Soạn bài Phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp thuyết minh trang 1
  • Phương pháp thuyết minh trang 2
  • Phương pháp thuyết minh trang 3
  • Phương pháp thuyết minh trang 4
  • Phương pháp thuyết minh trang 5
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng sổ liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại,...
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Ví dụ :
Huế là một trong những trung tâm vãn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
(Huế)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
Giun đất là động vật có đốt, [...], chuyên sống ở vùng đất ẩm.
(Con giun đất)
Phương pháp này thường sử dụng mẫu câu : “A là B” (A là đô'i tượng cần thuyết minh, B bao gồm loại sự vật, hiện tượng của đối tượng và đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng ấy).
Phương pháp liệt kê
Ví dụ :
Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,...
(Cây dừa Bình Định)
Trình bày ích lợi của cây dừa, câu văn liệt kê ích lợi của các bộ phận như thân cây dừa, lá dừa, cọng lá dừa, gốc dừa già, nước dừa. Ở từng bộ phận, người viết lại dùng phương pháp liệt kê để trình bày các ích lợi của chúng.
Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xièm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...
(Cấy dừa Bình Định)
Câu văn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu các giống dừa ở Bình Định. Người viết còn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu đặc điểm của tùng giống dừa.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải...
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Đoạn văn dùng phương pháp liệt kê để trình bày tác hại của bao bì ni lông trong nhiều trường hợp khác nhau như “bao bì ni lông lẫn vào đất..”, “Bao bỉ ni lông bị vứt xuống cống...”, “Bao bì ni lông trôi ra biển..”.
Phương pháp liệt kê giúp cho việc trình bày tính chất của sự vật rõ ràng, sáng sủa hơn.
Phương pháp nêu ví dụ
Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la).	(ôn dịch, thuốc /á)
Trong đoạn văn trên, phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng được cụ thể và có sức thuyết phục hơn.
Phương pháp dùng số liệu (con số)
Ví dụ: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chị chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thỉ trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời sô' thán khí ấy không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn ? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ỷ nghĩa cực kì to lớn.CNói về cỏ)
Đoạn văn đã dùng các số liệu như “dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%”, “Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết sô' dưỡng khí ấy”, “Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí”. Các sô" liệu ấy giúp cho việc trình bày ý nghĩa của việc trồng cỏ trong thành phố được sáng tỏ và giàu sức thuyết phục.
Phương pháp so sánh
Ví dụ : Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Câu văn trên dùng hai lần so sánh để nhấn mạnh Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trong các đại dương trên thế giới.
Phương pháp phân loại, phân tích
Ví dụ :	Cơ quan cảm giác của cá chép
Cơ quan thị giác là mắt. Mắt cá chép không có mí. Cá chép chỉ nhìn được những vật ở gần, song phân biệt được hỉnh dáng và màu sắc. Cơ quan khứu giác là hốc mủi. Thành hốc mủi có những tế bào khứu giác. Hốc mũi thông với ngoài bằng hai lỗ mũi ở hai bên đầu nhưng không thông với khoang miệng. Cơ quan thính giác là tai trong nằm trong xương sọ ở hai bên thái dương và không lộ ra ngoài. Tai cá chép cảm giác được cả những âm thanh trong không khí truyền vào nước nên cá chép có thể phát hiện được tiếng động ở trên bờ vực nước. Qua áp suất của dòng nước, cơ quan đường bèn giúp cá nhận biết những vật chướng ngại từ xa và xác định phương hướng khi bơi. Cơ quan xúc giác là những râu giúp cá chép phân biệt được các loại thức ăn. Cơ quan vị giác là những tế bào vị giác nằm trong thành khoang miệng và rải rác trên toàn bộ bề mặt da, giúp cá chép phân biệt dễ dàng thức ăn trong bùn cát.
Đoạn văn trên giới thiệu cơ quan cảm giác của cá chép và chia ra nhiều mặt để giới thiệu : cơ quan thị giác, cơ quan khíứu giác, cơ quan thính giác, cơ quan đường bên, cơ quan xúc giác, cơ quan vị giác.
* Tóm lại :
Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm vững phương pháp thuyết minh.
Những phương pháp thuyết mình thường gặp là : định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kể, giảng giải nguyên nhân - kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu,...
Việc lựa chọn, vận dụng và phôi hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc : không xa rời mục đích thuyết minh ; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng ; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã huy động những kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
Bắn hổ lục gaboon ở Tây Phi là loài hổ lục chậm chạp và nặng nề, chiều dài có thể đạt tới 2m. Khả năng ngụy trang tuyệt vời cho phép nó nằm im như chét trong thảm lá mục để rình mồi. Khi chuột hoặc niìững con mồi khác đến gần, nó mổ rất nhanh và tiêm nọc độc cực mạnh làm con mồi chết ngay lập tức. Rắn hổ lục gaboon có ho hàng với rắn lục phì có khả năng ngụy trang tuyệt vời ở đồng cỏ.
Nguyên tố pliong phú nhất trong vỏ Trái Đất là oxi, tiếp đó là silic có nhiều trong các loại đá kết hợp với oxi dưới dạng silicat. Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng không phổ biến trên Trái Đất, một phần vì nó là một khí nhẹ, thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất. Mặc dù đa số các nguyên tố trong vỏ Trái Đất là kim loại, nhưng chúng chiếm dưới 1/4 tổng trọng lượng. Nitơ tạo thành 4/5 khí quyển của chúng ta, nhưng vì không hoạt động nên nó chỉ tạo thành một tỉ lệ nhỏ trong vỏ Trái Đất.
Hầu hết những hiện vật để các nhà khảo cổ học tái hiện lại quá khứ được lưu lại một cách ngẫu nhiên. Chẳng hạn, khi một ngôi nhà đổ sập, nó giữ lại toàn bộ các thứ bên trong. Thường gặp hơn là trường hợp các nhà khảo cổ tìm thấy những móng nhà với rác rưởi bị vứt vào các hố rác gần đó, hoặc các vật vô tình bị chủ nhân xưa kia dánh mất, hoặc các vật vô cơ (đồ gốm sứ và các công cụ bằng đá), nhưng thỉnh thoảng các di vật hữu cơ như quần áo, giày dép củng còn giữ lại được.
Hầu hết các loài bò sát đầu tiên sống trên cạn, nhưng một số con cháu của chúng lại thích nghi với cuộc sống dưới biển. Trong số này, nổi tiếng nhất là loài ngư long. Chúng xuất hiện lần đầu tiên khoảng 200 triệu năm trước. Loài ngư long bơi bằng những chân chèo, giống như mái chèo hoặc cánh - để “bay” trong nước như loài rùa ngày nay. Chúng bị tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước, cùng thời gian với những người anh em trên cạn của chúng là loài khủng long. Ngày nay, những loài bò sát duy nhất thực sự sống ở đại dương là rắn biển và rùa biển.
Năm đại dương trên thế giới, theo thứ tự từ rộng nhất tới nhỏ nhất, là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ân Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương rộng nhất, bao phủ 166 triệu km2, và rộng gấp 14 lần Bắc Băng Dương. Tâm của Bắc Băng Dương vĩnh viễn bị một lớp băng che phủ. Mùa đông, lớp băng này phình rộng ra còn mùa hè thu hẹp lại do băng tan. Hơn một nửa Nam Băng Dương đóng băng vào mùa đông và suốt mùa hè, một phần lục địa ở Nam Cực vẫn bị băng vây bọc. Độ sâu trung bình của tất cả các đại dương là 3.650m, vùng sâu nhất là vực Mariana ở Thái Bình Dương, phía đông Philipin, sâu 10.920m.
(Theo Tủ sách kiến thức thế hệ mới, Nxb Kim Đồng)
Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong văn bản sau :
Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cũng được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4 m, mỗi cánh rộng 1,2 m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choãi ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đinh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn kí
thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh : rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phẳng, người thợ đã chạm những nét nổi, nét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bơi thong dong trong mây.
(Bùi Công Bính, Chùa Keo, hãy một lần đến)
Và cái thập loại chúng sinh chen chúc khắp vịnh Hạ Long kia, già đi,
trẻ lại, trang nghiêm hơn hay bỗng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn... hóa thân không ngừng. Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng, hoặc độ xa gần và hướng ta tiến dến chúng hay rời xa chúng. Còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật đá trẻ trung ta chừng dã quen lắm bỗng bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra. Hoặc cũng rất có thể, khi đêm đã xuống, dưới ánh sao chi chít trên bầu trời và chi chít xao động dưới cả mặt nước bí ẩn nữa, sẽ có cuộc tụ họp của cả cái thế giới người bằng đá sống động đó, biết đâu !...
[...] Để rồi, khi chân trời đằng đông vừa ủng tím nhạt, rồi từ từ chuyển sang hồng... thì tất cả bọn người đá ấy lại hô'i hả trở về vị trí của họ. Mà vẫn còn nóng hổi hơi thở cuộc sống đêm chưa muốn dứt.
(Nguyên Ngọc, Hạ Long - Đậ và Nước)