Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 1
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 2
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 3
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 4
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 5
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 6
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 7
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 8
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 9
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 10
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 11
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 12
  • Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trang 13
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
A. KIẾN THỨC cơ BẢN
Giới thiệu
Khái niệm về truyền thuyết
Đặc trưng của truyền thuyết
Trong các thể loại tự sự dân gian, truyền thuyết là thể loại theo sát lịch sử : kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật.
Tuy nhiên, là một sáng tác nghệ thuật, truyền thuyết phản ánh lịch sử theo cách riêng rất độc đáo của nó : lịch sử được kể lại đã khúc xạ qua những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.
Giá trị và ỷ nghĩa của truyền thuyết
Với những hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì, truyền thuyết vừa phản ánh lịch sử, vừa nói lên “tâm tình thiết tha” của nhân dân đô'i với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Nhờ xây dựng những hình tượng đầy chất thơ và mộng, những truyền thuyết dân gian đã sông mãnh liệt trong truyền thông văn hoá lâu đời của dân tộc và được nhân dân vô cùng yêu thích.
Môi trường sinh thành, biến đổi, diễn xướng của truyền thuyết
Truyền thuyết tồn tại ở dạng hoà lẫn với những lễ hội tưởng niệm các
nhân vật và các sự kiện lịch sử. ở đấy, truyền thuyết là lời minh giải cho những lễ thức cùng các di tích lịch sử, đồng thời làm tăng thêm tính linh thiêng cho các lễ hội. Ngược lại, lễ hội trở thành môi trường nuôi dưỡng cho truyền thuyết sông mãi trong lòng dân tộc, trong lòng nhân dân qua không gian và thời gian.
Truyện An Dương Vương và MỊ Châu - Trọng Thuỷ
Truyền thuyết về thành cổ Loa ra đời trên cái nền lịch sử là cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc chông lại cuộc chiến tranh thôn tính của Triệu Đà (vua nước Nam Việt) từ phía Bắc, khoảng cuối thế kỉ thứ III tr. CN. Sau nhiều lần thất bại trên chiến trường bởi đốì phương có thành cao, hào sâu, vũ khí lợi hại và ý thức cảnh giác cao, Triệu Đà xoay sang thực hiện kế “gián điệp”. Hắn cầu hoà, xin cưới Mị Châu - con gái An Dương Vương - cho con trai hắn là
Trọng Thuỷ. Lợi dụng phong tục hôn nhân của Âu Lạc, Triệu Đà xin cho Trọng Thuỷ sang ở rể ba năm. Kết quả là cổ Loa thất thủ, nước Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, mở đầu cho thời kì Bắc thuộc kéo dài cả nghìn năm sau đó.
Ngày nay, ở làng cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện vẫn còn dấu vết thành Cổ Loa xưa, đền Thượng thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu, giếng Ngọc (giếng Trọng Thuỷ) - nơỉ Trọng Thuỷ tự vẫn.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có nhiều tên gọi : Truyền thuyết An Dương Vương, Sự tích thành Cổ Loa, Truyễn thuyết thần Kim Quy, Truyện Ngọc trai ■ nước giếng...
Truyền thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong sách Lĩnh Nam chích quái ỗ thế kỉ XV. Bản kể này có cốt truyện gồm hai nửa :
Nửa đầu : truyện kể việc An Dương Vương được thần Kim Quy giúp xây dựng thành cổ Loa, chế tạo nỏ thần và đánh thắng đợt xâm lăng thứ nhất của Triệu Đà.
Nửa sau : truyện kể việc nhà vua mất cảnh giác gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thuỷ, việc Trọng Thuỷ đánh tráo lẫy nỏ thần dẫn đến kết cục bi thảm là thành cổ Loa thất thủ trước đợt tấn công lần thứ hai của Triệu Đà.
Đọc - hiểu văn bản
Văn bản trong sách giáo khoa lược kể phần đầu và tập trung kể phần sau, theo bố cục bốn đoạn :
Đoạn 1 (từ đầu... “bèn xin hoà") : thuật lại vắn tắt nửa đầu của truyện kể về việc xây thành cổ Loa.
Đoạn 2 (“Không bao lâu... sẽ có thể cứu được nhau") : thuật lại hành vi đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thuỷ.
Đoạn 3 (“Trọng Thuỷ mang lẫy... dẫn vua đi xuống biển”) : thuật lại diễn biến của cuộc chiến tranh lần hai giữa hai nước - kết cục vừa bi đát vừa hào hùng của cha con An Dương Vương.
Đoạn 4 (còn lại) : thuật lại kết cục bi kịch của Trọng Thuỷ cùng chi tiết ngọc trai - nước giếng có ý nghĩa minh oan cho Mị Châu.
Ý nghĩa quan trọng của câu chuyện trước hết là bài học giữ nước. Sự mất cảnh giác là nguyên nhân dẫn đến “cơ đồ đắm biển sâu”.
Sự mất cảnh giác của An Dương Vương biểu hiện ở chỗ :
+ Vì mơ hồ về bản chất tham lam, gian trá và độc ác của kẻ thù nên nhận lời kết tình thông hiếu (gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ và nhận cho Trọng Thuỷ ở rể) ;
+ Giặc đã kéo đến, vua vẫn ỷ lại vào vũ khí mà không kịp thời bô' trí đánh giặc.
Sự mất cảnh giác và thái độ cả tin, ngây thơ của Mị Châu trong tình yêu biểu hiện ở hai hành vi :
+ Tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại bị đánh tráo mà không hay biết ;
+ Chỉ nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi rắc lông ngỗng đánh dấu trên đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà không nghĩ đến hậu quả tai hại có thể xảy đến.
Vì những hành vi vô tình đó, nàng bị kết tội là “giặc”.
Vua An Dương Vương
Đó là hình ảnh một vị vua trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các đợt xâm lược hung bạo của bọn giặc ngoài nhung liền đó đã bị thất bại vô cùng đau xót.
Hơn hai ngàn năm trước đây, thời Âu Lạc, cha ông chúng ta bằng tài trí của mình, lại được thần Kim Quy giúp sức, đã xây được Loa Thành kiên cô', chế được nỏ thần kì diệu, khiến Triệu Đà mấy phen đem đại quân sang cướp nước ta là mấy phen đại bại. Đến nay Loa Thành còn lưu dấu lại, cùng với hàng trăm mũi tên đồng đào được ở nơi đó là bằng chứng sáng ngời thêm niềm kiêu hãnh của dân tộc ta. Tên tuổi của An Dương Vương không .thể tách rời khỏi giai đoạn lịch sử hào hùng vừa nói.
Trong truyền thuyết của dân gian ta, An Dương Vương đã xuất hiện như một nhân vật có tinh thần bảo vệ đất nước, chông ngoại xâm mạnh mẽ. Cho dù cuối cùng ông đã chuốc lấy thất bại đau xót, bi thảm nhưng nhân dân vẫn dành cho ông một tấm lòng kính trọng. Đó là tình cảm riêng đô'i với một con người yêu nước mãnh liệt, kiên nhẫn trong việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại nhằm chông giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Truyện kể rõ rằng sau khi giúp An Dương Vương xây xong Loạ Thành, thần Kim Quy cho nhà vua một cái vuốt của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Nỏ có được cái lẫy làm bằng vuốt chân thần sẽ là chiếc nỏ bách phát bách trúng và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc. Thần Kim Quy sở dĩ hết lòng giúp sức An Dương Vương như vậy là thần quý trọng tài trí của nhà vua khi ông còn tỉnh táo, sáng suốt biết vận dụng tài trí của nhân dân trong việc xây thành đắp lũy, chế tạo vũ khí lợi hại để chống giặc. Triệu Đà mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên quân lính hắn bị giết hại rất nhiều. Hắn đành cô' thủ chờ cơ hội khác. Thấy dùng binh không lợi, Triệu Đà dùng mưu cho con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, lừa được MỊ Châu lấy cắp nỏ thần thật, đánh tráo bằng nỏ giả. Sau đó hắn đem quân sang đánh Âu Lạc và hắn đã thành công như ý muôn. Cuộc đời và sự nghiệp của An Dương Vương do đó đã kết thúc một cách bi thảm.
Vì sao một con người tài trí, có tinh thần yêu nước mãnh liệt lại có cả thành lũy kiên cô', vũ khí lợi hại như vậy mà phải gánh chịu cảnh quốc phá gia vong, cơ nghiệp lớn lao phút chô'c chỉ còn là mây khói ? Phải chăng là do nhà vua thiếu cơ mưu sáng suốt. Ông rất chủ quan và mất cảnh giác đô'i với kẻ thù của mình nên không hiểu được bản chất của quân xâm lược vô'n là nham hiểm khôn lường. Do đó, ông chủ quan nghĩ là Triệu Đà thật tâm hòa hiếu nên không thấy được âm mưu độc của bọn chúng rồi mất cả cảnh giác để Trọng Thủy mặc tình thi hành độc kế. Hơn thê' nữá, nhà vua cũng không nắm vững được cả nội bộ của mình. Ông yêu con là MỊ Châu một cách mù quáng, không hiểu hết tính cách của con mình. Đợi đến khi thần Kim Quy chỉ rõ : “giặc ở sau lưng” ông mới tỉnh ngộ, hiểu ra thủ phạm dẫn đến cảnh điêu linh nhà tan nước mất là cô con gái ngây thơ, nhẹ dạ và cả tin của mình... thì đã muộn màng. An Dương Vương lại thiếu tỉnh táo không phòng bị gì cả chỉ vì quá tin vào vũ khí lợi hại bách phát bách trúng, mà không chú ý đến con người. Nhà vua đã phải trả giá quá đắt cho sai lầm của> mình là đã làm cho đất nước rơi vào tay giặc, “cơ đồ đắm biển sâu” (Tô' Hữu).
An Dương Vương vừa đáng kính trọng vừa đáng trách. Là người đứng đầu nước Âu Lạc, có tinh thần yêu nước chông ngoại xâm nhưng do chủ quan, mất cảnh giác nên dẫn đến mất nước, tan nhà.
Câu chuyện về An Dương Vương nhằm nhắc nhở muôn thế hệ sau là phải cảnh giác trước dã tâm của kẻ thù để bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng của đất nước và hạnh phúc gia đình.
Nhân vật Trọng Thuỷ	X.
Nhân vật này đóng vai trò trực tiếp thực thi “kế hoạch tình báo” do Triệu Đà sắp xếp. Hắn đã thực hiện một cách hoàn hảo, có tính toán chặt chẽ :
+ Theo lệnh cha, Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần ;
+ Ngầm làm một cái lẫy nỏ khác thay vuốt Rùa Vàng ;
+ Đánh cắp xong thì “giả cách xin về phương Bắc thăm nhà” ;
+ Lúc chia tay, hỏi cách tìm theo dấu vết của Mị Châu ;
+ Cuối cùng, “mang lẫy nỏ thần về nước”.
Trọng Thuỷ còn là một nhân vật đầy bi kịch. Bi kịch của hắn xuất phát từ mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và tình yêu :
+ Hắn cưới Mị Châu không bắt đầu từ tình yêu mà từ nghĩa vụ của con đô'i với cha, của bề tôi đô'i với chủ.
+ Khi đã sông với Mị Châu, ở Trọng Thuỷ đã nảy nở tình yêu. Tuy nhiên, ý thức nghĩa vụ vẫn mạnh hơn, nên hắn lợi dụng tình yêu của Mị Châu để thực hiện mưu đồ.
Lời từ biệt của Trọng Thuỷ lúc chia tay với Mị Chầu thể hiện sự xung đột giữa tham vọng xâm lược và khát vọng tình yêu : “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như hai nước đến lúc thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu ?”.
+ Khi đã thực hiện xong hành động xâm lược, trong lòng Trọng Thuỷ chỉ còn nỗi đau tình .yêu : hắn đem xác vợ về Loa Thành chôn cất, tiếc thương Mị Châu khôn cùng ; khi đi tắm, tưởng nhớ thấy bóng dáng MỊ Châu bèn lao đầu xuống giếng mà chết.
Tóm lại, Trọng Thuỷ vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của âm mưu xâm lược. Cái chết đầy bi kịch của hắn là bài học thấm thìa mâu thuẫn không thể dung hoà giữa chiến tranh xâm lược và khát vọng tình yêu, hạnh phúc của con người.
Thái độ của nhân dân đôi với nhân vật Mị Châu
Trong truyện đã có chi tiết thần Kim Quy kết tội Mị Chầu là “giặc”, rồi lại kể máu nàng hoà xuống biển thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Đó là hai thái độ có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng thực ra, vẫn nhất quán với nhau.
Với chi tiết thần Kim Quy kết tội Mị Châu là “giặc” và vua cha tuốt kiếm chém chêt nàng, tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử đôi với nhân vật. Dù vô tình hay cố ý, hành động của Mị Châu vẫn bị lịch sử khép vào tội phản quốc, tiếp tay cho giặc ngoại xâm. Cách kết thúc ấy thể hiện thái độ dứt khoát của nhân dân, của một dân tộc có truyền thông yêu nước, tha thiết với độc lập, tự do.
Tuy nhiên, tác giả dân gian lại không muôn chấm dứt số phận Mị Châu ở cái kết thúc đau đớn, bi thảm ấy. Nàng lại được hoá thân trong một hình hài khác. Đây là một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc mang tính truyền thông của truyện kể dân gian : sử dụng hình thức “hoá thân” để kéo dài sự sông của nhân vật. Nhưng nếu như ở nhiều truyện, nhân vật hoá thân chỉ trong một hình hài (mẹ con Lí Thông hoá thành con bọ hung, nàng Tô Thị biến thành tượng đá...), thì ở truyện này, nhân vật không hoá thân trọn vẹn trong một hình hài duy nhất : máu nàng hoà xuống biển thành ngọc trai, xác nàng hoá thành ngọc thạch. Hình thức lioá thân - pliân thân độc đáo này vừa thể hiện sự bao dung, niềm thông'cảm với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu trong khi phạm tội một cách vô tình, vừa thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử muôn truyền lại cho trai gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà và nước, giữa riêng và chung.
Trong câu chuyện về Mị Châu, hình ảnh “ngọc trai - nước giếng” vừa là một sáng tạo nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá trong tổ chức cốt truyện. Nó là cách kết thúc duy nhất hoàn mĩ cho số phận của đôi trai gái. Tình tiết này gồm ba chi tiết hợp thành :
+ Chi tiết ngọc trai được sáng tạo trong tương quan với việc Mị Châu khấn trước khi chết nhằm minh oan cho nàng, chiêu tuyết cho danh dự của nàng, nó chứng thực tấm lòng trong sáng của công chúa.
+ Chi tiết “nước giếng” có hồn Trọng Thuỷ hoà cùng nỗi hôi hận vô hạn là sự chứng nhận cho mong muốn hoá giải tội lỗi của hắn.
+ Chi tiết ngọc trai biển Đông đem rửa trong nước giếng này lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng Trọng Thuỷ đã tìm được sự hoá giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
Yếu tố hư cấu hoang đường, thần kì
Truyền thuyết là truyện kể về lịch sử, có yếu tố hư cấu hoang đường, thần kì.
“Cốt lõi lịch sử” của truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thuỷ : An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, xây thành cổ Loa ; chiến tranh xâm lược của Triệu Đà - vua nước Nam Việt - dẫn đến cảnh nước mất nhà tan cho dân Âu Lạc ở thế kỉ III tr. CN.
Cái lõi lịch sử ấy đã được nhân dân thần kì hoá bằng những chi tiết hoang đường :
+ Thần Kim Quy giúp vua xây thành và tặng vuốt làm lẫy nỏ thần để bảo vệ đất nước.
+ Nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc.
+ Thần Kim Quy hiện lên thét lớn “Kẻ ngồi sau lung chính là giặc đó”... Vua cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển.
+ Những biến hoá kì diệu tạo thành tình tiết “ngọc trai - nước giếng”.
Kết cấu truyện độc đáo
Truyện An Dương Vương và MỊ Cliâu ■ Trọng Thuỷ đã lựa chọn một cách trình bày đồng thời cả hai tấn bi kịch : bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch của dân tộc - quốc gia, một cách tinh tế và khéo léo. Mọi tình tiết đều được sắp xếp theo hai tuyến : tuyến kể về việc nhà - việc riêng và tuyến kể về việc nước - việc chung. Cả hai tuyến ấy lại lồng vào nhau, tác động qua lại với nhau. Thực hiện được một lôi kể chuyện như thế, một kết cấu như thế, tác giả dân gian tỏ ra có một trình độ nghệ thuật rất cao. Nhưng nghệ thuật cao ấy lại nhờ có được một quá trình trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề thuộc về đất nước, dân tộc, con người.
Tổng kết
Qua những chi tiết hư cấu giàu chất thơ và mộng, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Tliuỷ” muốn nêu lên một hài học về việc cần đề cao cảnh giác với kể thù, về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa việc nhà với việc nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Truyện thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước và nhân đạo của nhân dân ta.
B. ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Qua những chi tiết hư cấu giàu chất thơ và mộng, “Truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy” muôn nêu một bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, về cách giải quyết mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa việc nhà với việc nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
BÀI VIẾT GỢl ý
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm hiển sâu.
(Tố Hữu)
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc - một câu chuyện vừa mang nét hiện thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa, đây cũng là tác phẩm mang dâ'u ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng Mị Châu ở Đông Anh còn đó, bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh giác với kẻ thù, tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc.
MỊ Châu là con gái của An Dương Vương Thục Phán. Người con gái trong trắng ngây thơ, tin tưởng tình yêu một cách chân thành cuối cùng đã bị chính người chồng đưa vào bẫy, làm mất nước. Câu chuyện trong sách giáo khoa chỉ tập trung vào môi quan hệ Trọng Thủy - Mị Châu nhưng cũng đủ sức giúp ta nhận ra những thủ phạm và nạn nhân đích thực của bi tình sử này.
Trọng Thủy làm rể của An Dương Vương. Mọi nguyên nhân bi kịch trước hết bắt đầu từ An Dương Vương khi đã để tình riêng lấn át tầm nhìn của một đấng minh quân. Nhất là, kẻ ở rể lại phục vụ cho dã tâm của Triệu Đà - lấy bí quyết nỏ thần để cướp nước. Sự mất cảnh giác đáng trách của An Dương Vương làm mất nước đã đành, nhưng hậu quả của nó mang ý nghĩa bi kịch là làm nên cảnh sinh li tử biệt, tan vỡ tình duyên của Mị Châu - Trọng Thủy.
Mặc dù truyền thuyết được ghi lại bởi người đời sau hết sức ngắn gọn, nhưng cốt lõi của bi kịch ấy vẫn thật rõ ràng : mối quan hệ thông gia của hai nhà vốn dĩ đôi địch tiềm ẩn những bát trắc khó lường. Vậy mà An Dương Vương lại “vô tình” gả con gái yêu của mình cho con trai kẻ thù. Theo mạch kể của truyền thuyết, không có những lí giải về nguyên nhân sâu xa khiến cho Mị Châu đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh cắp lẫy nỏ thần Kim Quy. Nhưng theo mạch truyện, Mị Châu rõ ràng đã tin Trọng Thủy đến với nàng bằng cả tấm chân tình. Sự ngây thơ ấy của cá nhân nàng là điều có thể tha thứ, nhưng vì tình riêng mà để lộ bí mật quốc gia thật sự là một tội lỗi khó dung tình. Đáng trách hơn, tình yêu ấy thiếu lí trí sáng suốt đến nỗi nàng không nhận ra được những ẩn ý trong lời nói của Trọng Thủy khi từ biệt để cảnh báo với vua cha. Nàng không đủ tỉnh táo để nhận ra trong lời chồng tiềm tàng hiểm hoạ binh đao : “Ta nay trở về thăm clia, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu ?”. Mị Châu mê muội đến mức không thể nói một lời hỏi nguyên cớ chia lìa, lại chỉ chăm chăm nghĩ về sự đoàn tụ lứa đôi. Đặt tình riêng lên trên vận mệnh quốc gia như vậy quậ thật đáng phê phán.
Đàng sau tình duyên Mị Châu - Trọng Thủy là cả một âm mưu thôn tính thầm hiểm của Triệu Đà, không ai khác, kẻ thực hiện gian kế ấy lại là Trọng Thủy. Hắn ngay từ khi đặt chân đến Loa Thành làm rể đã đặt nhiệm vụ gián điệp lên hàng đầu. Bỉ ổi hơn, hắn đã lợi dụng ngay người vợ ngây thơ để thực hiện gian kế mĩ mãn. Xét về bản chất Trọng Thủy là một kẻ gian trá và tham lam : lừa gạt vợ để lấy vuốt Rùa Vàng, vừa âm mưu cướp được nước, vừa muôn được chiếm đoạt trọn vẹn trái tim của Mị Châu. Từ thủ phạm, hắn đã biến thành nạn nhân của chính mình. Không thể nào có sự dung hoà giữa quyền lợi quốc gia với tình yêu đôi lứa khi thù địch là cái mầm hoạ tiềm ẩn trong mô'i quan hệ vợ chồng.
An Dương Vương mất nước từ sự thiếu cảnh giác, khinh địch của mình. Bản thân nhà vua mong mỏi hoà hiếu giữa hai quốc gia, chấm dứt cảnh đao binh từ duyên tình con trẻ. Nhưng trớ trêu thay, đó lại là chỗ hở để kẻ dã tâm là cha con Triệu Đà lợi dụng. Bản thân An Dương Vương cũng phải gánh chịu bi kịch khi tuốt gươm trừng phạt kẻ phản bội là chính con gái yêu của mình, nhà vua đã đứng trên quyền lợi quốc gia mà gạt bỏ tình riêng, hành động ấy được trân trọng bằng cách xử lí của dân gian : Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển. Mị Châu phải trả giá bằng sự nông nổi của mình, nhưng nàng cũng kịp thức tỉnh để nhận ra bi kịch của mình. Một người con gái ngây thơ.trong trắng
đáng yêu bị phản bội, cuối cùng nàng đã nhận ra bộ mặt kẻ thù dù quá muộn màng. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân ta đã dành cho Mị Châu khi để nàng hoá thân thành ngọc thạch, máu hoá thành hạt châu nhưng cũng thật công bằng khi từ lập trường yêu nước trừng trị kẻ có tội. Mị Châu quả thật đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Truyền thuyết không còn chỉ kể lại trang sử mất nước mà chứa đựng cái nhìn thương cảm cho lứa đôi - khi tình yêu phải đối mặt với âm mưu.
Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện : “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thỉ tliắy trong sáng thềm". Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng - chung, cá nhân - cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thìa ấy cũng là sự thể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ
(Bài học cảnh giác rớm máu)
Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có những thời kì anh hùng rực lửa, cũng có những ngày đau thương rớm máu, nhưng tất cả đều là những bài học bổ ích và thấm thìa đối với chúng ta. Từ xa xưa, truyện cổ dân gian đã ghi lại những bài học đó trong những hình tượng đầy ý nghĩa.
Chúng ta đã tiếp xúc với hình tượng kì vĩ, hùng tráng của Thánh Gióng đánh tan giặc Ân trong bản anh hùng ca lớn thời cổ đại ; giờ đầy hãy đến với truyền thuyết Mị Châu - Trọng Tliuỷ để chứng kiến và nghĩ suy về cái bi kịch nước mất nhà tan của cha con An Dương Vương mà muôn đời sau mọi người còn nhắc đến :
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tố Hữu - Tâm sự)
MỊ Châu - Trọng Thuỷ là một truyền thuyết đẹp của người xưa với chủ đề dựng nước và giữ nước, trong đó toát lên bài học cảnh giác chính trị rất sâu sắc và thấm thìa.
Truyện này còn mang những tên khác như An Dương Vương, Thần Kim Quy, Loa thành, nằm trong Truyền thuyết An Dương Vương thời Âu Lạc - một truyện trọn vẹn, hoàn chỉnh nhằm bộc lộ một chủ đề lớn là bài học dựng nước mà Mị Châu - Trọng Thuỷ chỉ là phần hai của câu chuyện hoàn chỉnh trong chủ đề thông nhất đó. Văn bản sách giáo khoa, dựa theo Vũ Ngọc Phan và sách Lĩnli nam chích quái, đã tách truyền thuyết An Dương Vương (truyện Thần Kim Quy') thành hai truyện : Loa thành và MỊ Châu - Trọng Tliuỷ. Đây là hai phần của một truyện, cùng biểu hiện một chủ đề, một tư tưởng chung, là hai mặt tương phản của một bài học. An Dương Vương xây Loa thành, chế nỏ thần là mặt tích cực của bài học giữ nước, còn sự mất cảnh giác của cả hai cha con là mặt phản diện của bài học giữ nước. Hai mặt của bài học ấy bổ sung, tô đậm cho nhau. Chính vì lẽ đó mà truyền thuyết An Dương Vương, trong dân gian, chưa bao giờ tách ra thành hai truyện như thế. Nhân dân ta đã sáng tạo câu chuyện với hai phần đối lập trong một chủ đề chung thống nhất là để cho bài học dựng nước và giữ nước thêm trọn vẹn, sâu sắc và thấm thìa.
Nội dung chủ yếu của truyền thuyết này là phản ánh và lí giải sự thành bại của An Dương Vương trong lịch sử chông ngoại xâm thời kì Âu Lạc. Truyền thuyết gồm hai phần chính nên có khi đã được kể thành hai truyện :
Phần thứ nhất : nói về việc An Dương Vương xây thành, chế nỏ và đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất, khiến Triệu Đà phải lui binh (truyện Loa thành).
Phần thứ hai : nói về việc An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà, nhận lời cầu hòa, cầu hôn, cho Trọng Thuỷ ở rể, mất cắp nỏ thần và cuối cùng thất bại, nước mất nhà tan (truyện MỊ Châu - Trọng Tliuỷ).
Phần trên thu gọn trong một chữ “thành”, phần dưới tóm lại trong một chữ “bại”. Vừa có “thành”, vừa có “bại”, đó là đặc điểm lớn nhất của lịch sử chống ngoại xâm thời kì Âu Lạc của An Dương Vương. Thành - bại, đó là hai mặt bổ sung cho nhau để bộc lộ sâu sắc chủ đề dựng nước và giữ nước của tác phẩm.
Phần thứ hai của truyền thuyết (truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ) phản ánh và lí giải sự thất bại của An Dương Vương dẫn đến bi kịch nước mất nhà tan. Sự thất bại này có liên quan đến cả ba nhân vật trong truyện, mà cuối cùng cả ba đều chết : An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ. Còn đầu môĩ câu chuyện được bắt đầu từ chiếc nỏ thần của An Dương Vương và âm mưu xâm lược của Triệu Đà.
Trong truyện này, nỏ thần là loại vũ khí đánh xa, chưa có trong thời kì Thánh Gióng (thời kì Văn Lang chỉ mới có vũ khí đánh gần như roi sắt, áo giáp sắt, tre “đằng ngà”...). Sức mạnh của nó tập trung vào cái lẫy bằng vuốt rùa của thần Kim Quy cho An Dương Vương để giữ thành : có đựợc cái lẫy ấy thì “nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc”. An Dương Vương đã biết tìm Cao Lỗ, một tướng tài, để chế nỏ thần. “Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi”. Nỏ thần ấy phản ánh ước mơ của dân tộc ta muôn có một thứ vũ khí tuyệt vời để bảo vệ Tổ quốc, đập tan được bất kì bọn ngoại xâm nào, đồng thời cũng phản ánh một phát minh quân sự, thần thánh hóa loại vũ khí mới của cha ông lúc bấy giờ : những mũi tên đồng (năm 1959, tại chân thành cổ Loa, chúng ta đã phát hiện những kho mũi tên đồng gồm hàng vạn chiếc trong lòng đất). Vì vậy, chiếc nỏ thần được nhà vua rất quý “lúc nào cũng treo gần chỗ nằm”.
Chiếc nỏ thần ấy đã làm quân Triệu Đà bị thất bại và trở thành cái gai trước mắt y. Y đã tìm cách phá chiếc nỏ thần : từ cầu hòa đến cầu hôn, rồi gửi rể..., đó là những bước phát triển của một âm mưu nham hiểm.
Nhưng vì chủ quan, An Dương Vương đã không nhận ra những thủ đoạn xảo quyệt của Triệu Đà. Nhà vua ỷ lại vào thành trì, vũ khí, ham mê việc chơi bời giải trí (đánh cờ) nên đã thất bại nặng nề, đau đớn. An Dương Vương nhận lời cầu hòa của Triệu Đà, đó là sai lầm nghiêm trọng thứ nhất của nhà vua. Từ cầu hòa, Triệu Đà tiến sang việc cầu hôn, xin nhà vua gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ. An Dương Vương tiếp tục nhận lời cầu hôn, khiến cho sai lầm càng thêm nghiêm trọng. Tiếp đó, Triệu Đà cho Trọng Thuỷ sang Âu Lạc ở rể ngay trong thành Cổ Loa của nhà vua. Vậy mà An Dương Vương vẫn chấp thuận, có khác gì “nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà”. Đó là ba sai lầm liên tiếp và ngày càng nghiêm trọng của An Dương Vương. Nước mất nhà tan bắt đầu từ đó, “cơ đồ đắm biển sâu” cũng bắt đầu từ đó.
Cho đến khi nghe tin giặc đến, An Dương Vương vẫn chủ quan, cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Giặc đến sát chân thành, An Dương Vương mới đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa. Sự chủ quan, khinh địch của nhà vua đã lên đến độ cùng cực của nó, và đến lúc ấy, ông vẫn còn u mê, chưa tỉnh ngộ để nhận ra tình hình. Vì vậy, ông đã đèo Mị Châu trên lưng ngựa để chạy, mà không biết rằng, như vậy là đã tạo điều kiện để giặc đuổi theo. Chỉ đến khi cùng đường, thần Kim Quy hiện lên thét lớn : “Giặc ở sau lưng nhà vua ấy !”, thì An Dương Vương mới tỉnh ngộ, liền rút gươm chém con gái mình, và theo thần Kim Quy rẽ nước đi xuô'ng biển. Sự tỉnh ngộ ở đây là quá muộn, không thể cứu vãn được tĩnh thế, nhưng hành độrig chém con gái thì thật dũng cảm ; và đó là một hành động đúng đắn, bởi nhà vua đã đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên tình cảm cha con, gia đình. Cha phải chém con trong cảnh cùng đường này thật bi tráng, đã nói lên cái bi kịch nước mất nhà tan do chính nhà vua gây nên.
Mặc dầu vậy, trong truyền thuyết cũng như trong tín ngưỡng dân gian, An Dương Vương luôn luôn được nhân dân tôn kính, ngưỡng mộ. Hình tượng Thánh Gióng bay về trời kì vĩ và nên thơ bao nhiêu thì hình tượng “An Dương Vương cầm sừng tê giác bảy tấc, theo gót Rùa Vàng rẽ nước đi về thuỷ cung” hào hùng và thiêng liêng bấy nhiêu. Trong trí tưởng tượng dân gian, trên bầu trời Việt Nam có Thánh Gióng, dưới biển Đông có An Dương Vương, hai vị anh hùng chông xâm lược, một thắng một thua, nhưng cả hai đều trường tồn, bất tử. Sự thất bại và cái bi kịch nước mất nhà tan của An Dương Vương ở đây đã hoàn chỉnh và tô đậm chủ đề dựng nước và giữ nước của truyền thuyết thêm sâu sắc, đem đến cho người đời sau những bài học bổ ích và thấm thìa.
Tạo nên cái bi kịch đau thương này, không chỉ có An Dương Vương mà còn có cả Mị Châu. Cả hai đều mất cảnh giác chính trị nghiêm trọng, An Dương
Vương chủ quan khinh địch thì Mị Châu nhẹ dạ cả tin. Mị Châu là cô gái ngây thơ trong trắng. Nàng chỉ biết yêu chồng, không hề biết những mưu mô nham hiểm của Triệu Đà và Trọng Thủy. Tội của nàng là đã vô tình làm những việc có hại quốc gia, vô tình tiếp tay cho giặc mà không biết. Những việc làm ấy vừa đáng giận lại vừa đáng thương.
Lần thứ nhất là trong “đêm tâm sự’. Khi Trọng Thủy ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ thì nàng đã “không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ cho chồng xem”. Và không chỉ cho xem, nàng còn cho chồng biết cả cái lẫy nỏ do thần Kim Quy cho và còn giảng cho Trọng Thủy nghe cách bắn. Cái đáng giận ở đây là nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia cho kẻ thù, còn cái đáng thương là nàng đã vô tình, đã ngây thơ làm việc đó chỉ vì yêu chồng và chiều theo ý chồng.
Lần thứ hai, trong ngày “tiễn biệt”, cũng chỉ vì yêu chồng đến nỗi mù quáng, nàng không chút mảy may nghi ngờ câu hỏi đầy dụng ý của chồng, đã trả lời : “Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy phương nào, thiếp sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm”. Không biết rằng, như thế là đã vô tình dẫn đường cho giặc đuổi theo cha mình. Đáng giận biết bao một lời nói mất cảnh giác như thế, nhưng đó cũng là một ý. nghĩ đáng thương của một cô gái phải xa chồng luôn mong tìm cách để được gặp chồng. Đây chỉ là một ý nghĩ của Mị Châu trong ngày “tiễn biệt” - có thể lúc ấy do quá yêu và sợ Trọng Thuỷ không tìm được mình nên nàng nói vậy. Nhưng khi giặc đã ùa vào thành, ngồi trên lưng ngựa chạy trốn cùng cha, lẽ ra lúc đó nàng phải nhận ra âm mưu của Triệu Đà mà người thực hiện là Trọng Thủy. Nhưng tình yêu đã làm cho cô gái này u mê, mù quáng đến mức ngồi sau lưng cha, Mị Châu vẫn “bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường”. Đến lúc này mà vẫn còn hành động như vậy thì thật là một sai lầm nghiêm trọng, không thể tha thứ.
Thần Kim Quy gọi nàng là giặc là đúng, nhưng lại càng đúng hơn khi thần bảo với An Dương Vương : “Giặc ở sau lưng nhà vua ấy !”. Không phải lúc nào Mị Châu cũng là giặc đô'i với đất nước Âu Lạc, nàng chỉ là “giặc” một cách “vô tình” trong trường hợp cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và rắc lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thủy mà thôi. Dân gian đã rất công bằng và chính xác khi để cho thần Kim Quy kết tội Mị Châu như vậy.
Tội của Mị Châu, tuy là vô tình, mù quáng, nhưng cũng rất lớn. Nhân dân đã bắt nàng phải đền tội bằng chính lưỡi gươm của cha nàng. Nhưng nhân dân cũng rất thương nàng, bởi cho đến trước khi chết, Mị Châu mới biết là mình bị lừa dối và phạm tội. Tội thì phải xử, nhưng oan cần được giải. Trước khi chết, Mị Châu có khấn : “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch, mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi, còn một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù và tỏ dạ trắng trong”.
Lời khấn ấy đã được ứng nghiệm. Mị Châu chết, không hóa thành bụi, máu đã biến thành ngọc châu, và ngọc châu ấy không phải là hình ảnh của tình yêu chung thuỷ như có người đã lầm tưởng, mà là hình ảnh minh giải cho nỗi oan xót của Mị Châu.
Bài học của Mị Châu là bài học mất cảnh giác chính trị, là bài học “trái tim lầm chỗ để trên đầu” như Tô' Hữu đã “tâm sự’ với những người ngày hôm nay một cách sâu sắc, thấm thìa. Bài học đó cho ta thấy không giữ được bí mật quốc gia thì cả tình yêu cũng không giữ được ; không giữ được bí mật quốc gia thì tự mình gây tai hoạ cho mình, cho gia đình, cho đất nước.
Bi kịch nước mất nhà tan và bài học cảnh giác chính trị còn liên quan đến nhân vật Trọng Thuỷ - tên gián điệp khoác áo người yêu, người chồng của Mị Châu và giả danh con rể của An Dương Vương. Đó là một nhân vật mà diễn biến tâm trạng và hành động khá phức tạp, chứng tỏ tư duy nghệ thuật thời kì Âu Lạc đã có một bước phát triển.
Trong nhân vật này, có hai con người : tên gián điệp và người tình. Hai con người này, có lúc hòa trộn một cách tinh tế, có lúc đấu tranh quyết liệt, nhưng nhìn tổng quát thì con người gián điệp vẫn nổi rõ hơn và đó là nét tính cách chủ yếu của Trọng Thuỷ.
Trọng Thuỷ là một tên giặc, được phái sang Âu Lạc để thực hiện âm mưu đen tối của Triệu Đà. Trong truyện, y hiện nguyên hình là một tên gián điệp lợi hại với tính cách xảo trá và hành động khôn khéo. Trong “đêm tâm sự’ với Mị Châu, y đã tỉ tê tìm cách xem trộm nỏ thần, nắm được bí mật quân sự của đốì phương. Trong tiệc rượu, y chỉ uống cầm chừng, thừa lúc hai cha con An Dương Vương say đã lẻn vào phòng đánh tráo lẫy nỏ. Trong ngày “tiễn biệt”, chính y đã gợi ý để Mị Chầu nói ra cái việc rắc lông ngỗng làm dấu đường cho quân Triệu Đà đuổi theo.
Trọng Thuỷ đã hoàn thành nhiệm vụ gián điệp của mình và cha con y đã chiếm được đất Âu Lạc. Công đã thành, danh đã toại, nhưng sao y lại lao đầu xuống giếng mà chết ? Đó là một điều bất ngờ nhưng hoàn toàn hợp lí và dễ hiểu. Hành động tự tử của Trọng Thuỷ chỉ có thể giải thích bằng tình yêu mãnh liệt của một kẻ si tình và sự ăn năn hô'i hận của một con người đã gây ra cái chết bi thảm của vợ. Khi thấy vợ chết, phần lương tâm còn sót lại trong con người y đã thức tỉnh, khiến y phải hốì hận, phải tìm cái chết để đền tội và tự trừng phạt mình.
Cái chết của Trọng Thuỷ thật bi thảm. Đó là cái chết của một kẻ xâm lược đầy ảo vọng, si tình. Không như cái chết oan trái của Mị Châu được nhân dân sẵn sàng thông cảm, cái chết của Trọng Thuỷ là một cái chết đáng đời, đáng hổ thẹn, như Hoàng Tiến Tựu đã phân tích rất đúng : “Thảm liại và nhục nhã biết bao cho Trọng Tliuỷ, khi y chết theo một người con gái mà người ấy trước khi chết, chẳng những đã không yểu thương y nữa, mà còn dứt khoát coi y là thù, là “người lừa dối”. Trên ý nghĩa ấy, cái chết của Trọng Thuỷ cũng là sự lên án chiến tranh phi nghĩa, lên án những tham vọng của kẻ thù.
MỊ Châu - Trọng Thuỷ là một cẩu chuyện đặc sắc trong khù tàng truyền thuyết Việt Nam. Bằng những chi tiết gợi cảm, giàu ý nghĩa, truyện đã nêu lên một cách thấm thìa những sai lầm của An Dương Vương và cả của Mị Châu, dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan : đó là mặt phản diện của bài học giữ nước - chủ đề chính của truyện. Mô'i tình bi thảm của Mị Chầu - Trọng Thuỷ, quan hệ cha con An Dương Vương bị tan vỡ một cách thảm khốc.', tất cả đều toát lên ý nghĩa tô' cáo chiến tranh xâm lược.
Cầu chuyện tình duyên ngang trái, éo le và cảnh nước mất nhà tan bi thảm với cái chết của cả ba con người, phải chăng chính là lời nhắn nhủ thấm thìa về bài học cảnh giác chính trị của người xưa đối với các thế hệ sau này ? Và trong hoàn cảnh nước ta, một đất nước từ xưa đến nay luôn phải đối diện trước họa xâm lăng, thì lời nhắn nhủ đó lại càng có ý nghĩa sâu sắc biết bao !
Nguyễn Xuân Lạc