Soạn bài Viết đoạn văn thuyết minh

  • Viết đoạn văn thuyết minh trang 1
  • Viết đoạn văn thuyết minh trang 2
VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH
Để có thể viết tốt một đoạn văn thuyết minh, cần phải :
Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.
Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác đề làm rõ ý chung của đoạn.
Sắp xếp hợp lí các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, rành mạch.
Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Hãy sắp xếp ba đoạn văn thuyết minh sau đây theo một trật tự hợp lí :
Tình cảm chân thực, tinh tế của người viết, ngòi bút miêu tả điêu luyện, tài hoa, có duyên ... đã tạo nên nét đặc sắc và giá trị cho tập tùy bút - bút kí “Thương nhớ mười hai”.
Chính tình cảm thiết tha đã tạo nên linh hồn và sức hấp dẫn của “Thương nhớ mười hai”. Bao hàm trong đó là tình cảm gia đình truyền thống đậm đà và cả một “bầu không khí” văn hóa Việt Nam độc dáo với những cỏ hoa thảo mộc đổi thay theo thời tiết bốn mùa, với những phong tục cổ truyền, những thú chơi sành điệu, thanh lịch của người Hà Nội. Tác phẩm đã để lại một giá trị tư liệu quý giá.
ÂÌÌ
Từ sau khi di cư vào Nam, trong hoàn cảnh đất nước cắt chia, Vũ Bằng vẫn luôn hướng vọng về đất Bắc quê hương và Hà Nội. Ông từng gắn bó và bày tỏ nguyện vọng thống nhất đất nước. Tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” của ông là một sự giãi bày nỗi nhớ thương khắc khoải, tình yèu chân thành, thiết tha với quê hương miền Bắc.
Văn bản sau đây có thể chia thành mấy đoạn ? Ý chính của mỗi đoạn được làm rõ bằng những tri thức nào ?
Truyền kì là thể loại truyện ngắn, có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Các môtíp kì ảo thường gặp trong truyện truyền kì là nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, người lấy tiên, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp thuật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường.
Ở Việt Nam thời trung đại, thể loại này rất được ưa chuộng. Các tác phẩm truyền kỉ nổi tiếng của Việt Nam là Thảnh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông (thể kỉ XV), Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Truyền kì tăn phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII), Tân truyền kì lục của Phạm Quỷ Thích (thế kỉ XIX), Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh (thể kỉ XIX),...
Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô tip truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm yếu tố hiện thực và chất nhân văn.
Hãy viết tiếp đoạn văn theo câu văn sau :
Quê em có nhiều phong cảnh đẹp.
Truyện Kiều là tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.