Soạn bài Văn bản

  • Văn bản trang 1
  • Văn bản trang 2
  • Văn bản trang 3
  • Văn bản trang 4
  • Văn bản trang 5
  • Văn bản trang 6
  • Văn bản trang 7
  • Văn bản trang 8
  • Văn bản trang 9
  • Văn bản trang 10
VĂN BẢN
Khái niệm văn bản và đặc điếm của văn bản
Khái niệm văn bản
Theo cách hiểu rộng, văn bản là một đơn vị lời nói hay lời viết, có thể dài hoặc ngắn khác nhau, có cấu trúc, có đề tài (hoặc chủ đề) nhất định, như một truyện kể, một bài thơ, một câu tục ngữ, câu khẩu hiệu,... Văn bản vừa là phương tiện để giao tiếp, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Có thể định nghĩa văn bản theo cách sau : văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Văn bản thường gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể, có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có tính hệ thống hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức.
Ví dụ, SGK Ngữ văn 10, tập một đưa ra ba vãn bản sau đây :
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
(Tục ngữ)
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt roi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lẩn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mát nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lên !
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai củng phải ra sức chống thực dân, cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm !
Kháng chiến thắng lợi muôn năm !
Ngày 20 tháng 12 năm 1946
Hồ Chi Minh
Nhận xét :
ữ. Ba văn bản trên gồm một câu tục ngữ, một bài ca dao và một văn bản vãn xuôi. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Dung lượng (số’ câu) của văn bản có thể gồm một câu, hoặc nhiều câu.
Mỗi văn bản trên đều đề cập đến một chủ đề :
Văn bản (1) đúc kết một kinh nghiệm sông, nêu lên sự tác động ảnh hưởng của hoàn cảnh, môi trường sông đối với cá nhân con người.
Văn bản (2) đề cập đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, bị lệ thuộc vào sự may rủi, tình cờ của số phận mà không thể tự mình làm chủ, tự mình quyết định được cuộc sổng.
Văn bản (3) là “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tập trung vào chủ đề kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc, giữ gìn đất nước.
Trong ba văn bản trên, chủ đề được triển khai nhất quán bằng những câu có quan hệ ý nghĩa và có sự liên kết chặt chẽ.
ơ văn bản (2) và (3) có nhiều câu, nhiều đoạn có quan hệ nhất quán và cùng tập trung triển khai chủ đề một cách mạch lạc. Các câu, đoạn đều có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Đặc biệt ở văn bản (3), văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần : mở bài, thân bài và kết bài.
Về hình thức, văn bản (3) có phần mở đầu và kết thúc theo dấu hiệu riêng. Phần mở đầu (bằng một nhan đề), phần thân bài và phần kết thúc (bằng hình thức thích hợp với loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kểu gọi,..).
Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm một mục đích giao tiếp nhất định.
Văn bản (1) nhằm truyền đạt cho người đọc một kinh nghiệm sông (ảnh
hưởng của môi trường, hoàn cảnh đến cá nhân).
Văn bản (2) nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bị lệ thuộc, không tự định đoạt được cuộc sông, tình yêu, hạnh phúc của mình.
Văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên chông thực dân Pháp xâm lược.
Đặc điểm của văn bản
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nliiểu đoạn và có những đặc điểm cơ bản sau đây :
Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
Mỗi văn bản nhàm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
Từ những nhận xét và ghi nhớ trên đây có thể giải thích rõ hơn những đặc điểm của văn bản như sau :
Về mặt nội dung : Văn bản có tính thông nhất về chủ đề. Đây là một phương diện có tính chất quyết định của văn bản. Mỗi văn bản có một chủ đề nhất định. Các từ ngữ, các câu, các đoạn của văn bản liên kết với nhau về nội dung ý nghĩa, cùng tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
cần lưu ý rằng, những câu, những đoạn sắp xếp cạnh nhau, nôĩ tiếp nhau mà không có quan hệ gì với nhau về nội dung ý nghĩa thì không được coi là văn bản, đó là loại “phi văn bản”.
Về mặt hình thức : Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức. Đây là một phương diện rất quan trọng của văn bản. Mỗi văn bản gồm các câu, các đoạn được tổ chức, sắp xếp theo những môi quan hệ, liên hệ nhất định. Toàn bộ các câu, đoạn và những mốì liên hệ giữa chúng tạo thành cấu trúc của văn bản. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí và sự liên hệ của các câu, các đoạn được sắp xếp, kết gắn một cách hợp lí, chặt chẽ.
Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức là văn bản thường có kết cấu (hay bô' cục : mở bài, thân bài, kết bài) chặt chẽ, hoặc phù hợp với đặc điểm, quy định của từng kiểu loại văn bản. Chẳng hạn, phù hợp với thể thức cấu tạo (đơn từ, hợp đồng, biên bản,...), với phương thức biểu đạt (vãn bản miêu tả, tự sự, biểu cảm,...), hay phong cách chức năng ngôn ngữ (văn bản hành chính, khoa học, nghệ thuật,...).
Về tính mạch lạc của vãn bản : Tính mạch lạc là dấu hiệu giúp phân biệt văn bản với “phi văn bản” về mặt tổ chức nội dung. Tính mạch lạc thể hiện ở việc sắp xếp theo một trình tự hợp lí các câu, đoạn, phần của văn bản, sử dụng các phương tiện liên kết thích hợp để gắn kết các câu trong từng đoạn, các đoạn trong từng phần, tạo nên văn bản như một chỉnh thể về mặt nội dung và hình thức.
Về mục đích giao tiếp : Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định. Khi tạo ra văn bản, người nói, người viết bao giờ cũng có một chủ đích hay một ý định giao tiếp nhất định nhằm tác động đến người nghe, người đọc. Để đạt được mục đích giao tiếp được xác định trước, người nói, người viết phải chọn lựa, tổ chức nội dung và cả hình thức, phương tiện liên kết các từ ngữ, các câu, đoạn theo một cách thức nhất định. Nếu mục đích giao tiếp không được xác định rõ ràng, các từ ngữ, câu, đoạn sắp xếp tùy tiện, không phù hợp thì văn bản không đạt được hiệu quả mong đợi.
Về dung lượng (số câu) : Thông thường một văn bản gồm nhiều câu, nhiều đoạn hợp thành, nhưng văn bản cũng có thể chỉ có một câu (tục ngữ, khẩu hiệu,...). Văn bản gồm một câu có thể coi là trường hợp ngoại lệ, rất ít gặp, nhưng nó vẫn được chấp nhận và được xem như một văn bản có tính toàn vẹn. II. Các loại văn bản
1. So sánh các văn bản (1), (2) với văn bản (3) đã dẫn ở trên về những phương diện sau :
Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản : Văn bản (1) đề cập đến một kinh nghiệm sống ; văn bản (2) nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ ; văn bản (3) đề cập đến một vấn đề chính trị: kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ ngữ được sử dụng trong mỗi vàn bản : Văn bản (1), (2) sử dụng các từ ngữ thông thường trong cuộc sống ; văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị - xã hội.
- Cách thức thể hiện nội dung ở mỗi văn bản : Văn bản (1), (2) thể hiện nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể, do đó có tính hình tượng ; văn bản (3) trình bày nội dung trực tiếp bằng những lí lẽ, lập luận nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến chông thực dân Pháp.
Từ sự so sánh trên, chúng ta có thể đi đến nhận định : Văn bản (1), (2) thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (tục ngữ, ca dao, thơ, truyện,...) ; văn bản (3) thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (lời kêu gọi, bản tuyên ngôn, bài bình luận,...).
So sánh các vàn bản (2), (3) đã dẫn ở trên với các vãn bản (4) và (5) sau đây về những phương diện : phạm vi sử dụng, mục đích giao tiếp, từ ngữ và kết cấu của mỗi loại ván bản :
:	Cơ quan cảm giác của cả chép
Cơ quan thị giác là mắt. Mắt cá chép không có mí. Cá chép chỉ nhìn được những vật ở gần, song phân biệt được hình dáng và màu sắc. Cơ quan khứu giác là hốc mủi. Thành hốc mũi có những tế bào khứu giác. Hốc mũi thông với ngoài bằng hai lỗ mũi ở hai bên đầu nhưng không thông với khoang miệng. Cơ quan thính giác là tai trong nằm trong xương sọ ở hai bên thái dương và không lộ ra ngoài. Tai cá chép cảm giác được cả những âm thanh trong không khí truyền vào nước nên cá chép có thể phát hiện được tiếng động ở trên bờ vực nước. Qua áp suất của dòng nước, cơ quan đường bèn giúp cá nhận biết những vật chướng ngại từ xa và xác định phương hướng khi bơi. Cơ quan xúc giác là những râu giúp cá chép phân biệt được các loại thức ăn. Cơ quan vị giác là những tế bào vị giác nằm trong thành khoang miệng và rải rác trên toàn bộ bề mặt da, giúp cá chép phân biệt dễ dàng thức ăn trong bùn cát.
BẢN TƯỜNG TRÌNH
về việc nghỉ học không xin phép
Kính gửi : Cô giáo chủ nhiệm lớp 10A5
Em là Phan Văn Lê, học sinh lớp 10A5 trường THPT Tây Hồ, xin phép được tường trình với cô một việc như sau :
Sáng hôm qua, ngày 14 tháng 4 năm 2006, mẹ em bị đau bụng đột xuất. Bô' đi công tác vắng, nhà không có ai, em phải đưa mẹ vào bệnh viện cấp cứu. Vì vậy nên em không đi học được, và cũng không có giấy xin phép nghỉ học.
Em xin cam đoan sự việc trên là có thực. Kính xin cô xem xét.
Người làm tường trình
(kí tên)
Phan Văn Lê
Về phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trên :
Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật ; văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị ; vần bản (4) dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học ; văn bản (5) dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành chính.
Về mục đích giao tiếp :
Vãn bản (2) nhằm bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc ; văn bản (3) nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến ; văn bản (4) nhằm truyền thụ kiến thức khoa học ; vãn bản (5) nhằm trình bày sự việc.
Về từ ngữ :
Văn bản (2) dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh gợi cảm ; văn bản (3) dùng nhiều từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị ; văn bản (4) dùng nhiều từ ngữ khoa học ; văn bản (5) dùng nhiều từ ngữ hành chính.
Về kết cẩu :
Văn bản (2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát ; văn bản (3) có kết cấu ba phần rõ ràng, mạch lạc, (phần mở đầu và kết thúc có dấu hiệu hình thức riêng thích hợp với loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận) ; văn bản (4) cũng có kết cấu rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ ; vãn bản (5) có kết cấu theo thể thức được quy định chặt chẽ, do đó có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.
Từ sự so sánh trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét : Do mục đích, nội dung giao tiếp, do phương thức biểu đạt, thể thức cấu tạo và lĩnh vực sử dụng khác nhau nên văn bản hết sức đa dạng và phong phú. Mỗi loại văn bản có những đặc điểm riêng có thể dựa vào đó để phân loại. Có thể phân loại văn bản dựa vào những tiêu chí khác nhau : phương thức biểu đạt, thể thức cấu tạo, phong cách chức năng ngôn ngữ,...
0 Trung học cơ sở đã có sự phân loại các kiểu văn bản dựa theo phương thức biểu đạt. SGK Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một ôn lại những đặc điểm của mỗi loại văn bản sau :
Văn bản miêu tả : Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh,... làm cho đô'i tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.
Văn bảp tự sự : Trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Văn bản biểu cảm : Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đốì tượng được nói tới.
Văn bản điều hành (văn bản hành chính - công vụ) : Trình bày văn bản theo một sô' mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Văn bản thuyết minh : Trình bày, giới thiệu, giải thích,... nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đốì tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Văn bản lập luận (văn bản nghị luận) : Dùng lí lẽ và dẫn chúng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.
Lưu ý : Cách phân loại các kiểu văn bản trên đây là dựa vào phương thức biểu đạt chính được dùng trong mỗi kiểu văn bản. Tuy nhiên, trong thực tế, ít có một văn bản nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất mà thường kết hợp, đan xen hai hay nhiều phương thức : trong văn bản miêu tả có yếu tố tự sự và trong văn bản tự sự có yếu tô' miêu tả ; ngay cả trong văn bản lập luận (nghị luận) vẫn có thể có các yếu tô' miêu tả, tự sự, biểu cảm,...
Có thể phân loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ, tức là phân loại theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp mà ở đó văn bản được tạo lập và tiếp nhận. Trong thực tiễn giao tiếp, có thể chia vàn bản thành các lĩnh vực và mục đích khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Thích ứng với mỗi lĩnh vực và mục đích giao tiếp cụ thể, ngôn ngữ của văn bản được thể hiện theo một phong cách riêng, tồn tại theo một kiểu diễn đạt nhất định. Mỗi kiểu diễn đạt đó được gọi là một phong cách chức năng ngôn ngữ.
Theo phong cách chức năng ngôn ngữ, văn bản được chia thành các loại sau :
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, gọi tắt là văn bản sinh hoạt. Ví dụ : lời nói hằng ngày, thư từ, nhật kí, v.v...
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, gọi tắt là văn bản hành chính. Ví dụ : đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật, v.v...
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học, gọi tắt là văn bản khoa học. Ví dụ : sách giáo khoa, tài liệu học tập, các công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, v.v...
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí, gọi tắt là văn bản báo chí. Ví dụ : các tin ngắn, tin tổng hợp, các phóng sự, v.v...
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận, gọi tắt là văn bản chính luận. Ví dụ : bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn, v.v...
Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, gọi tắt là văn bản nghệ thuật. Ví dụ : thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch, v.v...
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới.
Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. Ớ những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng.
(Tài liệu Sinh học)
Phần tích tính thông nhất về chủ đề của đoạn văn (chú ý tới ý khái quát nêu ở câu 1).
Gợi ý : Chủ đề (hay ý khái quát) của đoạn văn tập trung ở câu đầu (Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau.). Chủ đề mối quan hệ giữa cơ
thể và môi trường của đoạn văn được triển khai một cách nhất quán qua các câu tiếp theo đều có quan hệ về nội dung ý nghĩa và có sự liên kết chặt chẽ.
Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn (từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ).
Gợi ý : Chủ đề của đoạn vãn được triển khai tập trung nhất quán : đi từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các câu trong đoạn văn. Câu đầu của đoạn văn nêu chủ đề mốì quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm triển khai ý khái quát trong câu đầu (câu chủ đề) bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây trong những môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong đoạn văn đều xoay quanh, triển khai và làm rõ chủ đề đó.
Đặt nhan đề cho đoạn văn.
Gợi ý : Tất cả các câu trong đoạn văn đều tập trung nhất quán, triển khai và làm rõ chủ đề mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Vì vậy, có thể đặt cho đoạn văn nhan đề : Mối quan hệ giữa cơ thề và môi trường.
Sắp xếp những câu sau đây thành một vãn bản hoàn chỉnh, mạch lạc ; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp.
Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc.
Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”.
“Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và củng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở Chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người.
Gợi ý : Có thể sắp xếp các câu theo thứ tự : câu (1), (3), (5), (2), (4) ; hoặc câu (1), (3), (4), (5), (2).
Có thể đặt cho văn bản nhan đề : “Việt Bắc” - những kỉ niệm sâu nặng và nghĩa tình đằm thắm đôi với cách mạng và kháng chiến.
Viết một số câu khác tiếp theo câu vãn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thông nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.
Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng.
Gợi ý : Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị hủy hoại ngày càng nghiêm trọng. Đó là do những hậu quả sinh thái của sự phát triển. Nhiều người cho rằng sự phát triển dân số và tiêu dùng không kiểm soát đang kéo theo những hậu quả chủ yếu về môi trường sinh thái. Hiện nay tình hình mất cân bằng sinh thái đã trở nên nghiêm trọng, vì vô số người đang có những như cầu khẩn thiết, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa, tiến bộ kĩ thuật, tiêu dùng. Tất cả đều gắn với nhau và cùng nhau tăng lên, làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Một điều ai cũng dễ thấy là một cây bị đốn đi làm giảm bớt một ít khả năng tái tạo không khí mà chúng ta hít thở ; thực vật thì đang giảm bớt, còn số người đang thở thì lại tăng lên không ngừng. Điều đó đang tác động tới sức khỏe của con người.
Có thể đặt tiêu đề cho văn bản trên : Nguy cơ của con người trước môi trường sống đang bị hủy hoại.
Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh (chị) hãy xác định rõ những vấn đề sau đây :
Đơn gửi cho ai ? Người viết đơn ở cương vị nào ?
Mục đích viết đơn là gì ?
Nội dung cơ bản của đơn là gì ? (xưng họ tên, nêu lí do xin nghỉ, thời gian nghỉ, lời hứa thực hiện đầy đủ các công việc học tập khi phải nghỉ học,...)
Kết cấu của đơn như thế nào ? (quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng năm, họ tên và địa chỉ người nhận, nội dung đơn, kí tên,...)
Hãy viết một lá đơn đáp ứng các yêu Cầu trên của văn bản hành chính.
Gợi ý : sau đây là bô' cục của một đơn xin nghỉ học
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi : 	
Tên em là : 	
Học sinh lớp :	trường : 	
Lí do xin nghỉ học : 	
Thời gian nghỉ học :	
Lời cảm ơn, hứa hẹn : 	
	, ngày.	tháng.	năm	
Kí tên
(Họ và tên)
Văn bản là gì ?
Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Văn bản thường bao gồm nhiều câu.
Cả ba ý trên.
Dòng nào dưới đây không nói đúng đặc điểm của văn bản ?
Mỗi vãn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
Văn bản phải từ hai câu trở lên.
Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.
Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung : thường mở đầu bằng một tiêu đề và có dấu hiệu kết thúc thích hợp với từng loại văn bản.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
Từ tháng giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng hai lá non mới bắt đầu ló ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhụy thơm, không còn ngậm ý giấu tình như trước nữa. Đó là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó” ; trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại, chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thi vào khoảng này cũng trổ lá non nhưng nhúm lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên mặt đất, sau một đêm mưa tuyết.
Cũng như người con gái dậy thì lớn lên và đẹp không ai biết, chỉ khoảng cuôi tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn lên, lá non màu xanh cốm giát dún dẩy đu dưa một cách đa tỉnh làm cho người đa cảm tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng, vẫy gọi... Đến cuối tháng ba, lá bàng xum xuê che kín cả đường đi. Dọc theo con sông đào chạy ngang các thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu... những cây bàng đứng soi bóng xuống sông đào chạy dài tít tắp hàng chục cây số, trông như thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá non...
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)
Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để tả cây bàng và cây sầu đâu tháng hai ? Những hình ảnh ấy có chính xác và sinh động không ?
Nhận xét những hình ảnh tả cây bàng tháng hai và cây bàng tháng ba để thấy ngòi bút của tác giả đã tả được sự chuyển biến của cây lá theo thời gian.
Vì sao có thể liên tưởng cây bàng tháng ba “như thể một cái tàn bất tuyệt, khổng lồ” và bóng lá bàng như “một cái hang kết bằng lá non” ?