Soạn bài Lập luận trong văn nghị luận

  • Lập luận trong văn nghị luận trang 1
  • Lập luận trong văn nghị luận trang 2
  • Lập luận trong văn nghị luận trang 3
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.
Để xây dựng lập luận trong văn bản nghị luận, cần xác định được luận điểm chính xác, minh bạch ; tìm các luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lí.
Trình bày luận điểm
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý :
Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.
Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điếm. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là :
+ Nêu luận điểm (viết câu chủ đề của đoạn văn).
+ Trình bày luận cứ đế làm sáng tỏ luận điểm.
+ Phôi hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ.
+ Chuyển đoạn.
Ví dụ 1 : Huống gì thành Đại La, kinh đô củ Cao Vương : Ớ vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật củng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước ; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của dể vương muôn đời.	(Lí Công uẩn, Chiếu dời dô)
Trong đoạn văn trên, “huống gì” là thành phần chuyển đoạn.
Luận điếm là : thành Đại La “thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đắt nước ; cũng là nơi kinh dô bậc nhất của đế vương muôn dời”.
Luận điểm ấy bao gồm các luận cứ : “Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được
cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã dũng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng ; đắt đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa”.
Ví dụ 2 : bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh Luận đề của bài văn là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Luận điểm xuất phát của bài văn ỉà “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”.
Bài văn xây dựng các luận điểm sau để làm rõ luận đề :
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yểu nước của dân ta.
Đồng bào ta ngày nay củng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Luận điểm chính được nêu ở phần kết luận : “Bổn phận của chúng ta là
làm cho những của quý kín dáo ấy (tinh thần yêu nước - người trích) đều được đưa ra trưng bày”.
Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe).
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
... Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt dối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành cliinlfsacli ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng dặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm tho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.	(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Xác định luận điểm của văn bản trên. Luận điểm ấy thể hiện trong câu văn nào ?
Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm rõ luận điểm ?
. 257
Để giải thích và chứng minh luận điểm “Thiên tài từ cần mẫn”, một bạn chuẩn bị các luận cứ sau :
M.Go-rơ-ki nói : “Thiên tài là lao động. Thiên phú giống như đốm lửa, nó có thể lụi tắt, cũng có thể hùng cháy. Và cách làm cho nó trở thành rừng lửa thì chỉ có một, đó là lao động và lao động".
Lê-ô-na đơ Vanh-xi là một họa sĩ tài danh nước Ý thời Phục hưng. Lúc nhỏ, ông theo học Phlô-ki-ô. Thầy giáo thoạt đầu không dạy ông sáng tác tác phẩm nào mà chỉ bắt vẽ quả trứng. Ông đã vẽ hết quả này đến quả khác, nhưng thầy vẫn bắt ông phải vẽ nữa. Vẽ liền một lúc mười mấy ngày để luyện tay, luyện mắt. Nhờ vậy, sau này ông đã trở thành một bậc thầy.
Vương Miện thuở nhỏ nhà nghèo, phải đi ở chăn bò, không có tiền đi học. Nhưng ông quyết tâm tự học. Những khi lùa bò đi chăn, ông buộc quyển sách mượn được lên sừng bò, quyết chí học. Khi bò no cỏ thì ông vừa quan sát phong cảnh, vừa tập vẽ. Ỏng rất cô' gắng suy xét, thể nghiệm, không hề ngơi nghỉ. Và cuối cùng đã trở thành một họa sĩ tài danh.
Phran-klin nói : “Bạn có yêu cuộc sống không ? Vậy thì đừng lãng phí thời gian. Vì thời gian là tài liệu tạo nên cuộc sống”.
Trai-cô'p-xki nói : “Dù một người có địa vị cao nhưng không lao động gian khổ thì không những không làm nên sự nghiệp lớn mà ngccy cả thành tích bình thường củng không đạt được".
Phạm Ngũ Lão vô'n là người đan sọt ở làng Phù ủng. Một hôm, ông vừa ngồi đan sọt vừa mải nghĩ đến việc nước đến nỗi đoàn quân của Hưng Đạo Vương đi đến mà ông vẫn không hay biết ; bị lính đâm giáo vào đùi, ông vẫn thản nhiên. Hưng Đạo Vương hay chuyện, thu nhận ông làm bộ tướng, về sau, Phạm Ngũ Lão trở thành danh tướng của thời Trần.
Theo em, luận cứ nào không có tác dụng phục vụ cho luận điểm ? Vì sao ?
Sắp xếp lại các luận cứ đúng và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, rv.