Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)

  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) trang 1
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) trang 2
  • Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) trang 3
TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIEN mạnh HẠO NHIÊN
ĐI QUẢNG LĂNG
{.Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Lí Bạch
Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách hào phóng, siêu thoát, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên”. Thơ ông hiện còn hơn 1000 bài.
Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là :
+ Thể hiện ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường.
+ Thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt.
Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị. Đặc trưng mĩ học của thơ Lí Bạch là sự thông nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tông Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
viết về cuộc chia tay giữa Lí Bạch với người bạn thân - nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên - tại lầu Hoàng Hạc bên dòng sông Trường Giang.
Đề tài
Trong thơ Đường, thơ viết về tình bạn chiếm tỉ lệ rất cao. Các nhà thơ thời Đường đều trân trọng tình bạn :
Hoàng kim vạn lạng dung dị đắc,
Nhân sinh tri kỉ tối nan tầm.
(Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm,
Thê' gian tri kỉ thật khó tìm.)
Lí Bạch là người giao du rộng, kết bạn thân thiết với nhiều người, không kể đến địa vị, tuổi tác. Ông quan niệm :
ơ đời biết nliau quý Cần chi bạc với tiền
(Tặng hữu nhân)
Có thể nói Lí Bạch là nhà thơ của tình bằng hữu. Mạnh Hạo Nhiên là người bạn văn chương, bạn “vong niên” thân thiết của Lí Bạch. Bài Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chỉ Quảng Lăng có sự hội tụ của hai đề tài phổ biến trong thơ Đường : “tông biệt” - “hữu nhân”.
Tình bạn của Lí Bạch
ở bài thơ này không hề có một từ nào nói về tâm trạng, tình cảm nhưng cả bài thơ là một dòng tình cảm.
Bài thơ rất ngắn nhưng có nhiều mối quan hệ. Một chữ “cố nhân” (bạn cũ) tự nó đã gợi lên mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với bạn. Hoàng Hạc lâu (một thắng cảnh thần tiên) với Dương Châu (một thắng cảnh phồn hoa) được nối bởi dòng sông Trường Giang, dòng sông dài thăm thẳm chảy trọn giữa lòng đất nước. Không gian thật bao la, thật thân thiết mà cũng thật xót xa vì giờ đây, giữa tháng ba tươi đẹp thanh bình này, dòng sông ấy lại đưa người li biệt.
Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông, buôn bán của cả vùng Hoa Trung và Hoa Nam. Giữa mùa xuân thanh bình này, hẳn trên sông Trường Giang thuyền bè ngược xuôi tấp nập, vậy mà người đưa tiễn chỉ thấy một cánh buồm đan chiếc (cô pliàm) của cô' nhân. Đó là tấm lòng đã định hướng cho đôi mất - chỉ chú mục vào một cánh buồm của cô' nhân mà thôi. Cánh buồm cô đơn, người ra đi cô đơn, người đưa tiền cũng cô đơn nhìn theo bóng bạn.
Cánh buồm đơn chiếc dần xa, thấp thoáng rồi mất hút...
Cô' nhân đi vào khoảng trời nước xa xăm...
Tâm hồn thi nhân dõi theo cánh buồm đơn chiếc, bị hút theo hình bóng của bạn... xa xăm, trong trời nước bao la.
Thông thường, nhan đề của bài thơ Đường rất ngắn. Bài thơ này rất ngắn, có 28 chữ, mà nhan đề lại. dài, đến 10 chữ. Có lẽ vì phải như thê' mới biểu đạt được con người đẹp giữa không gian đẹp :
Hoàng Hạc lâu - Mạnh Hạo Nhiên - Quảng Lăng
Tất cả đều đẹp mà lại phải biệt li : “tiễn”... “đi”... Chẳng một lời nói về tình, cả bài thơ là một dòng tình - tình bằng hữu của Đường thi.
Ghi nhớ
Bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. Bất hì thời đại nào, tình bạn cũng rất đáng trân trọng.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
Dịch nghĩa
Bạn minh từ biệt lầu Hoàng Hạc đi lên phía Tây. Bây giờ là tiết tháng ba mùa yên hoa, lại tới Dương Châu là đất phồn hoa, thật là một cuộc thắng du.
Sau khi bạn đã xuông thuyền đi rồi, mình còn đứng bờ sông nhìn theo. Bóng xa xa của cánh buồm đã bị khuất trong bầu xanh xanh, chỉ thấy con sông thăm thẳm ở lưng trời mà thôi.
Dịch thơ
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
Ngô Tất Tố dịch
Mạnh Hạo Nhiên là người bạn, đồng thời là nhà thơ Đường đầu tiên được Lí Bạch ngưỡng mộ.
Bài thơ trên đây chỉ có 28 chữ mà Lí Bạch miêu tả đủ cả các chi tiết (chỗ ở, nơi đi, ngày đi, cảnh đi và lòng quyến luyến bạn).
Chỗ ở : lầu Hoàng Hạc, một nơi thắng cảnh ở huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc. Nơi đây có truyền thuyết là nơi Phí Văn Vi thành tiên, cưỡi hạc vàng về đây rồi bay đi.
Nơi đi : Mạnh Hạo Nhiên sẽ đi Dương Châu, một địa điểm nổi tiếng phồn hoa đô hội.
Ngày đi : đó là tháng ba mùa yên hoa (có người nói là mùa hoa khói).
Cảnh đi : Người bạn đi thuyền vào những ngày cuối xuân, trời trong vắt, màu xanh, vì vậy nhà thơ cảm thấy con sông thăm thẳm vắt qua lưng trời.
Từ những chi tiết miêu tả trên đây ta thấy Lí Bạch đã khắc họa thiên nhiên bằng bút pháp tinh tế, không có những cảnh buồn xám lạnh, không có giọt lệ chia li..., thay vào đó là cảnh sông nước, trời mây quyện chặt lấy mốì tình bạn bè. Đọc hai câu cuối lời dịch thơ, ta bỗng nhiên nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều :
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Cũng như tâm trạng của Thúy Kiều do lòng thương nhớ, quyến luyến với người thân - với Lí Bạch và lòng quyến luyến với bạn - cảnh vật quanh mình hiện lên rõ từng nét chứng kiến cảnh chia phôi với nỗi buồn man mác nhưng sâu lắng, thiết tha.
Vũ Dũng