Soạn bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư)

  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 1
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 2
  • Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) trang 3
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Ngô Sĩ Liên
Ngô Sĩ Liên (? - ?) người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay là TP. Hà Nội), ông từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm. Đến đời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. Ông đã vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” đồ sộ này.
“Đại Việt sử kí toàn thư” là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại, do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới triều Lê Thánh Tông, hoàn tất năm 1497.
Bộ sử gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (1428), được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hun ở thời Trần và sách Sử kí tục biến của Phan Phu Tiên ở đầu thời Lê.
Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị sử học vừa có giá trị văn học cao* do cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn, không chỉ chú ý đến sự kiện mà còn chú ý đến tâm lí, thái độ, hành động, tính cách của nhân vật lịch sử, chú ý đến cả những chi tiết nhỏ nhưng góp phần khắc hoạ sắc nét chân dung nhân vật lịch sử.
Đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Đại Việt sử kí toàn thư là sách lịch sử nhưng đậm chất văn học (theo tinh thần “văn sử bất phân” của thời trung đại). Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được đề cập thường kèm theo những câu chuyện kể sinh động, để lại những ấn tượng khó quên nơi người đọc, và do đó, chân dung nhân vật lịch sử được khắc hoạ khá sắc nét. Đoạn trích về Trần Quốc Tuấn là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho phong cách viết nói trên.
Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn
Phẩm chất nổi bật nhất là trung quân ái quốc. Lòng trung với vua của Trần Quốc Tuấn thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm cồng dân đổì với nước.
+ ông hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân (qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh).
+ Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh có thử thách (mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông, lời dặn dò của cha và. việc ông được nắm binh quyền trong tay). Bản thân ông cũng bị đặt trqpg mốì mâu thuẫn giữa hiếu và trung. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà. Hay nói khác đi, chữ “hiếu” đã được hiểu và vận dụng một cách linh hoạt. “Trung” cũng như “hiếu” đều bị chi phôĩ bởi nghĩa lớn đối với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (“cảm pliục đến khóc”, “khen ngợi”'), đốì với Hưng Vũ Vương {“ngầm cho là phải”), đối với Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng (“rút gươm kể tội”, “định giết”), khi nghe câu trả lời của họ càng tôn lên tấm lòng trung nghĩa của ông.
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, “đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có”, “tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên”, ông để lại câu nói đầy dũng khí : “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”, và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị {Binh gia diệu lí yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư).
Đi đôi với lòng trung nghĩa, tài cầm quân dẹp giặc, Trần Quốc Tuấn còn có đức độ lớn lao. Ông khiêm tôn, “kính cẩn giữ tiết làm tôi” mặc dù được vua trọng đãi rất mực. Ông chủ trương “khoan thư sức dân” vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, tiến cử người tài. Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự. Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phò trợ dân chống tai nạn, dịch bệnh.
Nghệ thuật khắc hoạ nhăn vật lịch sử sắc nét và sống động
Hình ảnh Trần Quốc Tuân được xây dựng trong nhiều mô'i quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách (tình huống mâu thuẫn giữa trung và hiếu, tình huống giặc mạnh kéo sang, nhà vua thử lòng) làm nổi bật những phẩm chất cao quý của ông ở nhiều phương diện :
Đốì với vua : hết lòng hết dạ.
Đôi với nước : sẵn sàng quên thân (câu nói nổi tiếng : “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”).
Đối với dân : quan tâm lo lắng (khi sống nhắc nhở vua nên “khoan thư sức dân”, khi chết hiển linh phò trợ dân).
Đối với tướng sĩ dưới quyền : tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.
Đối với con cái : nghiêm khắc giáo dục.
Đối với bản thân : khiêm tốn, giữ đạo.
Có thể hói Trần Quốc Tuấn là một mẫu mực của vị tướng toàn tài, toàn đức. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính phục.
Đọc xong đoạn trích, người đọc thấy cảm phục, tự hào về Trần Quốc Tuấn và không quên những câu chuyên đầy ấn tượng về ông (phản ứng đốì với câu trả lời của Trần Quốc Tảng, tráp đựng kiêm có .tiếng kêu...). Đó là thành công của nhà viết sử.
Ghi nhớ: Bằng ngliệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những chi tiết chọn lọc và xúc động, đoạn trích khắc hoạ đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn - một nhân cách vĩ đại, sống bất tử trong lòng dân tộc.