Soạn bài Khái quát lịch sử Tiếng Việt

  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 1
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 2
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 3
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 4
  • Khái quát lịch sử Tiếng Việt trang 5
KHÁI QUÁT LỊCH sử TIẾNG VIỆT
Lịch sử phát triển của tiếng Việt
Lịch sử tiếng Việt gắn bó với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn - Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt ngày càng trỗ nên phong phú, tinh tế, uyển chuyển, có đầy đủ khả năng đảm đưcmg vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chữ viết tiếng Việt
Chữ Nôm là một thành quả văn hóa lớn lao, biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc và là phương tiện sáng tạo nên một nền văn học chữ Nôm ưu tú, nhưng do có nhiều hạn chế nên đã được thay thế bằng chữ quốc ngữ, một hệ thống chữ viết ưu việt, có vai trò quan trọng trong dời sống xã hội và sự phát triển của đất nước ta.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Trong các phán đoán dưới đây, phán đoán nào đúng nhất cho nhận định : “Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt” ?
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng. Dân tộc Việt có ngôn ngữ của mình là tiếng Việt.
Tiếng Việt được các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam dùng làm công cụ giao tiếp chung.
Tiếng Việt được dùng trong mọi hoạt động xã hội Việt Nam.
Tiếng Việt giữ vị thế là một ngôn ngữ quốc gia.
Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua mấy giai đoạn ?
Hai giai đoạn : Trước và sau Cách mạng tháng Tám
Ba giai đoạn : Thời kì dựng nước, thời kì Pháp thuộc, thời kì sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
Bôn giai đoạn : Trong thời kì dựng nước, thời kì độc lập tự chủ, thời kì Pháp thuộc, thời kì sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Năm giai đoạn : Thời kì dựng nước, thời Bắc thuộc, thời độc lập tự chủ, thời Pháp thuộc, thời kì sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ gì ?
Bắc Á.	b. Tây Á.	c. Đông Á.	d. Nam Á.
Nhiều nhà Việt ngữ học đã chứng minh tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, dựa vào kết quả nghiên cứu nào sau đây :
Tiếng Việt xuất hiện và trưởng thành rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có một nền vẳn minh nông nghiệp đạt đến trình độ phát triển khá cao.
Tiêhg Việt có cội nguồn với nhiều ngôn ngữ khác ở Việt Nam, ở bán đảo Đông Dương và ở khu vực Đông Nam châu Á.
Có họ hàng với nhiều ngôn ngữ khác ở châu Phi.
Cả a, b đều đúng.
Thời kì dựng nước có loại chữ nào được vay mượn để phát triển mạnh mẽ tiếng Việt ?
Chữ Hán	b. Chữ Nôm
Chữ quốc ngữ	d. Cả a, b, c đều đúng
Thời kì độc lập tự chủ có loại chữ nào được dùng để ghi lại tiếng Việt ?
Chữ Hán	b. Chữ Nôm
c. Chữ quốc ngữ	d. Cả a, b đều đúng
Trong lịch sử, người Việt đã dùng loại chữ nào để ghi tiếng Việt ?
Chữ Hán	b. Chữ Nôm
c. Chữ quốc ngữ	d. Cả b, c đều đúng.
Thuật ngữ khoa học tiếng Việt được xây dựng dựa vào những cách thức nào ?
Phát âm thuật ngữ khoa học qua ngôn ngữ của phương Tây.
Vay mượn thuật ngữ khoa học - kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc.
Đặt thuật ngữ thuần Việt.
Cả a, b, c đều đúng.
Điền từ thích hựp vào chỗ trông :
Vào nửa đẩu thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào /.../ để xây dựng một thứ chữ mới để ghi âm tiếng Việt.
a. Tiếng Pháp.	b. Tiếng Anh.
c. Tiếng Mã Lai.	d. Bộ chữ cái La tinh.
Một tổ chức vận động cách mạng hồi đầu thế kỉ XX đã ra sức cổ động cho việc học tập và phổ biến chữ quốc ngữ, có tên gọi là :
a. Đông kinh nghĩa thục.	b. Đông du.
c. Quang phục hội.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Tiếng Việt đựỢc dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kì nào ?
Thời kì dựng nước.
Thời kì độc lập tự chủ.
Thời kì từ 1945 đến 1954.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.
Hãy chọn từ thích hợp trong các từ : đinh ninh, lom khom, phất phơ, loắt choắt, vằng vặc, song song, lác đác, xinh xinh, lóng lánh, nghênh nghênh, le te, thoăn thoắt, lập loè, để điền vào chỗ trông trong các đoạn thơ sau :
Vầng trăng /.../ giữa trời,
/.../ hai miệng, một lời /.../
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
/.../ dưới núi, tiều vài chú,
/.../ bên sông, chợ mấy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
Năm gian nhà cồ thấp /.../,
Ngõ tối đêm sâu đóm /.../ .
Lưng giậu /... / màu khói nhạt,
Làn ao ỉ ...ỉ bóng .trăng loe.
(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)
Chú bé /.../
Cái xắc /.../
Cái chân /.../	,
Cái đầu ỉ... ỉ	(Tố Hữu, Lượm)
Điền vào chỗ trông những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao : lặn lội bờ sông, kiếm ăn, đậu phải cành mềm, tối tăm mù mịt:
Con cò đi đón cơn mưa,
/.../ ai đưa cò về.
Cò về đến luỹ cò ơi !
Con mày bỏ đó ai nuôi hỡi cò ?
Trời mưa quả dưa vẹo vọ,
Con ốc nằm co,
Con tôm đánh đáo,
Con cò /... /.
Con cò /.../,
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Con cò mà đi ăn đêm,
/.../, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Điền vào chỗ trông những nhóm từ sau cho phù hợp với mỗi câu ca dao : quả xoài trên cây, cái chổi đầu hè, củ ấu gai, lá đài bi :
Thân em như /.../,
Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
Thân em như /.../,
Ngày thì dãi gió, đêm thì dầm sương.
Thân em như /.../,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Thân em như /.../,
Gió đông gió tây gió nam gió bấc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành.
Điền những đại từ sau đây vào chỗ trông : bao nhiêu, mình, ai, bao giờ, ta, chàng, thiếp :
/.../ đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm ?
/.../ ơi cho /.../ theo cùng,
Đói no /.../ chịu, lạnh lùng /.../ cam.
/.../ ơi đừng bỏ ruộng hoang,
/.../ tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
/.../ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
/.../ về có nhớ /.../ chăng,
/.../. về, /.../ nhớ hàm răng /.../ cười.
Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời” ?
thiên thu	b. thiên thư c. thiên hạ	d. thiên thanh
Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tô nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép ?
hoa	b. sơn	c. thuỷ	d. học
Từ nào sau đây có yếu tố “hữu” cùng nghĩa với “hữu” trong “bằng hữu” ?
hiền hữu	b. hữu ngạn c. hữu hạn	d. Cả ba từ.
Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau :
học	b. quốc	c. quyết	d. nghĩa
Từ Hán việt nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ ?
a. quốc gia	b. quốc kì	c. quốc huy	d. quốc thể
Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau đây :
a. mục đồng	b. thạch mã	c. thiên thu	d. mãnh hổ
Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau :
a. tiền (trước) :	b. hậu (sau) :
c. dương (ánh sáng mặt trời) :	d. phi (bay) :
hạ (xuôhg) :	f. điền (ruộng) :
Sử dụng từ Hán Việt không nhằm mục đích nào sau đây?
a. Tạo sắc thái trang trọng.	b. Tạo sắc thái tao nhã.
c. Tạo sắc thái cổ kính.	d. Tạo sắc thái dân dã.
Trong những từ dưới đây, từ nào dùng để nói cái chết của những anh hùng liệt sĩ ?
từ trần	b. hi sinh	c. băng hà	d. viên tịch
Trong những từ dưới đây, từ nào dùng để nói cái chết của nhà vua ?
từ trần	b. hi sinh	c. băng hà	d. viên tịch
* Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 26 - 28 :
Đền Văn Hiến ở xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) thờ ông Tô Hiến Thành, một vị đại thần triều Lí. Trong đền có pho tượng Tô Hiến Thành được nhiều người khen ngợi.
Bức tượng này bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, cao chừng một mét rưỡi, nghĩa là gần bàng người thật. Tư thế vị đại thần uy nghi, phong nhã, khuôn mặt trông nghiêm trang mà hiền hậu.
Tượng đặt trên bệ gỗ ngai vàng. Một tay ngai chạm một con rồng. Đầu rồng chầu về phía trước, thân uốn lượn về phía sau, hai bên đuôi chụm lại hậu ngai thành một bông sen nở. Tượng ông Tô mặc áo bào thụng. Hai tay tượng nâng'tấm thể bài gắn mặt gương tròn chiếu về phía trước, những ngón tay thon thả, mềm mại như tay Phật. Ngực áo bào thêu một con long mã cắp chữ “Thọ” đang phi nước đại trên những lớp sóng nhấp nhô.
Phải chăng đó là hình ảnh của Thái uỷ Tô Hiến Thành : thanh cao như rồng bay, khoẻ mạnh như tuấn mã, tả xung hữu đột giữa biển khơi và sống mãi với nhân gian.
(Minh Nhương)
Tìm những từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
Những từ Hán Việt đưực sử dụng trong đoạn văn trên nhằm mục đích gì ?
Tạo sắc thái trang trọng.	b. Tạo sắc thái tao nhã.
c. Tạo sắc thái cổ kính.	d. Hai ý a và c.
Tình cảm nổi bật trong câu văn “Phải chăng đó là hình ảnh của Thái uỷ Tô Hiến Thành : thanh cao như rồng bay, khoể mạnh như tuấn mã, tả xung hữu đột giữa biển khơi và sống mãi với nhân gian” là gì ?
a. Tin tưởng	b. Thương yêu c. Kính ngưỡng