Soạn bài Lập dàn ý bài văn nghị luận

  • Lập dàn ý bài văn nghị luận trang 1
  • Lập dàn ý bài văn nghị luận trang 2
  • Lập dàn ý bài văn nghị luận trang 3
  • Lập dàn ý bài văn nghị luận trang 4
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo thứ tự hợp lí, có trọng tâm. »
Dàn ý bài văn nghị luận gồm ba phần :
Mở bài : giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề ;
Thân bài : triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ;
Kết bài : nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
1. Đọc văn bản sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
ĐI ẨU
Hàng ngày, không ai có thể đứng yên một chỗ mà cần phải di chuyển. Đó là sự đi lại (trừ phi người ốm nằm bất động). Có rất nhiều phương tiện giúp người đi cho nhanh, cho đỡ mệt. Nhưng tùy cách đi, có cách đẹp, đáng khen ; có cách xấu, đáng chê.
Thành phố nào cũng thường đông đúc, chật hẹp nên phải có quỵ định cho người đi bộ, cho các loại xe cộ. Nước ta có tập quán đi bên tay phải. Bên phải là đúng luật.
Dáng đi bộ thường khoan thai, uyển chuyển. Đi bộ không gõ guôc cồm cộp, không lê dép quèn quẹt, củng không chen lấn xô đẩy. Đi bộ mà lại chen vào giữa hai người khác đi ngược chiều là đi... ẩu.
Còn xe cộ ? Xe mà nhảy lèn hè để đi là sai. Phóng nhanh, vượt ẩu, đâm vào người khác, không những không xin lỗi mà còn quay lại cà khịa với người bị đâm lại càng sai. Ây là chưa kể có những kẻ chuyên ăn vạ về chuyện này thì lại càng sai biết chừng nào ! Đáng trách hơn, cả mấy cậu học sinh “choai choai” cứ ngang nhiên ngồi trên xe, phóng xe ngay trên bãi cỏ công viên làm cho các em nhỏ, cụ già sạ xanh cả mặt.
Đêm yên tĩnh, cứ rú ga, bóp còi inh ỏi thì đáng phải phạt lắm. Đua xe đánh võng thì đáng “bỏ tù” vì coi thường tính mạng người khác. Lái xe không có bằng, say bia, say rượu, gây tai nạn rồi bỏ chạy... là một cái thói đi ẩu, cần xử lí thật nghiêm.
Đi xe máy, ô tô mà có những thái độ “láo xược” ấy thì dù có xe đẹp đến đâu, áoyquần có sang đến mẩy chẳng qua cũng chỉ là kẻ thiếu văn hóa, thiếu giáo dục mà thôi.
. An toàn là cần thiết. Dáng đi đứng, sự đi lại cũng cần phải đúng luật lệ. Đó là biểu hiện nếp sống văn minh của đời sống, khẩn trương nhưng trật tự, kỉ cương chứ không thể tùy tiện, vong mạng, bất chấp xã hội.
Đương nhiên, muốn thế, phải nghiêm pháp luật. Những nhà chức trách phải làm hết trách nhiệm của mình, chẳng hạn : phải có vỉa hè cho người đi bộ, phải có đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu ở các ngã ba, ngã tư... ; phải phạt thật nặng với những kể cố tình coi thường luật lệ như đi ngược chiều, đi vào đường cấm, cố tình vượt đèn đỏ, ban đêm rú ga để nghịch chơi, say bia, say rượu còn lái mô tô, ô tô vù vù...
Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lèn. Chuyện đi lại là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ.
Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỉ cương pháp luật của một thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm càng tốt.
(Theo Băng Phương)
Bài văn nghị luận về vấn đề gì ?
Lập dàn ý của bài văn.
Dàn ý trên có thể khái quát thành dàn bài chung sau đây được hay không ? Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Thân bài :
Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó) ;
Nêu các mặt đúng, sai, lợi, hại của sự việc, hiện tượng ;
Bày tỏ thái độ khen, chê đối với sự việc, hiện tượng ;
Nêu nguyên nhân tư tưởng, xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng.
Kết bài : Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng.
Đọc văn bản sau đây và thực hiện những yêu cầu bên dưới :
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Đạt nước Việt Nam mẩy nghìn năm văn hiến vốn có truyền thống hiếu học. Hình ảnh những anh học trò nghèo dùi mài kinh sử, đỗ đạt vinh quy hái tổ luôn luôn xuất hiện trong các câu chuyện dân gian. Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc vừa qua, chiến sĩ trong ngục tù vạch lên tường để học ; đêm hỉnh dân học vụ, ánh đuốc hập bùng soi lên vở. Anh hùng thay một dân tộc đội bom đi học. Giặc muốn đẩy ta vào tối tăm thời đồ đá, nhưng trí tuệ Việt Nam vẫn rực sáng muôn trùng. Từ truyền thống hiếu học đó, nhân dân ta rát coi trọng người thầy, đề cao đạo lí tôn sứ trọng đạo với quan niệm “không thầy đố mày làm nên”.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người, khơi dậy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, vun đắp cho xã hội văn minh. Đội ngũ giáo viên vật lộn với khó khăn, thiếu thốn, từng trang giáo án thấm đượm mồ hôi và trí tuệ, tận tâm với nghề, với học sinh, đóng góp tích cực vào việc xây dựng thế hệ tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, nhất là khi mặt trái của cơ chế thị trường để ra lối sống tôn thờ đồng tiền thì việc tôn sư trọng đạo ở nơi này, nơi khác không còn được như trước. Một số gia đinh cậy quyền thế hoặc lắm tiền đã xem thường người thầy, coi họ như là nhân công của một công việc nào đó, họ phải có bổn phận,chăm sóc, dạy dỗ con mình chu đáo ! Một số gia đình “khoán trắng” cho trường học, không hề quan tâm đến thầy giáo, mọi sự dốt nát, hư hỏng của con mình đều đổ lên đầu người thầy. Một sô' học sinh do kém giáo dục của gia đình và xã hội đã coi thường giáo viên, và có nơi đã xảy ra học sinh đánh chửi cả thầy giáo, cô giáo. Mặt khác, cùng phải thấy rằng, do đời sống khó. khăn phải mưu sinh, một số giáo viên không giữ được phẩm chất cao quý của người thầy, đánh mất đi tấm gương để mọi người nể trọng. Những hiện tượng không hình thường đó không thề chấp nhận ở một đất nước có truyền thống văn hiến, tôn sư trọng đạo.
Để sự nghiệp giáo dục ở nước ta ngày càng phát triển, truyền thống tôn sư trọng đạo ngày càng tỏa sáng, chúng tôi nghĩ rằng :
Cần làm cho toàn xã hội tôn vinh nghề giáo, thấy dược vai trò quan trọng của người thầy trong việc “trồng người”. Đào tạo nhân tài cho đất nước.
Nhà nước cần có chính sách cải thiện đời sống giáo viên để giáo viên có thể yên tâm dạy học, hết lòng vì nghề.
Đội ngủ giáo viên phát huy phẩm chất đạo đức, thấy rõ vị trí của mình ở một nghề mà toàn xã hội quan tâm và tôn vinh.
(Theo Đỗ Hoài)
Bài văn nghị luận về vấn đề gì ?
Lập dàn ý của bài văn.
Dàn ý trên có thể khái quát thành dàn bài chung sau đây được hay không ?
Mở bài : Nêu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
Tliân bài :
+ Giải thích, chứng minh nội dung vân đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sông riêng, chung.
Kết bài : kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.