Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 1
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 2
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 3
  • Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 4
PHONG CÁCH NGỒN NGỮ SINH HOẠT
Ngôn ngữ sinh hoạt (còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại) là lời ăn tiếng nói hằng-ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm với nhau, đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của cuộc sống.
Ví dụ : đoạn đối thoại trong SGK, trang 128, có lời thoại của các bạn Lan, Hùng, Hương ; có tiếng quát của một người đàn ông ; lời nói nhẹ nhàng, ôn tồn của bà mẹ Hương.
Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói, nhưng củng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
Dạng lời nói bên trong : tức là suy nghĩ nhưng không nói ra. Dạng này gồm các kiểu :
+ Độc thoại nội tâm : tự mình nói với mình nhưng không phát ra thành tiếng.
Ví dụ :	Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường ?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Đối thoại nội tâm : tưởng tượng ra một nhân vật trò chuyện với mình, đối đáp như một cuộc thoại.
Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cô' giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ Dòng tâm tư : suy nghĩ bên trong thành một chuỗi mạch lạc, trong đó có cả đối thoại, độc thoại nội tâm.
Ví dụ :	Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Dạng lời nói tái hiện : tức là dạng mô phỏng, bắt chước lời thoại tự nhiên, nhưng có sáng tạo theo các vãn bản khác nhau (kịch, tuồng, chèo, truyện kể, tiểu thuyết,...).
Ví dụ :
Ông Năm Hèn đáp :
■ Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi ! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện ! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi ! Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt ? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó [...]. Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đắt còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế...
(Sơn Nam, Bắt sấu rừng u Minh Hạ)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là : tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
Tính cụ thể : hành vi ngôn ngữ sinh hoạt bao giờ cũng cụ thể về hoàn cảnh, con người, mục đích nói và những cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
Tính cảm xúc : lời nói nào cũng mang tính cảm xúc, kể cả lời nói ra khi lạnh nhạt, thờ ơ.
Tính cá thể : lời nói của một người cho thấy được đặc điểm riêng của người đó, từ giới tính, địa phương cho đến cá tính, tâm trạng...
Các đặc trưng đó củng là những dấu hiệu khái quát của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Ngôn ngữ sinh hoạt không được gọi là :
Khẩu ngữ.	b. Ngôn ngữ khoa học.
c. Ngôn ngữ nói.	d. Ngôn ngữ hội thoại.
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ?
Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Ngôn ngữ sinh hoạt được dùng trong những cuộc hội họp, thảo luận.
Ngôn ngữ sinh hoạt dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong đời sống.
Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật là ở dạng nào ?
Dạng nói.	b. Dạng viết,
Dạng lời nói tái hiện.
Dòng nào dưới đây không chì đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Tính cụ thể.	b. Tính tự nhiên,
Tính cảm xúc.	d. Tính cá thể.
Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng, nhận xét nào sai ?
Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện ở chỗ :
Cụ thể về hoàn cảnh : có địa điểm và thời gian cụ thể.
Cụ thể về con người : có người nói và người nghe cụ thể.
Cụ thể về mục đích nói.
Cụ thể về trạng thái tâm lí khi nói.
Cụ thể về’ cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
Nối cột A và cột B cho phù hợp :
Tính cảm xúc thể hiện ở chỗ :
B
gì mà, gớm, chết thôi, mà lị, cơ,...
Câu cảm thán, câu cầu khiến,...
Giọng thân mật, kêu gọi, thúc giục, trách móc, quát nạt,...
A
Mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm
Những từ ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt
Những loại câu giàu sắc thái cảm xúc
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Thế là xong. Anh chết rồi đấy nhỉ ? Không lẽ tôi lại vui khi được một cái
tin như thế. Nhưng thật tôi củng không biết có nên buồn không đấy. [...].
Tôi gần gũi anh, hồi còn nhỏ. Chúng ta sống cạnh nhau mấy năm trời tại
nhà một bà bác tôi. Anh ở thuê. Tôi nhờ vả. Chúng ta hiểu với nhau rằng : hai chúng ta cùng khổ. Không, anh Phúc ạ ! Chúng ta phải công bằng mới được. Bà bác tôi không phải là người ác nghiệt đâu. Có điều bà khổ quá nhiều rồi. Khi người ta phải rỏ từng giọt máu ra để kiểm đồng tiền, thì lẽ tự nhiên là người ta phải quỷ tiền ngang với máu. Chồng bà mất sớm. Đã nhiều lần, bà toan đi bước nữa, nhưng chỉ vì tiếc của, lại thôi. Anh thử nghĩ xem. Đối với một thiếu phụ đương xuân, còn cái gì khổ hơn sự lể loi. Ầy thế mà bà cam phận lẻ loi để khư khư giữ lấy tiền ở chính tay bà, không muốn để lọt vào tay ai. Bà mặc lòng bà héo hắt đi. Bà đày đọa thân bà. Có phải bà cay nghiệt từ với chính bà mà trở đi không ? Còn trách gì cái cách bà đối đãi với chúng ta ! Bà keo cú và tham việc lắm... Bà có mỗi một mống con thôi. Ai chả tưởng : quý hơn vàng. Có lẽ bà cũng quý con. Nhưng không phải vì thế mà bà nới tay với con đâu. Mỗi bữa ăn, bà giao hẹn với con : mỗi miếng đậu kho hay mỗi con tôm phải ăn hết một bát cơm. Không đủ mặc thây ! Nó cứ việc ăn cơm nhạt hoặc chan với cái thứ mắm tép mặn hơn cả muối, mà cả nhà phải ăn quanh năm suốt tháng. Con đẻ rứt ruột ra còn thế, còn nói gì cháu và đứa ở ! Chắc anh cực lắm dấy, anh Phúc nhỉ ? Làm gì tôi chả biết...
(Nam Cao, Diếu văn)
Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện đặc trung của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ?
Thử nhận xét về đặc điểm riêng của nhân vật “tôi”.