Soạn bài Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ)

  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 1
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 2
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 3
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 4
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 5
  • Ra - ma buộc tội (tích Ra - ma - ya - na - sử thi Ấn Độ) trang 6
RA-MA BUỘC TỘI
(Trích “Ra-ma-ya-na” - sử thi Ân Độ)
A. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu
Văn học Ân Độ cổ đại nổi tiếng với hai bộ sử thi “Ma-ha-blia-ra-ta” và “Ra-ma-ya-na”. Đó là những bộ sử thi mầu mực của phương Đông.
Sử thi “Ra-ma-ya-na”
So với “Ma-ha-bha-ra-ta”, sử thi “Ra-ma-ya-na” ra đời muộn hơn, không đồ sộ, phong phú và thâm trầm bằng, nhưng “Ra-ma-ya-na” lại có sức hấp dẫn quần chúng, có tầm ảnh hưởng lớn rộng hơn nhiều. Người Ân Độ tin rằng : “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì “Ra-ma-ya-na” còn làm say đắm lòng người và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi”.
Hình thành và được bổ sung, trau chuốt trong khoảng từ thế kỉ III tr. CN đên thế kỉ II bởi nhiều thế hệ tu sĩ - thi nhân, tác phẩm “Ra-ma-ya-na” đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki.
Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi (một câu thơ đôi gồm 2 dòng thơ).
“Ra-ma-ya-na” là câu chuyện về những kì tích của Ra-ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa-xa-ra-tha.
“Ra-ma-ya-na” đã .xây dựng hình tượng những nhân vật mẫu mực cho tình cha - con, tình chồng - vợ, anh - em, bạn bè, những con người có tâm hồn cao thượng, vị tha, sẵn sàng hi sinh quyền lợi vật chất vì danh dự và bổn phận, những con người vì tình yêu tha thiết đôi với con người, với cuộc đời mà dũng cảm chiến đấu chống thế lực bạo tàn, bảo vệ cái đẹp, cái thiện.
Hơn hai ngàn năm qua, các hình tượng nhân vật Ra-ma, Xi-ta, Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Ha-nu-man,... luôn luôn sông động và nuôi dưỡng tinh thần, đạo đức dân tộc An Độ.
“Ra-ma-ya-na” cũng được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ân Độ, đặc biệt thành công trong việc miêu tả thiên nhiên tràn đầy sức sống và chan chứa tình người, thể hiện nội tâm nhân vật sâu sắc và chân thực.
Đoạn trích “Ra-ma buộc tội”
Đoạn trích thuộc chương 79, khúc ca thứ sáu, có liên quan chặt chẽ với 3 chương trước và 3 chương sau đó.
Chương 78 (Gặp gỡ) kể việc Ra-ma cứu được nàng Xi-ta, giải phóng đảo Lan-ka, tiêu diệt kẻ thù đúng lúc chàng hết hạn đi đày. Một câu chuyện bình thường có thể dừng lại ở đó mà cót truyện vẫn hoàn chỉnh. Nhưng Ra-ma-ya-na không dừng lại ở đó, tác giả đã tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình diễn biến cót truyện ở chương 79.
ơ chương 78, tác giả đã dự báo cuộc tái ngộ của Ra-ma và Xi-ta có điều không bình thường. Điều không bình thường đó thể hiện qua không khí chuẩn bị và tâm trạng đợi chờ gặp gỡ của Ra-ma và Xi-ta. Tâm trạng của hai người không giông nhau, có phần đổì nghịch nhau.
Đến chương 79 (Ra-ma buộc tội), không khí Ra-ma và Xi-ta gặp gỡ nhau thật nặng nề, trang nghiêm như phiên tòa phán xử. Diễn biến tâm trạng của cả hai thật phức tạp và không thuận chiều.
Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trong một không gian công cộng, trước sự chứng kiến của “mọi người” - anh em, bạn hữu của Ra-ma. Hoàn cảnh ấy tác động nhiều đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta.
Đọc - hiểu văn bản
Tâm trạng Ra-ma
Cứu được vợ ra khỏi nanh vuốt kẻ thù rồi, trong lòng Ra-ma nổi lên cơn ghen tuông ghê gớm như cơn bão ập đến. Cơn ghen tuông của Ra-ma bắt nguồn từ lòng yêu Xi-ta say đắm, được tác giả Van-mi-ki miêu tả thật tinh tế. Tâm trạng của chàng như làn sóng biển khi lặng lẽ, khi ào ạt, khi dâng cao, nhưng không bao giờ chìm xuống.
Tâm trạng ghen tuông thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu của Ra-ma
Trước mặt mọi người, lời đầu tiên của Ra-ma không phải là lời lẽ thân
'thiết giữa vự chồng : “Hỡi phu nhân cao quý ! Ta đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kể lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đã được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa, và giờ đây không còn gỉ vướng mắc với chính mình. Nàng bị gã Rắc-sa-xa tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù là kể tầm thường. Ngày hôm nay, việc chàng Ha-nu-man hảo hán vượt biển cả đã két thúc thành công ; việc đốt phá Lan-ka và những kì tích khác đã đem lại vinh quang. Ngày hôm nay, tài nghệ và những lời khuyên sáng suốt của Vi-phi-sa-na đã hoàn toàn được chứng tỏ ; cả những cố gắng của chàng cũng thành công tốt đẹp, chàng đã từ bỏ người anh bất hảo của mình, ủng hộ đại nghĩa của ta và nương tựa vào ta”. Cách xưng hô “phu nhân cao quý”, “ta”... và lời nói của Ra-ma vừa là những lời lẽ trịnh trọng, oai nghiêm của bậc quân vương, vừa xa cách, lạnh lùng.
Những lời tuyên bố của Ra-ma thể hiện rõ mục đích chiến đấu của chàng. Theo lời tuyên bô' ấy, chàng chiến thắng kẻ thù không phải vì Xi-ta mà chỉ vì đanh dự, phẩm giá của cá nhân chàng, của dòng dõi vương tộc : “Phải biết chắc điều này : chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đã của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường”. Không một câu nhắc đến tình chồng vợ cũng như khát khao đoàn tụ vợ chồng. Rất lạnh lùng, nhưng đồng thời giọng điệu của Ra-ma không giấu được một nỗi đau xót, ghen tức trong lòng chàng. Ra-ma nói một cách phũ phàng : “Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kể xa lạ. Già dây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kể khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ?...".
Giọng điệu của Ra-ma cộ lúc trang trọng, cao cả, đầy tự hào, có lúc gay gắt, giận dữ, có lúc thô bạo, tàn nhẫn, hình như chàng chỉ muốn trút ra cho hả dạ.
Tâm trạng ghen tuông thể hiện qua thái độ và hành vi của Ra-ma
Do quá ghen tuông mà thái độ đối xử của Ra-ma với Xi-ta có lúc tàn nhẫn, tầm thường, xúc phạm đến phẩm giá của người vợ yêu quý.
Chàng đay đi đay lại đến ba lần về việc Xi-ta đã ở trong vòng tay của quỷ vương Ra-va-na. Hai lần chàng tuyên bô" không cần đến nàng nữa, muôn xua đuổi nàng đi, thậm chí hạ những lời khuyên quá tầm thường : “Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu tùy ý, ta không ưng có nàng nữa. [...] Nay mục đích cứu nàng đã đạt rồi, ta không cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu tùy ý. Hỡi phu nhân cao quý ! Ta nói rõ cho nàng hay... : nàng có thể để tâm đến Lắc- ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na, Xu-gri-va, hay nếu nàng thích, nàng có thể đi theo Vi-phi-sa-na cũng được..”. Thái độ của Ra-ma là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm hạnh của Xi-ta. Lòng ghen tuông đã làm cho vị minh quân như Ra- ma trở nên thiếu bình tĩnh, cách ứng xử không còn chín chắn. Kết thúc lời nói vẫn là cái ý nghĩ tồi tệ đã ám ảnh chàng : “Thấy nàng yêu kiều xinh đẹp, lại có được nàng trong nhà hắn, Ra-va-na đâu có chịu đựng được lâu”.
Tâm trạng của Ra-ma trước hành động cao cả của Xi-ta
Ra-ma đang ở trong tâm trạng mất hết niềm tin, lòng ghen tuông dâng lên cao độ. Chàng không nghe bất cứ lời lẽ thanh minh nào của Xi-ta, và nỗi đau càng day dứt trong lòng. Khi Xi-ta òa khóc và đòi Lắc-ma-na lập giàn hỏa thiêu, tâm trạng Ra-ma càng trở nên phức tạp. Trong lòng chàng không thể không đau đớn khi người vợ yêu dấu muôn dùng cái chết để chứng minh sự trong trắng của nàng. Nhưng cơn ghen tuông lại khiến chàng để mặc cho Xi-ta đi vào chỗ chết. Cơn bão táp đang dâng lên trong lòng Ra-ma, nhưng bên ngoài thì vẫn câm lặng, “mắt dán xuống đất”. Đó là một sự câm lặng đáng sợ, đến nỗi Lắc-ma-na và mọi người trong đám bạn hữu chẳng ai “dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng”. Trong giây phút căng thẳng quyết liệt đó, “nom chàng khủng khiếp như thần Chết vậy”.
Ra-ma tuy xuất thân là thần thánh, là bậc quân vương nhưng chàng vẫn có đủ mọi cung bậc tính cách của con người trần tục. Chàng yêu hết mình, ghen cực độ, có lúc phong nhã cao thượng, có lúc cũng tầm thường nhỏ nhen, có lúc cứng rắn oai nghiêm, nhưng cũng có khi rất yếu mềm.
Ngòi bút nghệ thuật của Van-mi-ki thật sắc sảo, tinh tế. ông đã lột tả được một Ra-ma “rất người”, khiến cho nhân vật sử thi vượt qua được mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo.
Tâm trạng Xi-ta
Xi-ta là người vợ chung thủy, kiên trinh, biết hi sinh vì chồng.
Những ngày tháng xa chồng, bị quỷ vương Ra-va-na dụ dỗ nhưng Xi-ta đã đấu tranh để giữ gìn lòng chung thủy với chồng. Sau khi được Ra-ma cứu ra, nàng tưởng rằng sẽ được trở lại trong vòng tay che chở ấm áp của chồng, nhưng không ngờ lại bị chồng nghi ngờ và ruồng rẫy. Điều đó khiến cho nàng đau xót. Một lần nữa, nàng phải ra sức đấu tranh để bảo vệ phẩm giá của mình và bảo vệ tình yêu chung thủy của nàng với Ra-ma. Lần này, nàng phải đương đầu với búa rìu dư luận, đương đầu với “con quỷ ghen tuông” trong con người Ra-ma, còn khó khăn hơn cuộc đấu tranh với quỷ vương Ra-va-na.
Mới nhìn thấy lại mặt chồng, nàng đã phải nghe những lời nói lạnh lùng, xa lạ, nàng bàng hoàng đau đớn “mở tròn đôi mắt đẫm lệ”. Đến khi nghe những lời buộc tội phi lí và xua đuổi phũ phàng của Ra-ma, nàng “đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát”, nàng “xấu hổ... muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình", “nước mắt nàng đổ ra như suối”, “giọng nghẹn ngào, nức nỉ?... Từ thể xác đến tinh thần, Xi-ta đã hoàn toàn suy sụp.
Xi-ta vốn là người phụ nữ có dũng khí, bất khuất. Nàng vẫn cố gắng đứng vững, “nghẹn ngào, nức nở” nói với Ra-ma những lời vừa dịu dàng vừa cứng cỏi để tự thanh minh. Nàng chỉ trích những lời lẽ gay gắt, hồ đồ, thô bạo của Ra-ma đối với nàng, xem đó là lời của “một kể thắp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn”. Nàng chỉ trích thái độ ngờ vực không căn cứ của Ra-ma. Nàng dùng mọi lí lẽ và bằng chứng hùng hồn để chứng minh cho Ra-ma biết nàng vẫn son sắt thủy chung, vẫn giữ gìn phẩm hạnh của người vợ. Đặc biệt, nàng nhấn mạnh vào tấm lòng của mình. Trên thực tế, tấm thân Xi-ta đã bị quỷ vương làm vấy bẩn. Nhưng Xi-ta vẫn khẳng định nàng không hề có lỗi với chồng, bởi “những gì nằm trong vòng kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây, là thuộc về chàng. Thiếp có thể làm gì với cái thân thiếp đây, bởi nó có thề phụ thuộc vào kẻ khác, khi thiếp hoàn toàn ở dưới quyển lực của hắn". Lời nói của Xi-ta thể hiện một quan niệm mới mẻ về chữ “trinh” của tâm hồn.
Cuối cùng, để chứng minh sự trong trắng của mình, Xi-ta đã bình thản bước vào giàn hỏa thiêu, cầu nguyện thần Lửa (A-nhi) chứng giám. Trong đời sông tinh thần của nhân dân Ân Độ, thần A-nhi là vị thần có vai trò rất quan trọng. Trong lễ hiến tế, con người dâng lễ vật trên giàn lửa, A-nhi đóng vai trò trung gian giữa con người và các vị thần. Trong hôn lễ, cô dâu chú rể thường lượn vòng quanh ngọn lửa bảy lần và đọc bảy lời thề chung thủy, thần A-nhi làm chứng cho sự thề nguyền thủy chung suốt đời của họ. Thần Lửa ở khắp mọi nơi, biết tất cả mọi hành động tốt xấu mà con người đã làm, nên nghi lễ thử lửa được tin là có thể kiểm chứng đức hạnh của người ta. Khi Xi-ta quyết định bước lên giàn hỏa tức là nàng muôn mượn nghi lễ thiêng liêng nhất để chứng minh cho sự trong trắng của mình. Những lời cầu khấn thần của nàng Xi-ta cho thấy nàng tuyệt đối tin tưởng vào thần A-nhi và cũng tin vào sự trong trắng của mình sẽ được thần phù hộ. Hành động tự nguyện nhảy vào lửa của Xi-ta là hành động cao cả, tô đậm tính chất bi hùng của thiên sử thi. Thái độ của công chúng càng tô đậm thêm tính chất ấy một lần nữa : “Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa [...] các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-ra-na cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó”.
Tổng kết
Chương “Ra-ma buộc tội” đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ đễ giành lại người vợ yểu quý nhưng cũng dám hi sinh tỉnh yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lí tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.
B. ĐÊ VÀN LUYỆN TẬP
Đề : Phân tích xung đột bi kịch trong đoạn trích “Ra-ma buộc tội” (Trích sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na).
DÀN Ý
Mở bài
Giới thiệu Ra-ma-ya-na, sử thi tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc Ân Độ. Đoạn trích thể hiện những xung đột bi kịch đặc sắc.
Thân bài ỉ. Tổng :
Vị trí đoạn trích : sau khi Ra-ma đánh thắng quỷ vương Ra-va-na và cứu được Xi-ta. Bi kịch nảy sinh giữa danh dự, tình yêu và phẩm giá.
Lời buộc tội của Ra-ma và lòng tự trọng của Xi-ta thể hiện tâm hồn cao quý của nàng.
Phân :
Tính cách Ra-ma : dũng mãnh, kiên quyết.
Trọng danh dự - hành động vì danh dự là trên hết -» vẻ đẹp gắn với quan niệm con người sử thi. Tiêu biểu cho ý chí và khát vọng của cộng đồng.
Lời nói của Ra-ma gây tổn thương sâu sắc cho Xi-ta xuất phát từ sự ghen tuông vô cớ, khắt khe và tàn nhẫn với người vợ cao quý -> Ra-ma đã không tự chiến thắng được bản thân mình.
Tâm hồn Xi-ta : trong sạch, cao quý.
Lời biện minh vừa có lí vừa có tình nhưng không lay chuyển được ý chí của Ra-ma -> bị xúc phạm nặng nề, Xi-ta rất quyết liệt và vững tin vào sự trong sạch của bản thân. Nàng chọn giải pháp dữ dội và đậm chất bi kịch : ngọn lửa thần chứng minh cho sự trong trắng vô tội.
Đỉnh điểm bi kịch : Xi-ta bước vào ngọn lửa tạo nên nỗi đau cho thần linh, vạn vật và những người xung quanh. Không khí bi tráng, căng thẳng nặng nề là sự phê phán, bất bình của mọi người trước thái độ của Ra-ma và sự cảm thông, đau đớn trước số phận của Xi-ta.
Hợp :
Dù Xĩ-ta được giải oan nhưng vết thương lòng của nàng vĩnh viễn không bao giờ khép lại được. Tâm hồn cao cả của Xi-ta là lời ngợi ca đẹp nhất người An Độ dành cho nàng -> nàng cũng là người coi trọng danh dự, phẩm giá hơn cái chết. Chính phẩm chất ấy tạo nên không khí xúc động buồn thương cho đoạn trích.
III. Kết bài : Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa đoạn trích.