Soạn bài Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ

  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ trang 1
  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ trang 2
  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ trang 3
  • Thực hành phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ trang 4
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ : Ẩn dụ, hoán dụ
(Bài thực hành)
1. Ẩn dụ
An dụ tu từ là phép so sánh ngầm, trong đó lược bỏ vế so sánh, chỉ còn lại vế được so sánh để gợi ra hình ảnh vừa cụ thể vừa hàm ẩn trong trí tưởng tượng của người đọc, đồng thời làm cho người dọc thẩm thìa vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói vừa kín đáo vừa giàu cảm xúc.
Ví dụ :
Thuyền ơi có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây da bến củ, con đò khác dưa.
Thuyền, bến, cây đa, con đò... là những ẩn dụ.
Thuyền - bến và cây da, bến cữ - con đò là những cặp hình ảnh có quan hệ gắn bó với nhau, trong đó thuyền, đò là hình ảnh động (di chuyển), còn bén, cây đa là hình ảnh tĩnh (cô' định). Người bình dân mượn những cặp hình ảnh này để diễn tả nghĩa tình sâu đậm trong tình yêu đôi lứa.
Cầu (1) diễn tả một tình yêu chung thủy của bến - người con gái, một dạ khăng khăng nhớ thương, đợi chờ trong xa cách.
Câu (2) diễn tả nỗi buồn của một tình yêu dang dở khi lời thề trăm năm đã thành “lỗi hẹn”. Cây đa, bến củ vẫn còn đó nhưng đò đã sang bến khác. (Câu này còn có thể hiểu : bến vẫn là bến củ nhưng đò đã là con đò khác).
Những ẩn dụ như thế giúp cho việc thổ lộ tình cảm được kín đáo mà sâu sắc.
Một sô kiểu ẩn dụ thường gặp :
Nhân hóa : là ẩn dụ lấy từ ngữ chỉ hiện tượng, tính chất, trạng thái của người để chỉ hiện tượng, tính chất của vật (đồ vật, động vật, thực vật, thiên nhiên).
Ví dụ :
Mây di vắng, trời xanh buồn rộng rãi.
(Anh Thơ)
Trời thu thay áo mới,
Trong biếc nói cười thiết tha.
(Nguyễn Đình Thi)
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Vũ Đình Liên)
Vật hóa : là lấy từ ngữ chỉ vật (hiện tượng, đặc điểm, hoạt động) dùng cho người.
Ví dụ :
Những năm cách mạng chưa về, vườn ta có hoa mà không đậu quả,
Rặng liễu tâm hồn chưa xanh tơ mà đã úa vàng.
Cánh chim bằng chưa bay đã hóa cu nhà, chim sâu ăn đất,
Chưa gặp trời đã gãy cảnh giữa lồng nan.
(Chế Lan Viên)
Sĩ tốt kén tay tì hổ,
Bề tôi chọn kể vuốt nanh.
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Ân dụ cảm giác : là ẩn dụ lấy từ ngữ chỉ cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên cảm giác thuộc giác quan khác hoặc các cảm giác nội tâm.
Ví dụ 1 :
Giọng ngọt ngào : “ngọt ngào” là cảm giác vị giác dùng cho cảm giác thính giác.
Rượu êm : “êm” là cảm giác xúc giác dùng cho cảm giác vị giác.
Nỗi đắng cay : “đắng cay” là cảm giác vị giác được dùng để chỉ cảm giác nội tâm.
Ví dụ 2 :	ơi con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời Từng giọt long lảnh rơi Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
Có thể là “từng giọt” mưa xuân long lanh trong ánh sáng trời xuân ; nhưng nếu gắn vổi hai câu thơ bên trên lại có thể hiểu theo một cách khác : nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim chiền chiên. Hiểu theo cách này, câu thơ có được sự chuyển đổi cảm giác thật kì diệu : từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim hiện ra thành hình, thành khối (giọt), thành ánh sáng vạ màu sắc (long lanh), cụ thể đến mức có thể “hứng” được. Hứng từng giọt tiếng chim, hình ảnh thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả được niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân của đất trời.
Hoán dụ tu từ là biện pháp tu từ dựa trên hoạt động liên tường tiếp cận : lấy từ ngữ chỉ sự vật B dùng để chỉ sự vật A, không phải vì B giống A, mà vì A và B thường gần nhau, đi đôi với nhau, có quan hệ với nhau trong thực tế.
Ví dụ 1:	*
Đầu xanh có tội tình gì,
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Nhà thơ Nguyễn Du muôn nói về nhân vật Thúy Kiều. “Đầu xanh” chỉ người tuổi trẻ (tóc còn xanh). “Má hồng” chỉ người con gái đẹp. Hai câu thơ ý nói : Tại sao ông trời lại đày đọa một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, chẳng có tội tình gì như Thúy Kiều.
Ví dụ 2 :
Áo nâu liền với áo xanh,
Nông thôn liền với tliị thành đứng lên.
(Tố Hữu, Sa mươi năm đời ta có Đảng)
“Áo nâu” là hình ảnh hoán dụ chỉ nông dân (người nông dân Việt Nam vẫn gắn với màu áo nâu ngàn đời giản dị). “Áo xanh” là hình ảnh hoán dụ chỉ công nhân (công nhân mặc áo xanh). Câu thơ dùng những hoán dụ rất hay để nói đến liên minh công - nông làm nên sức mạnh đấu tranh cách mạng.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Câu ca dao nào dưới đây không sử dụng phép ẩn dụ ?
Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Trên trời mây trắng như bông,
Ớ dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Mấy cô má đỏ hây hây,
Đội bông như thể đội mây về làng.
Trong những ẩn dụ dưới đây, trường hựp nào không cùng loại với những trường hựp còn lại ?
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối,
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành.
(Xuân Diệu)
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm,
Say người như rượu tối tân hôn.
(Xuân Diệu)
Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi.
(Anh Thơ)
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Vũ Đình Liên)
Trường hựp nào dưới đây không sử dụng phép hoán dụ ?
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
(Nguyễn Du)
Áo chàm đưa buổi phân li,
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
Sen tàn, cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
(Nguyễn Du)
Bây giờ mận mới hỏi đào :
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ĩ
(Ca dao)
Câu thơ sau có sử dụng phép tu từ nào :
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
(Chính Hữu)
Ấn dụ.	b. Hoán dụ.	c. Cả ẩn dụ và hoán dụ.