Soạn bài Tựa "Trích diễm thi tập" (Trích)

  • Tựa
  • Tựa
TựA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”
(Trích)
Hoàng Đức Lương
“Trích diễm thi tập” {.Tuyển tập những bài thơ hay) do Hoàng Đức Lương (? - ?) biên soạn. Hoàng Đức Lương nguyên quán ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), trú quán ở huyện Gia Lâm (Hà Nội), thi đỗ tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478). Không rõ ông soạn “Trích diễm thi tập” từ khi nào, chỉ thấy lời tựa cho tập thơ được ông viết năm 1497.
Ớ thế kỉ XV, sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, nhiều nhà văn hoá nước ta đã tiến hành SƯU tầm văn thơ của các thời trước. “Trích diễm thi tập” là một trong số các bộ sưu tập ấy. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thế kỉ XV thời Lê (cuối tập là thơ của Hoàng Đức Lương).
Thế kỉ XV là thế kỉ mà tinh thần và ý chí độc lập dân tộc đang lên cao. Chúng ta vừa chiến thắng giặc Minh xâm lược tàn bạo, kẻ thù muốn huỷ diệt nền văn hoá độc đáo của dân tộc ta và đồng hoá nhân dân ta. Sau chiến tranh, giữa vô vàn công việc xây dựng lại đất nước, công việc sưu tầm thơ văn của người Việt Nam là công việc rất có ý nghĩa.
Trong lời tựa “Trích diễm thi tập”, Hoàng Đức Lương nói đến những nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam các thời đại trước thế kỉ XV không được truyền lại đầy đủ và ý thức trách nhiệm đôi với nền thơ ca dân tộc.
Những nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam các thời đại trước thế kỉ XV không được truyền lại đầy đủ :
Chỉ có thi nhân mới biết được vẻ đẹp của thi ca, người thường không phải ai cũng biết được ;
Những người biết thơ lại thường bận việc quan nên không có thời giờ ;
Có người có ý thức SƯU tầm nhưng năng lực lại hạn chế ;
Việc in ấn tác phẩm thi ca bị hạn chế bởi phép vua.
Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc, ý thức độc lập thể hiện qua công việc sưu tầm gian khổ và cao đẹp :
Nỗi đau xót vì tình trạng thất truyền của thơ ca dân tộc :
“Than ôi ! Một nước văn hiến, trải mấy nghìn năm xây dựng, lẽ nào không có một quyển sách đế’ làm chứng tích, mà phải tìm đọc xa xôi qua thơ ca thời Đường, như thế chẳng đáng đau xót lắm sao ?”
Vì nỗi đau xót ấy, vì niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với nền thơ ca dân tộc nên Hoàng Đức Lương cố gắng khắc phục những khó khăn và hạn chế để sưu tầm thơ tiền nhân và biên soạn thành sách :
“Tôi vôn không lượng sức mình, muôn khắc phục sự thiếu sót trên, tạm quên đi những điều chưa đủ chứng tích để cho người ta tin, cũng như nỗi phiền về công việc thì nặng nề, mà khả năng còn hạn chế, rồi cứ đi sưu tập đây đó, dò hỏi khắp nơi, những gì thu thập được, cũng chỉ mới một hai phần trong số trăm nghìn bài mà thôi. Chọn lọc những bài hay, sấp xếp tất cả thành chương, được sáu quyển, gọi tên : Trích diễm thi tập..”.
Sưu tập, dò hỏi, thu thập, chọn lọc, sắp xếp, đó là một cách làm khoa học, mà ngày nay chúng ta cũng vẫn còn áp dụng.
Ghi nhớ
“Trích diễm thi tập” là sự thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.