĩ. “Bảng giá trị dân tộc về căn bản là bảng giá trị dần gian. Yêu nước gắn liền với thương dân là một hằng sô', một nét trội vượt của đạo đức Việt Nam” (Trần Quốc Vượng). Văn học dân gian đã đem đến cho văn học viết những giá trị đẹp đẽ của hồn dần tộc, của bản sắc Việt Nam, góp phần làm nên tính dân tộc đậm đà và tính nhân dần sâu sắc trong văn học cổ điển và văn học hiện đại. Nhìn lại lịch sử văn học dân tộc, ta thấy có sự tiếp nô'i của chủ nghĩa yêu nước anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học viết. Âm vang hào hùng của Thánh Gióng và Truyền thuyết về Hồ Gươm như còn ngân mãi trong thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tê' nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu và sau này là Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cho đến những ngày chông Mĩ cứu nước, âm vang ấy vẫn hào hùng trong thơ Chế Lan Viên :
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.
{Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Tình thương dân gian thắm đỏ trong Trầu cau, thuỷ chung trong Sọ Dừa, đậm đà trong ca dao tục ngữ {.Thương người như thể thương thân ; Lá lành đùm lá rách...') đã khơi dòng cho văn học viết chảy mạnh thành tiếng kêu đứt ruột trong Truyện Kiều, tiếng nói đòi hạnh phúc lứa đôi trong hai khúc ngâm Chinh phụ và Cung oán, tiếng nói nhân nghĩa trong Lục Vân Tiên... và biết bao tác phẩm giàu tính nhân văn và tính nhân đạo của thời hiện đại. Sự tiếp nốì ở đây được biểu hiện khá rõ trong nhiều tác phẩm và tác giả. Cái “tiếng thương” của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là do dân gian bồi đắp : Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. Tình thương của Tô' Hữu sau này cũng đậm đà như tình thương trong ca dao :
Mạ non bầm cấy mấy đon,
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân,
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
{Bầm ơi Ị)
Còn tiếng nói đấu tranh cho nữ quyền của Bà chúa thơ Nôm thì rất gần gũi với một sô' truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cười Việt Nam, trong đó nhân vật người phụ nữ lao động thông minh, tài trí đã được đề cao và bao giờ họ cũng là người chiến thắng.
Xét cho cùng, dù nhiều hay ít, dù đậm hay nhạt tuỳ từng tác giả, nhưng ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết là có thật, và trước hết đó là ảnh hưởng của hồn dân tộc, của bản sắc Việt Nam. Bởi “chính trong văn nghệ dân gian ta tìm thấy những điều cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc. Mà bản sắc văn hóa lại là cốt lõi của bản sắc dân tộc” (Huy Cận).
Ảnh hưởng đó còn được biểu hiện ở đề tài, thi pháp, thi liệu, văn liệu... và tác động khá rõ đến một sô' tác giả.
Các nhà thơ cổ điển có truyền thống sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao để làm cho câu thơ thêm ý nhị và gần gũi. Nguyễn Du đã sử dụng một sô' lượng lớn thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Truyện Kiều rất nhuần nhuyễn, biến hóa và sáng tạo. Thơ Hồ Xuân Hương gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân mà vẫn tự nhiên, thanh thoát. Được xem như là cái gạch nối giữa thơ trung đại và thơ mới, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu và Á Nam Trần Tuấn Khải không chỉ tiếp thu cái hồn dân tộc, cái chất dân gian trong ca dao mà còn thấu suốt cả đặc điểm
thi pháp của thế loại này để sáng tác ra nhiều bài phong dao mang âm hưởng của ca dao truyền thông. Đến Thơ mới 1932 - 1945 thì ảnh hưởng lại càng rõ. Đề tài tình yêu trong Thơ mới nở rộ do nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn có phần ảnh hưởng của mảng ca dao dân ca về tình yêu khá phong phú với đủ các cung bậc của tình yêu đôi lứa. Văn học dần gian, trong đó có ca dao, không chỉ góp phần làm nên cái “văn mạch dân tộc” cho Thơ mới nói chung, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều gương mặt thơ như Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ... và đặc biệt là Nguyễn Bính. Hiện tượng thơ mới Nguyễn Bính có thể được coi như là một thứ thơ dân gian hiện đại, từ ngôn ngữ đến thi liệu, từ thể thơ đến âm hưởng đều như được tắm trong hương đồng gió nội - và chính điều này đã làm cho thơ ông sông mãi với thời gian.
Sau Cách mạng tháng Tám, nguồn ảnh hưởng đó đã góp phần tạo nên những đỉnh cao của thơ kháng chiến như Việt Bắc, Bầm ơi ỉ của Tô" Hữu, Thăm k lúa của Trần Hữu Thung, Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm, Quê hưcmg Việt \ Nam của Nguyễn Đình Thi, Tre xanh của Nguyễn Duy, Đất Nước ("trích Mặt
I đường khát vọng') của Nguyễn Khoa Điềm..
Nếu như xưa, các sĩ phu phong kiến thưởng thức ca dao dân ca cảm thấy như được tắm gội trong một nguồn suô'i mát mẻ thì ngày nay, các nhà thơ. được học thơ trong ca dao, mà có người coi là “khuôn thước cho lối thơ trữ tình”. Còn các nhà viết truyện thì tìm đến văn học dân gian là mảnh đất sinh ra những cốt truyện, những chi tiết, những hình tượng nhân vật hoàn thiện về mặt nghệ thuật đế tạo nguồn cảm hứng cho tác phẩm của mình. Một Sự tích dưa hấu, một bi kịch tình yêu Mị Châu - Trọng Tliuỷ, một truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... đã tốn không ít bút mực của các nhà văn để đem đến cho các thế hệ con cháu sau này những câu chuyện thú vị, hấp dẫn và bổ ích. Những văn liệu truyền thông đó còn được các nhà viết kịch bản sân khấu khai thác để dựng lên những vở chèo, những màn kịch nói đậm đà bản sắc Việt Nam. Văn học dân gian là nguồn suôi trong lành của tình đất nước, là bầu sữa ngọt của hồn dân tộc, là kiểu mẫu của nghệ thuật tiếng nói Việt Nam - tất cả đã khơi dòng và tiếp sức cho văn học viết, xứng đáng là vai trò làm nền cho sự phát triển của văn hóa dân tộc.
Nguyễn Xuân Lạc