Soạn bài Bàn luận về phép học (luận học pháp)

  • Bàn luận về phép học (luận học pháp) trang 1
  • Bàn luận về phép học (luận học pháp) trang 2
BÀN LUẬN VÊ PHÉP HỌC
(Luận học pháp - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU
Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), tự là Khải Xuyên, hiệu Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tình). Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết thư chân tình mời ông cộng tác nên cuối cùng Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Khi Quang Trung mất, ông lại về ở ẩn cho đến cuối đời mà không hợp tác với nhà Nguyễn.
Bàn luận về phép học là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 - 1791. Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung bàn về ba điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học). Đoạn trích thuộc phần Luận học pháp.
Ở phần đầu, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học bằng một câu châm ngôn dễ hiểu : “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu : con người được học cũng giông như ngọc được mài. Mục đích của sự học là để biết rõ đạo. Khái niệm đạo vôn trừu tượng, phức tạp được giải thích thật ngắn gọn rõ ràng : “Đạo là lẽ đôỊ xử hàng ngày giữa mọi người”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả phê phán những lối học lệch lạc, sai trái. Tác giả gọi việc học đúng mục đích là chính học và phê phán những lối học hình thức, cầu danh lợi. Học hình thức là kiểu học vẹt, học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có thực chất. Học cầu danh lợi là học để có danh tiếng, được nhàn nhã mà có nhiều lợi lộc. Những kẻ học theo lối ấy thì không biết đến tam cương, ngũ thường, không biết đến đạo làm người, nhờ nịnh nọt luồn cúi mà được “chúa dấu vua yêu”. Một khi đã diễn ra cảnh “Chúa trọng nịnh thần” thì “nước mất nhà tan” sẽ là điều tất yếu xảy ra. Đó là tác hại của lối học lệch lạc, sai trái.
Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách giáo dục sau :
+ Việc học phải được phổ biến rộng khắp : mở thêm trường (từ trường của nhà nước ở các cấp phủ, huyện cho đến trường tư), mở rộng thành phần đi học (con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều), tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học (tùy dâu tiện đấy mà đi học).
+ Phải thay đổi cả phép dạy lẫn phép học, cụ thể là :
Tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó (Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử).
Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất (Học rộng rồi tóm lược cho gọn).
Học phải biết kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.
Cách học chân chính nói trên sẽ giúp cho “đạo học thành” : “Đạo học thành thì người tốt nhiều ; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Theo cách hiểu của chúng ta ngày nay, câu ấy có nghĩa là : Giáo dục có hiệu quả thì đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
Đoạn trích là một đoạn văn nghị luận trình bày vấn đề một cách sáng sủa, rõ ràng. Có thể hình dung trình tự lập luận của tác giả như sau : mở đầu bằng cách nêu mục đích chân chính của việc học ; trên cơ sở đó, tác giả phê phán những lệch lạc, sai trái trong học tập và khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn trong học tập ; cuối cùng, nêu tác dụng của việc học chân chính.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp đúng, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, học