Soạn bài Văn bản văn học

  • Văn bản văn học trang 1
  • Văn bản văn học trang 2
  • Văn bản văn học trang 3
  • Văn bản văn học trang 4
VĂN BẢN VĂN HỌC VÀ CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
Ngày nay, một văn bản được coi là văn bản văn học khi :
Nó phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
Ngôn từ có nhiều tìm tòi, sáng tạo, nhiều hỉnh tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
■ Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng (kịch, thơ, truyện,...).
Văn bản văn học mang nhiều tầng lớp : ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa. Đi sâu vào các tầng lớp đó ta mới hiểu được văn bản văn học
Nội dung và hình thức của một văn bản văn học là hai mặt không thể chia tách. Nội dung chỉ có thể tồn tại trong một hình thức nhất định. Và bất kì hình thức nào cũng mang một nội dung,...
Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt nội dung là đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật.
Các khái niệm thường được coi thuộc về mặt hình thức là ngôn từ, kết cấu và thể loại. Sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ là phẩm chất của các văn bản văn học ưu tú.
Pliải thông qua quá trình đọc, những giá trị tiềm ẩn trong văn bản mới hiển hiện trong tâm trí người đọc. Lúc đó, văn bản mới thực sự phát huy tác dụng của một tác phẩm văn học.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
1.	Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Tác giả xây dựng hình tượng gì trong bài ca dao trên ?
hoa sen	b. lá sen
c. đài sen	d. nhị sen
Từ hình tượng hoa sen, bài ca dao có hàm nghĩa gì ?
Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên nông thôn Việt Nam.
Ca ngợi những con người giữ được phẩm chất trong sạch của mình trong mọi hoàn cảnh.
Cả hai ý đều đúng.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm. qua sân trước một cành mai.
Hai câu thơ trên trong bài “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác hàm nghĩa :
Kể về sự thật hoa tàn, hoa nở.
Hình ảnh hoa rụng hoa nở nói về sự sống tuần hoàn bất diệt.
Thể hiện cái nhìn bình thản yêu đời của người hiểu rõ quy luật, nắm vững chân lí.
Cả a, b và c đều đúng.
* Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi 4 - 5 :
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia ĩ
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau,
mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai -biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người
chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đinh Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội 1983)
Tác giả xây dựng hình tượng gì trong văn bản trên ?
a. Người đàn bà - em bé	b. Người chiến sĩ - bà cụ già
c. Người đàn bà - người chiến sĩ	d. Hai ý a và b đúng.
Những hình tượng trong bài gợi lên suy nghĩ gì trong cuộc sông ?
Nơi dựa tinh thần.
Nơi con người tìm thấy nguồn vui.
Nơi con người tìm thấy ý nghĩa cuộc sống.
Cả a, b và c đều đúng.
Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để xác định văn bản trên là một tác phẩm văn học ?
Ngôn từ có sáng tạo.
Xây dựng được những hình tượng.
Hình tượng nói lên những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sông.
Cả a, b và c đều đúng.
* Tìm hiểu tác phẩm văn học “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tôn để trả lời các câu hỏi sau :
Tác phẩm sống chết mặc bay của Phạm Duy Tôn được viết theo thể loại nào ?
Bút kí	b. Tuỳ bút
c. Tiểu thuyết	d. Truyện ngắn
Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm Sôhg chết mặc bay của Phạm Duy Tôn ?
Sống chết mặc bay là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Sống chết mặc bay về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn trung đại Việt Nam.
Sống chết mặc bay tuy tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn Việt Nam nhưng trong đó vẫn còn dấu ấh của nghệ thuật trung đại.
Sống chết mặc bay là truyện ngắn trung đại xuất sắc của Việt Nam.
Truyện ngắn sống chết mặc bay được chia làm mây đoạn ?
a. hai	b. ba	c. bôn	d. năm
Trọng tâm miêu tả của tác giả trong truyện sống chết mặc bay nằm ở đoạn nào ?
a. Đoạn 1	b. Đoạn 2	c. Đoạn 3	d. Đoạn 2 và 3
Trong sống chết mặc bay, Phạm Duy Tôn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào ?
a. Liệt kê và tăng cấp.	b. Tương phản và phóng đại.
c. Tương phản và tăng cấp.	d. So sánh và đối lập.
Miêu tả cảnh người dân đang tuyệt vọng chông đỡ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả ngầm dụng ý gì ?
Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe doạ cuộc sống người dân quê.
Nói lên sự thắng thế của con người đôi với thiên nhiên.
Nói lên sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng và của cải của người dân.
Nói lên sự yếu kém của thế nước trước thế đê.
Trọng tâm miêu tả của sự tương phản trong truyện ngắn sống chết mặc bay nhằm vào ai ?
a. Bọn lính	b. Quan phủ
c. Chánh tổng	d. Người dân quê
Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tôn trong truyện ngắn này là gì ?
Làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
Chỉ làm nổi bật cuộc sông của tên quan phủ.
Chỉ làm nổi bật sô' phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành.
Chỉ làm nổi bật sự đốì lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước.
Phạm Duy Tốn dùng phép tăng cấp để miêu tả những chi tiết nào ?
Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê.
Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng quan lại, chánh tổng đánh tổ tôm.
Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội.
Miêu tả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.
Trong việc xây dựng hình ảnh quan phủ, tác dụng lớn nhất của phép tăng cấp là gì ?
Làm rõ sự xa hoa trong cách sinh hoạt của quan phủ.
Làm rõ niềm vui tổ tôm của quan phủ.
Làm rõ thêm tâm lí, tính cách của quan phủ nói chung.
Làm rõ sự oai vệ của quan phủ.
Giá trị hiện thực của tác phẩm sống chết mặc bay là gì ?
Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân.
Tô' cáo những kẻ cầm quyền không lo cho cuộc sống của người dân.
Phản ánh sự đô'i lập hoàn toàn giữa cuộc sông của bọn quan lại với tính mạng bị đe doạ của nhân dần.
Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm sống chết mặc bay là gì ?
Thể hiện sự căm thù của tác giả với giai cấp thông trị.
Thể hiện sự thương cảm của tác giả với cuộc sông lầm than cơ cực của người dân.
Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên khốc liệt.
Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tôn ?
a. Ngôn ngữ nhân vật.	b. Ngôn ngữ người dẫn chuyện,
c. Ngôn ngữ đối thoại.	d. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Theo em, bô'n chữ sống chết mặc bay trong nhan đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tôn dùng với ý nghĩa gì ?
Dùng để chỉ thái độ của quan phủ đô'i với dân quê.
Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thông trị từ trước đến nay trước cuộc sông của người dân quê.
Dùng để chĩ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sông của bọn chánh tổng và nha lại.
Là một vê' của câu thành ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".