Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 1
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 2
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 3
  • Lập dàn ý bài văn thuyết minh trang 4
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Để việc lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh đạt két quả tốt, ta cần phải :
Nắm vững các kiến thức về dàn ý và các kĩ năng xây dựng dàn ý.
Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
Tìm được cách sắp xếp những tri thúc đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh, ta cần phải làm gì ?
Nắm vững các kiến thức về dàn ý và các kĩ năng xây dựng dàn ý.
Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thông hợp lí, chặt chẽ.
Cả a, b và c.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi 2 - 4
NGHỆ Sĩ NHÂN DÂN QUÁCH THỊ Hồ
Bà Quácli Thị Hồ sinh ở Hưng Yên, nơi có một giáo phường ca trù nổi tiếng. Mẹ của bà là một ca nương hàng đầu của giáo phường. Năm đó, ỉnẹ của bà là sứ giả của giáo phường lên Hà Nội dự một cuộc thi hát ca trù to lắm cùng với đại diện ưu tú nhất của những giáo phường các tinh. Qua vòng loại vô cùng khắc nghiệt, chỉ còn lại có 4 ca nương thượng đẳng. Ai cũng chắc mẩm rằng mẹ của bà sẽ đoạt “Nguyên khôi” là giải nhất. Nhưng không ngờ bà bị chấm “Á khôi” là ca nương thứ hai trong cuộc thi. Bà thất vọng và quyết tâm dạy bảo truyền lại tất cả những kĩ xảo, ngón nghề cho con gái là Quách Thị Hồ. Bà mong sau này con gái bà sẽ giật cái vinh dự to lớn mà bà không giành được. Cô bé Hồ học nghề đàn phách từ năm 7 tuổi.
Đến năm 1930 - 1931, cô Hồ đã hát khá hay, tay phách đã vững, cô ra Hà Nội hành nghề và được liệt ngay vào loại ca nương của hiếm. Cô hát cho nhà hát “Hai mươi bốn gian” ở phô' Huế và nhà hát “Vạn Thái” ở phô Bạch Mai. Các cuộc vui lớn, tiệc lớn, khao vọng của các nhà quyền quý, các văn nghệ sĩ,... đều mời cô đến hát. Cô đã trở nên nổi tiếng.
Cô Hồ có ý thức kết thân với các nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ để trang bị cho mình có cả cầm, ki, thi, họa.
Đến những năm 1937 - 1938, tay nghề của cô đã đạt đến mức mẫu mực. Giọng hát của cô là giọng hát đẹp và quý hiếm, tươi tắn đến kì lạ, lại vang, nẩy, đổ hột, rền, mượt. Trong giọng ca trù của cô có chất đời, xen lẫn chút sương khói, tâm linh, láy lên láy xuống, ngân nga và để lại một dư vị bâng khuâng, thao thức cho người nghe.
Tiếng phách của cô là tổng hợp những nét phách của chừng hơn mười tay phách tài hoa cộng lại. Cô Hồ học hỏi được nhiều ở các đàn chị, đàn em để có được tiếng phách độc đáo không có đối thủ củạ mình. Trong Liên hoan ca nhạc quôc té ở I-ran, một nhà nghiên cứu âm nhạc đã gọi tiếng phách của bà Hồ là tiêng hành khúc của tâm hồn... có gió thoảng, mây bay, suối reo, chim hót... có cả nước mắt. Tay phách của Quách Thị Hồ đã là tay phách số một của làng ca trù ở ta.
Mấp mé tài nghệ của bà Quách Thị Hồ có những ca nương nức tiêng như Đàm Mộng Hoài, Nguyễn Thị Phúc, Chu Thị Bôn, Chu Thị Năm,... Để phôi hợp ăn ý dược với giọng hát và tay phách siêu việt của bà Hồ, có tiêng đàn của giáo sư Đinh Khắc Ban, tiếng trống chầu của ông Phúc Hiền. Ông Đinh dược phía Bun-ga-ri phong hàm giáo sư đàn đáy. Ông Trúc Hiền được làng ca trù tôn vinh là sô một. Sau một chút, nhà thơ kiêm lãng tử tài hoa Ngô Linh Ngọc cũng được coi là tay chầu cực kì sắc sảo.
Những năm 1939 - 1941, một chầu hát của bà Hồ được trả 100 đồng Đông Dương (4 chỉ vàng). Bà luôn có những cử chỉ từ thiện hào hiệp. Bà giúp đỡ các chị em nghèo, những người cơ nhỡ gặp khó khăn nên nhiều khi trong túi chẳng còn đồng xu nào. Khi kháng chiến bùng nổ (1946), bà xóa nợ cho tất cả các con nợ rồi đi theo kháng chiến, về Vĩnh Yên, sau đó bà về Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại những nơi này, bà tăng gia sản xuất, làm vườn. Ngoài những giờ lao động, bà luôn luyện giọng hát và tay phách, tham gia các cuộc văn nghệ địa phương. Đôi khi bà cũng tổ chức những buổi hát ca trù đặc biệt tại nhà với mấy người bạn thân yêu thích loại hình nghệ thuật này.
Năm 1954, bà về Hà Nội, xê dịch vài nơi rồi về ở trong một căn nhà chật hẹp tại ngõ nhỏ Văn Chương. Cái nghèo truyền kiếp vẫn bám lấy bà. Bà tham gia văn nghệ quần chúng ờ các khu phố và cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam và Hà Nội, đảm nhiệm các tiết mục ngâm thơ và ca trù. Người nghe trong và ngoài nước đón đợi tiếng hát của bà một cách say sưa. Bà còn làm thơ và diễn kịch. Trong Liẽn hoan âm nhạc quốc tế tại I-ran năm 1976, bài ca trù “Xuân rồng chắp cánh” do bà trình diễn đã đoạt giải nhất và bằng khen. Một thành viền trong Ban giám khảo là người Án Độ đã phát biểu : “Ca nhạc Ân Độ được liệt vào một trong những luồng âm nhạc có tiết tấu hay nhất. Nhưng chúng tôi đang gặp phải một đối thủ hóc búa. Đó là những tiếng phách của bà Quách Thị Hồ - Việt Nam”. Năm 1978, tại Liên hoan âm nhạc quốc tế tổ chức tại Mông Cổ, bà trình bày bài ca trù dài “Tì bà hành”. Khi tiếng đàn dứt, tất cả mọi người trong hội trường đứng cả dậy, hoan hô nhiệt liệt. Bà lại chiếm giải nhất. Đến năm 1983, tại Bình Nhưỡng, bài ca trù “Cảnh Hương Sơn” của bà củng lại chiếm giải nhắt. Giọng ca của bà đã làm “nghiêng ngả” cả giới âm nhạc thế giới.
Các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc trong và ngoài nước thường đến thăm bà để trao đổi và viết bài về nghệ thuật ca trù của bà. Họ đều lo rằng hiện nay sẽ chưa có đào nương nào có thể kế thừa nghệ thuật của bà một cách xứng đáng. Nỗi lo lắng này đã trở thành hiện thực. Mặc dầu bà có rất nhiều học trò trong nước và ngoài nước. Kể cả những nghệ sĩ đã khá thành đạt như Thúy Đạt, Kim Dung, Thanh Hoài, Ngọc Huyền, Thúy Hòa,...
[...] Bà Quách Thị Hồ đã trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội vào một ngày tháng Giêng năm 2001, hưởng thọ 91 tuổi. Tin này làm bàng hoàng cả giới âm nhạc trong và ngoài nước. Nhất là với những người say mê nghệ thuật ca trù.
Con chim oanh vàng của bầu trời âm nhạc Việt Nam đã thôi không hót nữa, nhưng vang vọng và hình ảnh của nó sẽ còn mãi cùng với sự tồn tại muôn đời của nghệ thuật ca trù đầy ma lực làm say đắm lòng người.
(Lý Khắc Cung)
Nội dung của văn bản trên là gì ?
Miêu tả bà Quách Thị Hồ
Kể chuyện cuộc đời bà Hồ.
Giới thiệu cuộc đời, tài năng và sự nghiệp của bà Quách Thị Hồ.
Cả a, b và c.
Để viết bài văn trên, tác giả đã phải chuẩn bị những gì ?
Tư liệu về cuộc đời bà Quách Thị Hồ.
Tri thức về nghệ thuật ca trù Việt Nam.
Tư liệu về những cuộc Liên hoan âm nhạc quốc tế.
Cả a, b và c.
Các ý chính của văn bản trên được sắp xếp theo trình tự nào ?
a. Trình tự thời gian.	b. Trình tự không gian,
c. Trình tự logic.	d. Trình tự hỗn hợp.