Soạn bài Viết đoạn văn tự sự

  • Viết đoạn văn tự sự trang 1
  • Viết đoạn văn tự sự trang 2
  • Viết đoạn văn tự sự trang 3
  • Viết đoạn văn tự sự trang 4
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN Tự sự
Có nhiều loại đoạn văn trong văn bản tự sự:
Đoạn (các đoạn) mở bài giới thiệu câu chuyện ;
Các đoạn thân bài kể lại diễn biến của các sự việc ;
Đoạn (các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ẩn tượng tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc, người nghe.
Đề viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra như thể nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó ; chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đoạn văn mở bài trong văn bản tự sự có nhiệm vụ gì ?
Giới thiệu câu chuyện.
Kể diễn biến của các sự việc, chi tiết.
Kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng mạnh tới suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.
Cả a, b và c.
Hãy nôi cột A và cột B để có được trình tự cách viết đoạn văn tự sự :
A	B
Bước 1	1. Viết đoạn văn kể lại diễn biến của sự việc
Bước 2	2. Hình dung sự việc xảy ra
Bước 3	3. Sử dụng các phương tiện liên kết để đoạn văn được
mạch lạc, chặt chẽ.
Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tô' miêu tả và biểu cảm trong các trường hợp :
Chẳng may em làm vỡ một lọ hoa đẹp.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng toi , em )
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em đang làm gì ? Vào lúc nào ? Lọ hoa ở chỗ nào ? Tại sao em làm vỡ lọ hoa ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô' miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô' miêu tả : Lọ hoa đẹp như thế nào ? Lọ hoa vỡ ra sao ?...
+ Các yếu tô' biểu cảm : Khi làm vỡ lọ hoa, em cảm thấy thê' nào ? Em
nghĩ gì ?...
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng tôi , em ).
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em đang đi đâu ? Vào lúc nào ? Em gặp bà cụ ở đâu ? Bà cụ đangdàm gì ? Em giúp bà cụ điều gì ? Sau đó, bà cụ nói gì ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô' miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô' miêu tả : Con đường lúc ấy đông đúc như thê' nào ? Đó là một bà cụ như thê' nào ? Bà cụ lúng túng, sợ sệt khi qua đường ra sao ?...
+ Các yếu tô' biểu cảm : Tình cảm và thái độ của em khi thấy cụ già ? Được giúp đỡ bà cụ, em cảm thấy ra sao ? Em suy nghĩ gì ?...
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết.
Bước 1 : lựa chọn ngôi kể (trường hợp này nên chọn ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, “em”).
Bước 2 : xác định thứ tự kể (Em nhận được món quà vào	lúc	nào	?	Dịp
nào ? Ai mang đến ? Độ là món quà gì ? Ai tặng ?...)
Bước 3 : xác định các yếu tô' miêu tả và biểu cảm :
+ Các yếu tô' miêu tả : đó là một món quà như thế nào ?
+ Các yếu tô' biểu cảm : món quà đến với em bất ngờ ra	sao	?	Cảm	xúc
của em khi được nhận món quà ?
Bước 4 : viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
Đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó (không sử dụng yếu tô' miêu tả và biểu cảm), và sau đó so sánh đoạn văn của em với đoạn văn của Nam Cao.
Gợi ý : Lão Hạc cliạy sang nhà tôi báo tin lão vừa bán con chó. Tôi vô cùng ái ngại khi thấy lão cố làm ra vui vẻ nhưng nụ cười thỉ như mếu và đôi mắt thì cứ rưng rưng. Khi tôi hỏi lão “Thế nó cho bắt à ?” thì gương mặt lão vô cùng đau khổ, nước mắt chảy ra và lão bật khóc như một đứa trẻ.
* Đoạn văn của Nam Cao :
Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
Cụ bán rồi ĩ
Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc... (Lão Hạc- Nam Cao)
Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp các yếu tô' miêu tả và biểu cảm để khắc họa vẻ mặt và tâm trạng đau khổ của lão Hạc, đồng thời thể hiện tâm trạng ái ngại, thương cảm của ông giáo.
Các yếu tô' miêu tả : cô làm ra vui vẻ, cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhãn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít, lão hu hu khóc.
-> diễn tả cụ thể và sâu sắc nỗi đau của lão Hạc khi phải dằn lòng bán đi con chó Vàng.
Các yếu tô' biểu cảm : Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lèn khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
-> thể hiện sự cảm thông và thương xót của ông giáo khi chứng kiến nỗi đau của lão Hạc.