Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự

  • Lập dàn ý bài văn tự sự trang 1
  • Lập dàn ý bài văn tự sự trang 2
  • Lập dàn ý bài văn tự sự trang 3
VĂN Tự Sự
KHÁI NIỆM VỀ VĂN Tự sự
Văn tự sự là thể văn trong đó tác giả “phản ánh thế giới bên ngoài bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua một cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” (Theo Từ điển Tiếng Việt - Nxb KHXH, 1994).
Như vậy, tác phẩm tự sự là những tác phẩm có cốt truyện với các nhân vật, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Khi viết, nhà văn thêm vào rất nhiều chi tiết phụ khác để làm cho truyện thêm sinh động.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN Tự sự
Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
Dàn ý chung :
Mở bài : giới thiệu câu chuyện sẽ kề (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,...) ;
Thân bài : những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện ;
Kết bài : kết thúc câu chuyện (có thề nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).
Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.
Ví dụ : tìm hiểu dàn ý của bài vãn “Món quà sinh nhật”.
Bài văn “Món quà sinh nhật” có thể chia làm ba phần :
Mở bài (từ đầu đến “...bày la liệt trên bàn”) : kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
Thân bài (từ “Vui thì vui thật...” đến “...Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”) : kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
Kết bài (phần còn lại) : nêu cảm nghĩ của nhân vật “tôi” về món quà sinh nhật.
Đây là một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Truyện kể về món quà sinh nhật độc đáo của một người bạn trong ngày sinh nhật của nhần vật “tôi”. Nhân vật “tôi” là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất.
Câu chuyện diễn ra trong ngày sinh nhật ở nhà nhân vật “tôi”, lúc buổi tiệc sinh nhật đang vui vẻ, đông đủ bạn bè, nhiều hoa, nhiều quà và rộn rã tiếng cười nói.
Chuyện xảy ra với nhân vật “tôi” (tên Trang). Chuyện có các nhân vật : “tôi”, Thanh, Trinh và các bạn. Nhân vật chính là “tôi” và Trinh. Nhân vật “tôi” giàu tình cảm, sôi nổi. Trinh đằm thắm, dịu dàng và sâu sắc.
Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện chính là tình huông truyện. Tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của nhân vật Trang về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ ngoài ý muốn. Suýt nữa thì Trang trách nhầm người bạn, mà đó lại là một người bạn có tấm lòng thơm thảo thật đáng trân trọng, thể hiện qua món quà sinh nhật sâu nặng tình cảm bạn bè.
Trong truyện, các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã được kết hợp và thể hiện rõ ở những chi tiết sau :
+ Miêu tả quang cảnh buổi sinh nhật.
+ Tâm trạng của Trang khi thấy vắng Trinh, người bạn thân nhất của mình.
+ Tâm trạng của Trang khi thấy Trinh đến.
+ Tâm trạng của Trang khi nhìn thấy món quà độc đáo của Trinh.
+ Cảm nghĩ của Trang về món quà.
Trong văn bản này, tác giả vừa kể theo trình tự thời gian (kể các sự việc từ đầu đến cuối buổi sinh nhật) nhưng trong khi kể, tác giả có dùng hồi ức, ngược thời gian để nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm, từ mấy tháng trước, lúc ổi đang ra hoa...”.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Từ văn bản Cô bé bán diêm, lập một dàn ý :
а.	Mở bài
Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
б.	Thân bài
Lúc đầu : đêm giao thừa rét buốt nhưng em không dám về nhà vì sợ bô" đánh. Em ngồi nép trong một góc tường để tránh rét, nhưng vẫn bị gió rét hành hạ đến nỗi “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.
Sau đó, em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện ra một cảnh ấm áp và đẹp đẽ.
+ Quẹt que diêm thứ nhất, em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi, hơi ấm của que diêm khiến em cảm thấy thật dễ chịu. Que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất.
+ Em quẹt que diêm thứ hai, hiện ra một bàn ăn thịnh soạn ; rồi bàn ăn cũng biến mất khi que diêm lụi tàn.
+ Em quẹt que diêm thứ ba, lần này hiện ra một cây thông Nô-en lớn và trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực. Diêm tắt, cây thông biến mất, “tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”.
+ Trong ánh sáng của que diêm thứ tư, hiện ra hình ảnh bà nội hiền hậu - người độc nhất yêu thương em - đã mất từ lâu. Em nhìn thấy bà nội đang 218
mỉm cười với mình. Em bé sung sướng reo lên, xin bà cho em được đi theo. Que diêm tắt, bà nội vụt biến mất.
Em hô'i hả quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao để níu bà lại. Trong ánh sáng rực rỡ của những que diềm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày, em thấy “bà em to lớn và đẹp lão”, “bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...”.
Kết bài
Sáng hôm sau, trong đống tuyết phủ kín mặt đất, người ta thấy thi thể một bé gái ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn.
Sô' phận của em bé bán diêm gợi niềm xúc động, thương cảm sâu sắc đô'i với những đứa trẻ bất hạnh.
* Các yếu tô' miêu tả và biểu cảm đan xen trong toàn bộ quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm, đặc biệt là những đoạn em bé quẹt diêm. Những cảnh mộng tưởng sau mỗi lần diêm sáng lên và cảnh thực sau mỗi lần diêm tắt được tập trung miêu tả rất sinh động ; kèm theo đó là những tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật.
Lập dàn ý cho đề bài : “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.
Mở bài :
Giới thiệu người bạn của mình là ai ?
Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? (nêu một cách khái quát)
Thăn bài :
Tập trung kể về kĩ niệm xúc động ấy.
Nó xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai ?... (thời gian, hoàn cảnh, nhân vật...)
Chuyện xảy ra như thê' nào ? (mở đầu, diễn biến, kết quả)
Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động như thê' nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)
Kết bài :
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?