Soạn bài Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

  • Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 1
  • Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 2
  • Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh trang 3
TÍNH CHUẨN XÁC, HAP dan của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minli cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khoa học, khách quan, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật, giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Như vậy, muốn làm tốt bài văn thuyêt minh thì trước hết phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Ví dụ :
Muốn viết những văn bản thuyết minh như “Tại sao lá cây có màu xanh lục?”, “Con giun đất”, “Khởi nghĩa Nông Vàn Vân”, cần phải đọc sách, học tập, tra cứu.
Muốn viết những văn bản thuyết minh như “Huế”, “Cây dừa Bình Định”, cần phải tham quan, quan sát.
Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ỷ của người đọc, người nghe. Muốn thế, cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể và câu văn phải biến hóa linh hoạt. Những sự tích, những truyền thuyết thích hợp cũng làm cho văn bản thuyết minh thêm hấp dẫn hơn và sâu sắc hơn.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc hai văn bản sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
a. Trâu là động vật thuộc họ Bò (Bovidae), phân bộ Nhai lại (Ruminantia),
nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), bộ Guốc chẵn (Actiodactyla), lớp Thú có vú (Mammalia).
Trâu Việt Nam (Bubalus bubalus) có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có hai đai màu trắng : dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350 - 400kg (300 - 600kg), trâu đực : 400 - 450kg (350 - 700kg).
Trâu 3 tuổi cỏ thể đẻ lứa đầu. Trâu đẻ có mùa vụ. Một đời trâu cái thường cho 5-6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22 - 25kg. Đôi răng cửa giữa cô' định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi hết 6 tuổi (8 răng cửa).
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày : lực kéo trung bìnli trên ruộng 70 - 75kg bằng 0,36 - 0,40 mã lực. Trâu loại A, một ngày cày 3 - 4 sào, loại B : 2 - 3 sào và loại c : 1,5 - 2 sào Bắc Bộ ; kéo xe : ở đường xấu tải trọng 400 - 500kg, đường tốt 700 - 800kg và trên đường nhựa với bánh xe hơi kéo trên 1 tấn ; kéo gỗ : trên đường đồi núi, thường một trâu kéo 0,5 - l,3m3 với đoạn đường 3-5 khi.
Khả năng cho thịt : Trâu cái có tỉ lệ xẻ 42% ; trâu thiến : 45% và trâu đực 2 tuổi : 48%. Khả năng cho sữa : 400 - 500kg sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9 - 10%. Khả năng cho phân : trong 24 giờ, trâu 2 răng thải ra 10kg phân, trâu 4 răng : 12 - 15kg và trâu trưởng thành : 20 - 25kg...
(Theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp. Hà Nội, 1991)
b. Ca dao Việt Nam có câu :
“Trâu ơi ! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”.
Đúng vậy, con trâu đã rất gắn bó với những người dân “chân lấm tay bùn” ở nước ta từ bao đời nay. Nhưng với những bạn chưa một lần về nông thôn thì con trâu quả là xa lạ. Với mong muốn để mọi người cùng biết về con trâu, ta hãy tỉm hiểu về nó.
Con trâu là một người bạn của nhà nông. Từ bao đời con trâu là người bạn gần gũi của nông dân. Trâu là một động vật thuộc lớp thú, có đặc điểm là động vật nhai lại. Trâu có bốn ngăn dạ dày: dạ sách, dạ tổ ong, dạ khế và dạ cỏ. Dạ cỏ là giúp cho trâu có thể nhai lại. Vì đặc tính này, người ta vẫn nói rằng : khổ như trâu. Trâu có bốn chân, hai sừng. Hai sừng của trâu rất cứng, cong vút, hướng vào nhau, đây là thứ vũ khí tự vệ của trâu. Trâu có da mủi rất dày, có thể xỏ dây qua để kéo đi. Mắt của trâu tròn, lồi, nhưng thị lực không được tốt. Trâu có hai tai, dùng dể nghe ngóng động tĩnh. Da của trâu rất dày, có lông tơ. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật, là bị mất hàm răng trên, có thể vì vậy mà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểu ngủ rất đặc biệt. Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ. Một năm trâu chỉ đẻ có một lứa, một con trâu con còn được gọi là nghé ọ. Nghé ọ thường theo mẹ ra đồng nhưng chưa giúp được mẹ. Trâu có đuôi như chổi xể, ngoe nguẩy để đuổi ruồi. Trâu ngày xưa thường tắm ở ao làng, ngày nay khi ao đang bị lấp dần thỉ trâu lại tắm ở nhà. Người dân bơm nước rồi tắm cho trâu. Trâu gắn bó với người Việt ta từ rất lâu rồi. Ngày xưa không có máy cày, trâu phải làm việc nặng nhọc. Trâu khỏe mạnh, cần cù. Trâu không chỉ kéo cày giúp người dân trồng lúa, trồng hoa màu, mà còn là gia sản của người dân. Chẳng phải các cụ ta xưa đã nói : “Con trâu là đầu cơ nghiệp” đó sao ? Trâu là bạn của nhà nông phải không ? Tắt nhiên là phải nhưng con trâu còn là bạn của trẻ em. Chắc ai cũng nhớ tới làng tranh Đông Hồ. Nơi đây đã cho ra nhiều bức tranh, những bức tranh trẻ em cưỡi trâu thổi sáo. Chẳng nói đâu xa, nếu một buổi chiều, bạn về một vùng ngoại thành Hà Nội, sẽ thấy những cảnh trẻ em đi chăn trâu ngồi trên lưng trâu dể thi chọi trâu, đua trâu... Những cảnh tưởng lạ mà quen, quen mà lạ. Ngày nay, khi nông thôn thay đổi, máy móc nhiều cũng là lúc trâu được nghỉ ngơi nhiều. Còn nhớ những ngày người nông dân phải lỉèo cày thay trâu thì mới thấy giá trị khi có trâu. Con trâu bây giờ đã có thể nghỉ ngơi, trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22 của Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vắng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 15 - 12 là sự tôn vinh trâu Việt Nam, người dân lao động Việt Nam. Trâu còn là một con vật linh thiêng vì nó là một trong mười hai con giáp. Cứ mỗi năm vào đầu tháng ba ở Đồ Sơn lại tổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhắt. Và trong chúng ta, rất ít người biết về sự tích sông Kim Ngưu. Con trâu nghe thấy tiếng chuông đã hoảng sạ bỏ chạy, vết chân của nó đã tạo thành sông Kim Ngưu.
Trâu là một người bạn thân thiết của người dân. Chúng ta hãy chăm sóc và bảo vệ những chú trâu. Ta hãy nhớ rằng sừng trâu còn có thể làm tù và để thổi, dó là một đặc sắc của truyền thống nước ta.
(Theo Cao Bích Xuân, Các dạng bài tập và cảm thụ thơ văn lớp 8)
Xác định chủ đề của hai văn bản trên. Chủ đề ấy thể hiện như thế nào trong bô" cục của văn bản ?
Sự khác nhau chủ yếu trong cách viết của hai văn bản là gì ?
Tìm những yếu tố tạo nên tính chuẩn xác của văn bản thứ nhất.
Tìm những yếu tô' tạo nên tính hấp dẫn của văn bản thứ hai.