Soạn bài Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày)

  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày) trang 1
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày) trang 2
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày) trang 3
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày) trang 4
  • Truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày) trang 5
TRUYỆN CƯỜI
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Truyện cười là những mẩu chuyện ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kể về các sự việc và hành vi của con người chứa đựng mâu thuẫn trái tự nhiên, có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán, cái xấu, cái lỗi thời trong xã hội.
Truyện cười có hai đặc trưng cơ bản
- Về nội dung :
Truyện cười chỉ tập trung thể hiện những sự việc và những hành vi của con người có chứa đựng mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán.
về nghệ thuật :
Truyện cười ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc.
Phăn loại
Truyện cười có hai loại :
Truyện khôi hài : có ý nghĩa giải trí (tuy nhiên, vẫn bao hàm giá trị giáo dục).
Truyện trào phúng : được sáng tác với mục đích phê phán. Đa sô" truyện cười thuộc loại trào phúng. Đốì tượng phê phán của những truyện này là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Một số truyện cười tập trung phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
Đọc - hiểu văn bản
Truyện “Tam dại con gà”
Nhân vật chính của truyện là anh học trò. Các nhân vật khác chỉ đóng vai trò làm nền cho nhân vật chính hoạt động.
Điểm đặc biệt là mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật chính đã được nói ra ngay từ đầu câu chuyện : “học hành dốt nát” nhưng “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”. Bản chất dốt của anh học trò đã được khẳng định.
Truyện đã tạo ra các tình huống để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình :
Anh học trò dốt đến mức chữ tối thiểu trong sách vỡ lòng mà cũng không biết.
Anh học trò dốt nhưng lại tự cho là giỏi.
Anh học trò biết mình dốt nhưng lại tìm cách chống chế (giấu dốt).
Trong toàn bộ câu chuyện, cái dôt của anh học trò bị lộ dần khi lâm vào
các tình huông khó xử nhưng anh ta đã che giấu một cách phi lí và càng che giấu thì bản chất dốt càng lộ ra. Cuối cùng, anh ta đành tìm một lối thoát phi lí. Tiếng cười bật ra từ đây.
Anh học trò có vẻ nhanh trí trong việc lấp liếm sự dốt nát, nhưng càng “lấp liếm” thì càng trở nên thảm hại.
Truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân. Người dốt cần phải học hỏi. Tự biết mình dốt để học là điều tốt. Song cái đáng phê phán ở đây là anh học trò cố tình che đậy sự dốt nát của mình. Anh ta lại đi dạy học cho trẻ. Nếu nhấn mạnh đến hậu quả của việc này, truyện sẽ mang tính chất đả kích. Tuy nhiên, truyện chỉ dừng lại ở mức độ phê phán nên tiếng cười vẫn mang tính chất sảng khoái - cười anh học trò thể hiện cái dốt của mình một cách vô tư và che đậy điều đó một cách liều lĩnh. Anh học trò đáng phê phán chứ không đáng đả kích.
Cái dốt không che đậy được, càng giấu thì càng bộc lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật truyện bắt nguồn từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.
Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”
Những yếu tô" chuẩn bị cho sự hình thành và*phát triển của mâu thuẫn trong truyện :
Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
Sự chuẩn bị này tạo tình huống xử kiện. Lí trưởng xử kiện giỏi sẽ xử thế nào trong tình huống đã nhận đút lót từ hai phía. Điều này đã gợi trí tò mò, gợi sự chú ý của người đọc, do đó tạo nên sức hấp đẫn của câu chuyện.
Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ trong đoạn truyện từ “Cải vội xoè năm ngón tay” đến hết :
Lẽ phải — xoè năm ngón tay
Lẽ phải được nhân đôi - xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt.
Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt nghe. Ngôn ngữ bằng động tác là thứ “ngôn ngữ” chỉ có người trong cuộc (thầy lí và Cải) mới hiểu.
Sự bất đồng của hai thứ ngôn ngữ này được thống nhất lại với nhau, cùng có giá trị ngang nhau : lẽ phải được tính bằng năm ngón tay, hai lần sẽ phải được tính bằng mười ngón tay. Điều thú vị mà tác giả dân gian dành cho người đọc là : sau ngón tay chính là tiền. Ngón tay trở thành kí hiệu của đơn vị tiền tệ : người đọc sẽ hình dung ra một tam đoạn luận :
Lẽ phải - ngón tay = tiền
Lẽ phải = tiền
Giá trị tô' cáo của truyện chính là ở chỗ này. Lẽ phải đối với lí trưởng được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải. Tiền nhiều thì lẽ phải nhiều ; tiền ít thì lẽ phải ít.
Yếu tô' kịch trong đoạn truyện này được thể hiện qua lời nói và động tác giữa hai nhân vật : thầy lí và Cải. Cải yên tâm sẽ được kiện, nhưng hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, cách giải thích của thầy lí cũng bất ngờ khiến Cải không kịp trở tay, rơi vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền, vừa bị đánh).
Lời nói gây cười kết thúc truyện :
Lời nói của thầy lí vừa rất vô lí lại vừa hợp lí. Vô lí trong xử kiện, nhưng hợp lí trong mô'i quan hệ thực tê' giữa các nhân vật. Lí trưởng dã dùng cái hợp lí để thay thê' cho cái vô lí và do đó cũng thể hiện một cách sinh động và hài hước bản chất tham nhũng của mình.
Câu chuyện giống như một màn kịch ngắn, trong đó sự phản ứng của nhân vật này làm bật ra lời nói và hành động của nhân vật kia để nhanh chóng kết thúc bằng tiếng cười.
Bằng sự kết hợp hai thứ ngôn ngữ (lời nói, cử chỉ) và lối chơi chữ độc đáo, truyện đã vạch trần bản chất tham những của thầy lí.
Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình trạng vừa bi, vừa hài, vừa đáng thương, vừa đáng trách.
B. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Tiếng cười trở thành vũ khí tinh thần quan trọng vực dậy tinh thần của nhân dân từ hiện thực còn tồn tại nhiều bất công ngang trái.
Phân tích các truyện cười trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (tập 1) để làm rõ ý kiến trên.
BÀI VIẾT GỢI ý
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời trong lòng hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam, là sản phẩm trí tuệ dân gian nhằm chông lại giai cấp thông trị. Như một vũ khí sắc bén, tiếng cười dân gian đã vạch trần bản chất thôi nát của bọn quan lại, những đâhg “phụ mẫu chi dân”, như một phản ứng mạnh mẽ thể hiện tinh thần đấu tranh của những người bị áp bức.
Đốì tượng phê phán chính trong những truyện cười dân gian không phải ngẫu nhiên mà phần lớn lại là những kẻ thông trị, tầng lớp trên trong xã hội phong kiến. Tinh thần nhân dân mạnh mẽ lên án thói đạo đức giả, những bất công tồn tại nhức nhối trong lòng xã hội ấy. Từ đó, bản chất của xã hội thôi nát, những chân dung châm biếm về bọn thông trị lần lượt hiện lên, bị soi trước ánh sáng.
Trong khuôn khổ giáo lí phong kiến, Nho giáo luôn đề cao những kẻ cai trị, gọi bằng những mĩ danh “phụ mẫu chi dân” (cha mẹ của dân), hình mẫu chuẩn mực về hạng người ăn trên ngồi tróc này gắn với những đức tính “thanh liêm chính trực”. Nhưng câu chuyện Ông huyện thanh liêm đã đem lại cho ta cái nhìn bất ngờ vạch rõ bản chất của những kẻ đạo đức giả. Quan ông trên công đường luôn nổi tiếng liêm minh chính trực và thậm chí giữ được tấm vỏ bọc ấy đến lúc về hưu. Nhưng thực chất mọi điều hành công lí nằm trong tay quan bà. Lễ lạt cửa sau như đã thành lệ khiến cho bất cứ người dân lành nào cũng phải đi qua để mong hưởng lợi. Người nghe chuyện có thể hình dung ra một “quan bà” khôn ngoan và rất tinh tế biết “giữ thể diện” cho chồng khi có sáng kiến nhận lễ vật là một con chuột hạc. Nguyên nhân của những bất công ngang trái bắt đầu từ kiểu hối lộ tinh vi này. Câu chuyện dẫn dắt đến tình tiết bất ngờ tạo thành tiếng cười phê phán độc đáo. Ban đầu, người đọc còn thông cảm với quan ông khi “không biết” vợ nhận của đút. Nhưng khi nghe trọn vẹn lời mắng : “Bà ngu thế, sao không bảo tôi tuổi Sửu ?” thì đã vỡ oà tiếng cười. Hoá ra, bản chất của quan lại tham nhũng đã bị bóc trần từ thái độ tiếc rẻ ấy ! Suy cho cùng, quan ông cũng chỉ là một con chuột hạc tinh quái, gặm nhấm đục khoét một cách tinh vi mà thôi ! Có lẽ không có lời tô' cáo vạch trần nào sâu sắc hơn là để cho chính đỗì tượng phê phán bộc lộ bản chất của mình.
Câu chuyện Nhưng nó phải bằng hai mày đem đêh cho ta một góc nhìn khác về những kẻ giữ trọng trách cầm cân nảy mực bảo vệ công lí ở nông thôn. Cái đáng trách và đáng thương của những người tham gia xử kiện chính là ở chỗ họ đã tiếp tay một cách ngây thơ cho những kẻ sâu dân mọt nước có lòng tham không đáy. Những thầy lí ở làng xã có quyền hành bao trùm để làm những điều xằng bậy bất chấp công lí. Bàn tay thầy lí là một sáng tạo thú vị của người bình dân khi nhận tiền cả bên nguyên lẫn bên bị. Chuyện kiện cáo đã thành một trò hài hước khi không có kẻ thắng người thua. Triết lí dân gian “ngao cò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi” tỏ ra vô cùng đúng đắn trong trường hợp này. Công lí được cân đong đo đếm bằng sự nhiều ít của đồng tiền bỏ ra. Nguyễn Du cũng từng nói trong Truyện Kiều : “Trong lưng đã sẵn đồng tiền - Mặc lòng 
đổi trắng thay đen khó gì !”. ông lí là người rộng lòng, sẵn sàng ủng hộ lẽ phải, lẽ phải đáng giá năm tiền phải dứt khoát thua lẽ phải mười tiền, đó là công lí của những kẻ lấy đồng tiền làm chuẩn mực. Những anh Ngô, anh Cải là những nạn nhân khờ khạo của kẻ ăn tiền trắng trợn và trơ trẽn. Không có lời nào ý vị và hài hước hơn khi ông lí đưa ra lời kết luận chưng hửag tất cả : “Nhưng nó phải bằng liai mày” - nghĩa là mọi người cùng thắng ! Kẻ hưởng lợi cuối cùng dĩ nhiên là ông lí, được ăn tiền từ hai phía. Đáng sợ hơn là hành động ấy được bộc lộ công khai như ngầm chứa thông điệp : muốn thắng kiện thì phải có nhiều tiền hơn. Những ung nhọt nảy sinh từ đó ! Câu chuyện đã để lại một lời cảnh tỉnh cho mọi người khi vào cửa quan, cho thấy rõ ràng và sinh động chân dung của kẻ cướp ngày.
Hai mẩu chuyện nhỏ trong hàng loạt những truyện cười dân gian đã đem lại cho người đọc người nghe nhận thức sâu sắc về bản chất thối nát của tầng lớp thống trị phong kiến. Không những thế, từ những mẩu chuyện này, nhân dân còn chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất công ngang trái trong xã hội không phải bắt nguồn từ một phía. Sau tiếng cười là thái độ phản kháng, bất bình của nhân dân, đồng thời cũng phản chiếu khát vọng về một lẽ công bằng thật sự ở đời.