Soạn bài Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều)

  • Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) trang 1
  • Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) trang 2
  • Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) trang 3
NỖI THƯƠNG MÌNH
(Trích “Truyện Kiều”)
Nguyễn Du
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn “Nỗi thương mình”, trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong “Truyện Kiều”, tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
Đoạn trích gồm 20 dòng, có thể chia làm hai đoạn :
Đoạn 1 (từ dòng thứ nhất đến dòng 12) : nỗi đau xót, tủi nhục của Kiều khi phải tiếp khách.
Đoạn 2 (còn lại) : sự thờ ơ, cô độc của nàng trong cuộc sông lầu xanh.
Đọc - hiểu văn bản
Đoạn 1
Bôn câu đầu tả cuộc sống của Kiều trong kiếp kĩ nữ ở lầu xanh :
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.
Các cụm từ “bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh” là những cách nói ước lệ, sử dụng điển cố, điển tích, diễn tả cuộc sông trăng gió cùng với sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi ở lầu xanh. Thúy Kiều là người con gái luôn có ý thức về nhân phẩm và trinh tiết. Ngay trong tình yêu với Kim Trọng, khi “Sóng tinh dường đã xiêu xiêu - Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”, Kiều vẫn quyết giữ sự trong trắng của mình :
Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên Bộc, trong dâu,
Thỉ con người ấy ai cầu làm chi !
Vội chi liễu ép hoa nài,
Còn thân ắt cũng đền bồi có khi !
Một con người như thế mà bây giờ phải đem thân mua vui cho khách làng chơi đến từ bôn phương, quả là điều đau xót. Ngày tháng của Kiều cứ trôi qua trong rã rời để rồi có lúc nào đó, Kiều bàng hoàng thảng thốt :
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Nơi lầu xanh “cuộc say đầy tháng, trận cười thâu đêm”, thì chỉ “khi tỉnh rượu, lúc tàn canh", Kiều mới có những khoảnh khắc để đối diện với chính con người mình. Thời gian ấy, không gian ấy thật vắng lặng, cô liêu. Nhịp thơ 3/3 ở câu đầu như gợi bước đi của thời gian. Đến câu thơ thứ hai, nhịp thơ thay đổi đột ngột : Giật mình / mình lại thương mình / xót xa. Hai chữ giật mình kết hợp với cách ngắt nhịp đột ngột diễn tả tâm trạng thảng thốt của Thuý Kiều. Từ “mình" mang thanh bằng nhưng không gợi sự nhẹ nhàng mà lại gợi cảm giác nặng nề bởi nó lặp lại ba lần trong một câu thơ, nghe như những tiếng nấc nghẹn ngào.
Những hình ảnh, từ ngữ trong bốn câu thơ tiếp theo được đặt trong sự đôi lập diễn tả tâm trạng đau đớn, tủi hổ đến ê chề của Kiều :
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !
Quá khứ đôi lập với hiện tại, đối lập một cách khóc liệt. Dĩ vãng chỉ được gợi lên qua một câu : Khi sao phong gấm rủ là ; còn hiện tại được nhắc đến liên tiếp trong ba câu thơ. Kiều vừa nhớ lại những tháng năm hạnh phúc “êm đềm trướng rủ màn che" thì hiện tại khốc liệt đã ập đến, ập đến trùng trùng nghiến nát quá khứ tươi đẹp một cách phũ phàng. Ngày trước được nâng niu trong gấm lụa, bây giờ như cánh hoa tan tác giữa đường. Từ nghi vấn “sao” được sử dụng vừa trong phép đôi, vừa theo phép điệp, kết hợp với các thành ngữ chéo “dày gió dạn sương", “bướm chán ong chường", tạo nên một giọng điệu đau xót, ê chề cho thân phận. Những từ “znặí” và “thân" vừa có nghĩa thực, vừa là những ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận. Nhân phẩm ấy, thân xác ấy bây giờ chỉ là thứ để khách làng chơi dày vò, mua vui, còn mình thì chỉ có đớn đau, tủi nhục :
Mặc người mưa Sở mây Tần,
Riêng mình nào biết có xuân là gỉ.
Câu thơ lại thêm một sự đôi lập : đôi lập giữa mình và người.
Đoạn còn lại
Không chỉ có quá khứ đối lập với hiện tại, mà chính cuộc sông hiện tại cũng là một sự đốì lập bẽ bàng. Cuộc sông nơi lầu xanh, bề ngoài cũng có vẻ tao nhã, có đủ cả “cầm, kì, thi, hoạ” (Đòi phen nét vẽ câu thơ — Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa), cảnh thì cũng đủ cả “phong, hoa, tuyết, nguyệt” (Đòi phen gió tựa hoa kề - Nửa rèm tuyết ngậm, bốn bề trăng thâu). Thật mỉa mai khi sự nhơ nhớp được che đậy bằng một vẻ ngoài tao nhã. Kiều sống trong khung cảnh ấy một cách gượng gạo, nhân phẩm cao quý không thể hoà nhập vào cuộc sông dơ bẩn, cho nên :
Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai ?
Trong lòng buồn mà ngoài mặt phải gượng làm vui, điều đó mới càng đau khổ, càng tủi sầu hơn. Tâm trạng đã như thế, khung cảnh dẫu có đẹp thì vẫn cứ hững hờ :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui dâu bao giờ ?
Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất về mốì quan hệ giữa cảnh và tình, khái quát đúng một quy luật tâm lí của con người ở mọi thời đại.
Đặc sắc nghệ thuật củạ đoạn trích
a. Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của đoạn trích là nghệ thuật đối xứng, biểu hiện ở nhiều dạng thức :
Những cụm từ đổì xứng : bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường, mưa Sở mây Tần, gió tựa hoa kề, nét vẽ câu thơ..., đặc biệt là những cụm từ có cấu trúc đan xen như bướm lả ong lơi, dày gió dạn sương, bướm chán ong chường có tác dụng nhấn mạnh làm cho sự vật mơ hồ, không cụ thể mà lại gây cảm giác kéo dài, lặp đi lặp lại. Kiểu diễn đạt đó tạo nên một ám ảnh nặng nề, day dứt.
Đốì xứng trong một câu (tiểu đốì) :
+ Cuộc say đầy tháng / trận cười suốt đêm + Sớm đưa Tống Ngọc / tối tìm Trường Khanh + Khi tỉnh rượu / lúc tàn canh
+ Nửa rèm tuyết ngậm / bốn bề trăng thâu + Cung cầm trong nguyệt / nước cà dưới hoa
Đốì xứng về ý trong từng cặp lục bát :
+ Ẵ7Ú sao phong gấm rủ là / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường + Mặt sao dày gió dạn sương / Thân sao bướm chán ong chường bấy thân + Mặc người mưa Sở mây Tần ỉ Riêng mỉnh nào biết có xuân là gì
Đốì xứng giữa hai cặp lục bát :
+ Đòi phen gió tựa hoa kề... / Đòi phen nét vẽ câu thơ...
Nghệ thuật đôi xứng có tác dụng vừa nhấn mạnh ý thơ, vừa làm cho lời thơ đăng đối, nhịp nhàng.
Đoạn trích rất tiêu biểu cho bút pháp ước lệ của văn học trung đại. Bút pháp ước lệ trong đoạn trích thể hiện ở lôi dùng điển cố, điển tích, dùng những hình ảnh khuôn sáo nhưng vẫn tự nhiên. Với lôi diễn đạt ấy, tác giả đã miêu tả được cuộc sông đau khổ của Kiều ở lầu xanh mà vẫn không gây cảm giác sông sượng, trần trụi. Nguyễn Du rất thương yêu nhân vật của mình nên mỗi khi nói về nỗi đau khổ của Kiều, nhà thơ vẫn thường diễn đạt theo bút pháp ước lệ như thế.
Tổng kết
Thương thân xót phận và ý thức cao về nhàn cách là chủ đề của đoạn trích. Tác giả dã sử dụng một cách tập trung nghệ thuật dối xứng dể làm nổi bật chủ đề đó.