Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

  • Đánh nhau với cối xay gió trang 1
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 2
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 3
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 4
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 5
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 6
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 7
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 8
  • Đánh nhau với cối xay gió trang 9
ĐÁNH NHAU VỚI cốĩ XAY GIÓ
(Trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
A. Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Xéc-van-tét (1547 - 1616) là nhà văn xuất sắc của Tây Ban Nha thời Phục hưng. Sáng tác văn học của ông thuộc nhiều thể loại : tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và kịch. Tác phẩm đầu tay là tập thơ Xonnê tặng hoàng hậu Idaben năm 1569. Tiểu thuyết Pecxilex và Xêdixmunđa là tác phẩm cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tạo văn chương của nhà văn năm 1616.
Đôn Ki-hô-tể là tiểu thuyết xuất sắc nhất của Xéc-van-tét. Cuôh tiểu thuyết gồm hai phần với 126 chương (phần đầu xuất bản năm 1605, phần hai xuất bản năm 1615).
Truyện kể về lão quý tộc nghèo Đôn Ki-hô-tê ở xứ Man-tra, khoảng năm mươi tuổi, cao lênh khênh, gầy gò. Lão say mê truyện hiệp sĩ đến mức muôn trở thành một hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm áo giáp, khiên, giáo và chiếc mũ đã han gỉ của cụ tổ bôn đời để lại, sửa chữa xong, trang bị lên đường làm hiệp sĩ. Lão tự phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê, còn bản thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-tra. Một hiệp sĩ không thể không có một người tình xinh đẹp, lão liền đặt cho cô gái nông dân làng Tô-bô-xô mà lão thầm yêu xưa kia một cái tên thật kêu : Công nương Đuyn-xi-nê-a đuy Tô-bô-xô.
Một buổi sớm, lão nai nịt chỉnh tề, ngất ngưởng trên lưng ngựa ra đi, bắt đầu cuộc đời hiệp sĩ giang hồ, Tới một quán trọ bên đường, lão tưởng tượng đó là một tòa lâu đài và chủ quán là một lãnh chúa nên trịnh trọng xin ông ta làm lễ tấn phong cho gã.
Sung sướng vì đã trở thành một hiệp sĩ, lão háo hức rong ruổi trên mọi nẻo đường để diệt trừ cái ác, trừng trị lũ gian tà, cứu giúp người lương thiện. Gặp một mục đồng bị trói và bị đánh đòn vì để mất một con cừu, lão dương oai ra lệnh cho người chủ cởi trói ngay cho em và hứa không bao giờ đánh đập em nữa. Nhưng lão đi chưa được bao xa, người chủ nọ lại tiếp tục hành hạ đứa trẻ dã man hơn. Một lần khác, lão ra tay trùng trị bọn lái buôn vì chúng không chịu thừa nhận nàng Đuyn-xi-nê-a của lão là người đẹp nhất trần gian. Lần này, Đôn Ki-hô-tê bị một trận đòn nhừ tử, may có bác nông dân cùng làng nhận ra và đưa lão trở về làng.
Không bao lâu, Đôn Ki-hô-tê lại lên đường. Cùng đi với lão còn có bác nông dân Xan-chô Pan-xa béo lùn được lão chọn làm giám mã, cưỡi trên lưng con lừa thấp tịt. Gặp những chiếc CÔI xay gió, tưởng đó là bọn khổng lồ độc ác, Đôn Ki-hô-tê hăm hở thúc ngựa xông tới, tay cầm khiên, tay lăm lăm ngọn giáo quyết tiêu diệt bọn khổng lồ. Cánh quạt cốỉ xay gió quật cả người và ngựa ngã chổng kềnh ra đất.
Tiếp đó, thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp các tu sĩ và đoàn kị binh hộ tống xe ngựa chở một phu nhân. Tưởng bọn này bắt cóc nàng công chúa xinh đẹp, Đôn Ki-hô-tê ra lệnh cho họ phải thả công chúa rồi thúc ngựa tấn công các tu sĩ. Mấy ngày sau, nhìn đàn cừu, Đôn Ki-hô-tê nghĩ đó là một đội quân, lão la hét, thúc ngựa xông thẳng vào đàn cừu, và bị những người chăn cừu đánh cho một trận, nên thân.
Không nản lòng, thầy trò Eiôn Kỉ-hô-tê lại tiếp tục cuộc hành trình. Bỗng nhiên họ gặp đám tang một nhà quý phái. Đôn Ki-hô-tê cho rằng một hiệp sĩ nào đó bị tử thương và mình - một hiệp sĩ xứ Man-tra - phải có trách nhiệm trả thù cho bạn. Lão hùng hổ xông vào tấn công đám tang.
Vào một đêm nọ, tại quán trọ, Đôn Ki-hô-tê thấy mình bước vào cuộc đấu rất vinh quang của đời hiệp sĩ. Lão đâm chém bao tên khổng lồ, máu chảy chan hoà. Chủ quán vô cùng giận dữ vì ông khách trọ mê ngủ này đã chọc thủng những túi rượu nho làm rượu chảy lênh láng khắp nhà...
Một hôm, cha xứ và người thợ cạo láng giềng phải lập mưu để đưa Đôn Ki-hô-tê về nhà. Nhưng rồi chàng hiệp sĩ cùng giám mã của mình lại tiếp tục lên đường. Lần này, Xan-chô được cai trị một hòn đảo. Song đó chỉ là trò mà vợ chồng quận công bày ra để tiêu kbiển. Đôn Ki-hô-tê còn gây nên bao chuyện buồn cười, ngớ ngẩn khác. Cuối cùng gia đình và bạn bè tìm cách buộc Đôn Ki-hô-tê phải rời bỏ con đường hiệp sĩ giang hồ. Lão vô cùng buồn khổ và ngày càng trở nên ốm yếu. Trên giường bệnh, lão mới nhận ra những việc làm rồ dại của mình và cái tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời.
Đoạn truyện kể về việc Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với những chiếc cối xay gió.
Đoạn truyện có thể chia thành ba phần theo trật tự trước, trong và sau sự kiện ấy.
- Phần 1 (từ đầu đến “...trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức”) : hai thầy trò nhìn thể ỳ những chiếc cối xay gió và nhận định về chúng.
Phần 2 (từ “Nói rồi, Đôn Ki-hô-tê thúc con ngựa..” đến “...con Rô-xi- nan-tê cũng bị toạc nửa vai”) : thái độ và hành động của mỗi người.
Phần 3 (còn lại) : quan niệm và cách xử sự của mỗi người chung quanh chuyện bị đau đớn, chuyện ăn, chuyện ngủ.
B. Đọc - Hiểu văn bản :
Những sự kiện tiêu biểu :
Trong đoạn truyện có nhiều sự việc bộc lộ tính cách của Đôn ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa, tiêu biểu là nhữig sự việc sau :
Hai thầy trò nhận định về những chiếc cối xay gió.
Đôn Ki-hô-tê múa giáo xông lên đánh nhau với cối xay gió, mặc kệ lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa.
Hai người bày tỏ quan niệm và cách xử sự khi bị đau đớn.
Đôn Ki-hô-tê chưa cần ăn, còn Xan-chô Pan-xa vừa đi vừa ung dung đánh chén.
Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ, còn Xan-chô Pan-xa ngủ ngon lành sau khi dạ dày đã no căng.
- Đến sáng hôm sau, Đôn Ki-hô-tê vẫn không muôn ăn sáng, còn Xan- chô Pan-xa vừa thức dậy đã nghĩ đến chuyện ăn uống.
Qua những sự việc trên, có thể thấy được tính cách của mỗi nhân vật vừa có cái hay, lại vừa có những cái dở.
Nhân vật :
Nhân vật Đôn Ki-hô-tê
Nhân vật này ngôn quá nhiều truyện hiệp sĩ đến nỗi đầu óc trở nên mê muội. Việc từ bỏ cuộc sông của một nhà quý tộc nghèo nhưng bình yên đi làm hiệp sĩ lang thang để diệt trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện đã thể hiện rõ điều đó. Nhưng chính điều này cũng cho thấy Đôn Ki-hô-tê là người yêu chuộng chính nghĩa và công lí.
Lão mê muội đến mức vừa gặp “ba bôh chục chiếc cối xay gió giữa đồng” đã nghĩ ngay rằng đó là “ba bôn chục tên khổng lồ ghê gớm” và “quyết giao chiến giết hết bọn chúng” để “quét sạch cái giông xấu xa này khỏi mặt đất”. Khát vọng ấy thật cao đẹp, nhưng trở nên hài hước bởi lão quá hoang tưởng.
Biết là cuộc giao tranh không cân sức nhưng lão chẳng sợ, dũng cảm thúc ngựa xông lên giao chiến. Nếu đó là những tên khổng lồ gian ác thật sự, thì hành động ấy quả thật anh hùng. Nhưng đây chỉ là những chiếc cối xay gió nên hành động ấy trở thành nực cười. Đoạn văn miêu tả cảnh Đôn Ki- hô-tê đánh nhau với cối xay gió thật sinh động, và càng sinh động lại càng hài hước !
Sau “cái ngã như trời giáng”, lão bị đau đớn đến mức không ngồi thẳng được trên lưng ngựa nhưng không hề rên rỉ. Tưởng lằo kiên cường chịu đựng, nhưng không dè đó chỉ là bắt chước “các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài”.
Lão không quan tâm đến chuyện ăn, chuyện ngủ - những nhu cầu bình thường của cá nhân. Cứ ngỡ đó là điều phi thường (bởi trong đời có lắm kẻ chỉ lo ngủ, lo ăn), nhưng thực ra chỉ là bắt chước những hiệp sĩ trong sách “thức trắng nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương”. Lão không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão. Lão không ăn bởi “nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi”.
Có thể thấy tính cách của Đôn Ki-hô-tê có ít nhiều khía cạnh tốt đẹp, nhưng chỉ vì quá say mê truyện hiệp sĩ lại thiếu thực tế mà trở nên mê muội đến nực cười. Nhân vật này đáng thương nhiều hơn đáng trách.
Nhân vật Xan-chô Pan-xa
Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo, lùn. Bác đi theo làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê chỉ vì hi vọng theo lời hứa của chủ : sau này sẽ được làm thông đốc cai trị một vài hòn đảo. Cùng đi với nhau, nhưng Đôn Ki-hô-tê thì mơ tưởng hão huyền, còn hi vọng của Xan-chô Pan-xa thì lại rất thiết thực. Công việc của bác là cưỡi một con lừa lùn tịt đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn ngon.
Khi nhìn thấy những chiếc côi xay gió, trong lúc Đôn Ki-hô-tê mê muội thì bác rất tỉnh táo để giải thích đó chỉ là “những côi xay gió, và cái vật trông giông cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động côi đá bên trong”.
Khi chủ muôn tấn công, bác cố can ngăn. Nhưng khi chủ xông lên tấn công, bác không theo bảo vệ chủ mà chỉ đứng bên ngoài. Đôn Ki-hô-tê dũng cảm bao nhiêu thì Xan-chô Pan-xa lại hèn nhát bấy nhiêu ! Sự hèn nhát ấy càng bộc lộ rõ hơn khi bác tự thú nhận “chỉ cần hơi đau một chút là rên rỉ ngay”.
Đôn Ki-hô-tê không màng đến chuyện ăn, chuyện ngủ ; còn Xan-chô Pan-xa thì lại quá chú trọng đến nhu cầu vật chất của cá nhân. Chỉ cần được phép của chủ, bác ung dung đánh chén ngay, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành. Bác sung sướng đến mức quên đi tất cả. Sau khi dạ dày no căng, bác ngủ một mạch ngon lành đến sáng. Vừa thức dậy, bác vớ ngay bầu rượu và buồn rầu vì thấy nó nhẹ hơn tôi hôm trước. Chuyên vui buồn chỉ gắn với việc ăn uông, xem ra tâm hồn con người này thật tầm thường !
Tổng kết :
Bằng thủ pháp tương phản, Xéc-van-tét đã xây dựng nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tể thật nực cười nhưng cơ bản có những pliẩrn chất đáng quý ; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt song củng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Sự tương phản của hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích “Đảnh nhau với cối xay gió” (trích tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”) cho thấy những nét tốt - xấu, hay - dở của từng người. Phân tích đoạn trích để làm rõ.
DÀN Ý
Mở bài :
+ Giới thiệu kiệt tác Đôn Ki-hô-tê và đoạn trích Đảnh nhau vời cối xay gió
+ Hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa có nhiều nét tương phản tạo nên tiếng cười đặc sắc của tác phẩm.
B. Thân bài :
Tổng :
+ Tóm tắt vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
+ Khái quát ý nghĩa bao trùm trong đoạn trích làm nổi bật sự tương phản của hai thầy trò.
Phăn :
Sự khác nhau trong nhận thức : Đôn Ki-hô-tê nhìn những chiếc cối xay gió thành ba bốn chục tên khổng lồ và hăm hở trước thử thách để chứng tỏ lòng can đảm hiệp sĩ. Xan-chô Pan-xa tỉnh táo nói rõ cho thầy nhưng không ngăn cản được ý định điên rồ của Đôn Ki-hô-tê.
Cuộc chiến đấu với những cối xay gió : Kết cục đậm tính bi hài kịch, khi ảo tưởng hiệp sĩ chuốc lấy hậu quả thảm thương. Nhưiig cũng giúp ta nhận ra lòng quả cảm thực sự của chàng hiệp sĩ đốì lập với thái độ cầu an thản nhiên của giám mã.
Lời cảnh tỉnh của Xan-chô : thái độ chế giễu của tác giả trước lí tưởng hiệp sĩ lỗi thời. Sự điên rồ quá mức của Đôn Ki-hô-tê khi không chấp nhận thất bại cũng là minh chứng cho lòng kiên trĩ, trung thành với lí tưởng cao đẹp.
Sự khác biệt trong tính cách hai thầy trò : câu chuyện trên đường đi cùng những sự phân biệt mang màu sắc hài hước giữa hiệp sĩ và giám mã. Xan-chô hiện ra là một gã nông phu tầm thường bị dục vọng chi phối, chỉ lo hưởng thụ. Còn Đôn Ki-hô-tê là hiện thân của một lí tưởng viển vông thiếu thực tế.
Hợp :
+ Đánh giá ý nghĩa của đoạn trích, rút ra những nét tốt - xấu, hay - dở của hai nhân vật.
+ Đánh giá tư tưởng tác giả : một mặt châm biếm ảo tưởng phi thực tế, mặt khác đối lập giữa lí tưởng nhân văn với dục vọng đậm bản năng, c. Kết bài :
Nêu cảm nhận về ý nghĩa đoạn trích, rút ra bài học từ sự khác biệt của hai nhân vật, hướng tới sự hoàn thiện nhận thức, hành động và tình cảm.
BÀI VIẾT GỢl ý
Đôn Ki-hô-tê - nhà quý tộc tài ba xứ Man-tra là kiệt tác của nhà văn Tày Ban Nha Xéc-van-tét, gắn với giá trị nhân đạo thời Phục hưng. Bên trong tiếng cười của tác phẩm, người đọc nhận ra giá trị nhân văn cao 52
cả mà nhà văn muôn gửi gắm đến bạn đọc. Truyện kể về những hành vi điên rồ của một lão quý tộc bị nhiễm quá nhiều truyện kiếm hiệp nên đã dấn thân vào những cuộc phiêu lưu như những hiệp sĩ lí tưởng thời trung cổ, với mong muôn có thể cứu giúp được mọi người. Lão không chỉ tự phong cho mình danh hiệu hiệp sĩ mặt buồn Đôn Ki-hô-tê mà còn tuyển lựa được cả một gã giám mã là anh nông phu béo trục béo tròn Xan-chô Pan-xa rất thực dụng để theo đuổi những chiến công không tưởng. Một trong những cuộc phiêu lưu đã được kể lại trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió giúp ta đo được mức độ điên rồ của Đôn Ki-hô-tê cũng như tác hại của đầu óc ảo tưởng phi thực tế.
Đánh nhau với cối xay gió là một trong những cuộc phiêu lưu nổi tiếng nhất trong hành trình giang hồ của hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê. Chàng hiệp sĩ đã đánh nhau với những chiếc côi xay gió mà ngỡ mình đang chiến đấu cùng những gã khổng lồ, bất chấp sự ngăn cản của bác giám mã Xan-chô, cuối cùng Đôn Ki-hô-tê bị ngã cả người lẫn ngựa. Hai thầy trò lại lên đường, Xan-chô thoải mái ăn uống trong khi Đôn Ki-hô-tê nhịn đói vì còn mải trầm tư những vinh quang cay đắng của nghề hiệp sĩ và chàng đang nhớ tới tình nương Đuyn-xi-nê-a. Nhà văn đã xây dựng nên hai nhân vật có nhiều nét tương phản từ ngoại hình đến tính cách, từ suy nghĩ đến hành động, thậm chí ngay cả mục đích dấn thân vào những cuộc phiêu lưu cũng khác hẳn nhau. Qua cặp thầy trò trứ danh này, người đọc có nhiều phen cười sảng khoái nhưng cũng có dịp để nghiệm ra những nét tốt - xấu, hay - dở của từng người. Những nét tương phản ấy đã hiện lên rõ nét qua đoạn trích đặc sắc này.
Trước hết là sự khác nhau trong nhận thức của hai thầy trò khi phát hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng. Đôn Ki-hô-tê vdi ám ảnh của giấc mơ thành hiệp sĩ đã nhìn qua ảo giác để biến ba bốn chục chiếc cối xay gió thành “ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm.” nên đã hào hứng nghĩ ngay về một vận may để thử thách lòng can đảm : “ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng”. Đầu óc hoang tưởng đã khiến Đôn Ki-hô-tê nhìn thây sự xâu xa gớm ghiếc của “những gã khổng lồ : “cánh tay chúng dài ngoẵng, có đứa cánh tay dài tới hai dặm” qua những cánh quạt của côi xay gió. Trong khi đó, gã giám mã Xan-chô Pan-xa đã thản nhiên dội một gáo nước 'lạnh khi mô tả một cách tỉ mỉ về hình dáng cũng như công dụng của những “gã khổng lồ ghế gớm” : "... chỉ là những cối xay gió, và cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt, khi có gió thổi, chúng sẽ quay tròn làm chuyển động cối đá bên trong”. So với Đôn Ki-hô-tê, gã giám mã quả là người tỉnh táo khi biết đích xác sự vật phơi bày trước mắt, không bị những ảo giác đánh lừa. Nhưng trong cơn phân khích, chàng hiệp sĩ khao khát lập chiến công đã xem những lời nói khôn ngoan của giám mã chẳng khác lời của một kẻ đần độn và nhát gan, chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu. Rõ ràng, thế giới tưởng tượng trong những truyện kiếm hiệp đã trở thành thực tế
trong cái nhìn của Đôn Ki-hô-tê. Cuộc sống vốn luôn cần đến sự tưởng tượng để giúp chúng ta mở mang tâm hồn, gửi gắm những khát vọng bay bổng, nhưng nếu như tưởng tượng biến thành ảo tưởng thì sẽ chỉ dẫn dắt con người từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi. Trong trường hợp này, giám mã là người đúng đắn, bởi lẽ nhận xét rất chính xác sẽ là sự cảnh tĩnh cho chủ không mắc phải sai lầm, nhưng tiếc thay chàng hiệp sĩ đã bỏ ngoài tai.
Vậy là chàng hiệp sĩ đã lao vào đánh nhau với cốì xay gió, gạt qua một bên lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa. Chàng đã quyết tâm hành động, mặc kệ cho gã giám mã lánh xa ra mà cầu kinh. Trong tâm trí Đôn Ki-hô-tê lúc này chỉ còn là chiến đấu diệt trừ cái ác. Quả thật, trong trường hợp này, chúng ta chỉ còn cách chứng kiến con người điên rồ ấy đối mặt với hiểm nguy mà thôi. Mãnh lực của tinh thần hiệp sĩ đã ngấm vào trong huyết quản chàng, nhân lên thành sức mạnh của ngọn giáo quả cảm, con chiến mã Rô-xi-nan-tê oai hùng và sự trợ giúp của hình bóng tình nương Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp. Có thể thấy, vào lúc này, lão quý tộc hom hem đã năm mươi tuổi đã quên mất mình để quyết hiến dâng trái tim cho lí tưởng hiệp sĩ cao quý. Xét ở phương diện này, chàng Đôn Ki-hô-tê quả là người cao cả vì đã không hề tỏ ra khiếp nhược trước thế lực khổng lồ hung hãn, dù bọn chúng có ba bôn chục tên đốì đầu với chàng. Tlãy nghe tiếng thét của Đôn Ki-hô-tê : “Chớ có chạy trốn, lữ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ đang tẩn công bọn mi đây”. Qua lời thách đấu, ta nhận ra một thái độ không khoan nhượng trước cái ác của một con người cao quý đã hiểu rõ mục đích chiến đấu của mình, bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đẩy ! Anh dũng biết bao, nếu như đối mặt với chàng là những tên khổng lồ thật, chắc chẳng bao giờ chàng run sợ. Nhưng khôn khổ thay và cũng thật đáng thương thay cho chàng, bởi kẻ thù tưởng tượng kia không bao giờ xuất hiện, chỉ có các cánh quạt lớn của những cối xay gió dã bắt dầu chuyển động. Kết quả của hành động hiên ngang “lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão tliúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới...”và “đâm mũi giáo vào cánh quạt” đã biến thành trò cười thê thảm khi “gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người ngã văng ra xa”. Đến lúc này, chúng ta mới thấy sự xuất hiện trở lại của gã giám mã trung thành ! Xét theo quan điểm hiệp sĩ, Xan-chô Pan-xa là một kẻ không xứng đáng với tư cách giám mã khi đã rời xa chủ trong lúc nguy nan, đó là thái độ của một kẻ hèn nhát. Nhưng sự tỉnh táo và óc thực dụng đã khiến gã hành động mộtcách khôn ngoan là lánh xa nơi nguy hiểm. Một lần nữa, gã đã chứng thực được lời nói của mình : “rằng dó chí là những chiếc cối xay gió, ai chẳng biết thế, trừ kẻ nào dầu óc cũng quay cuồng như cối xay”. Trong hoàn cảnh khóc dở mếu dở này của Đôn Ki-hô-tê, đáng ra những lời nói không giàu sự châm chọc của giám mã sẽ là liều thuốc chữa bệnh cho đầu óc quay cuồng như cối xay
’ của lão, nhưng lão vẫn chưa tĩnh ngộ dù đã phải thừa nhận sự thực từ
lời giám mã. Oc tưởng tượng của chàng hiệp sĩ một lần nữa lại thắng, khi chàng kịp nghĩ ra đó là trò phù phép của lão pháp sư Phơ-re-xtôn. Đôn Ki- hô-tê ngã ngựa, nhưng chàng vẫn không chịu buông gươm, đó là sự tự tin của một con người chần chính quyết không lùi bước trước những điều xấu xa : “nhưng rồi các pháp thuật xấu xa của lão củng sẽ không thể nào đối chọi được với thanh kiếm lợi hại của ta”. Đôi lập với phong thái ấy là một gã giám mã rúm ró chỉ biết thốt lên : “Cầu Chúa phù hộ cho!”. Nhưng một lần nữa, cũng cần phải nhìn một cách công bằng cho Xan-chô Pan-xa qua lời cầu nguyện của gã. Không phải là cầu nguyện cho sự yên ổn của chính mình, người nông phu tô't bụng ấy đã bày tỏ lòng thương hại trước sự mê muội của chủ mình trước thực tế đã rõ ràng. Đó còn là lời than xót xa khi nhìn thấy hậu quả của hành động liều lĩnh khiến cả Đôn Ki-hô-tê và con ngựa còm kia đều bị thương tích tả tơi. Phẩm chất trung thành của một giám mã không từ bỏ chủ trong lúc nguy nan thực chất là từ bản tính tốt bụng thương người của một bác nông dân.
Hai thầy trò lại lên đường, bởi trong đầu thầy còn ắp đầy chuyện phiêu lưu, còn trò vẫn hi vọng vào lời hứa được ban cho làm thống đốc một lãnh địa giàu có. Lí tưởng và thực dụng song hành. Đôn Ki-hô-tê trở lại với dáng vẻ một trang hiệp sĩ chân chính, hướng về những cuộc phiêu lưu mới. Nhưng Xan-chô Pan-xa đã phát hiện ra trong tư thế của chủ thiếu hẳn sự hiên ngang cần thiết, để thực thi nhiệm vụ, gã lại nhắc nhở : “ngài ngồi thẳng một chút chứ, vì tôi thấy hỉnh như ngài hai vẹo sang một bên, chắc là do bị ngã lúc nãy”. Lời nhắc ấy khiến ta bật cười vì hậu quả của hành động liều mạng làm tổn hại ít nhiều đến dáng vẻ hiệp sĩ của Đôn Ki-hô-tê. Nhưng cũng từ giây phút này, ta nhận ra rất rõ sự tương phản trong tính cách của hai thầy trò. Bởi lẽ, dù ít nhiều phải thừa nhận sự thực về một cơ thể đau nhức vì chấn thương, nhưng theo đúng sách vở về một trang hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chứng tỏ nghị lực phi thường vì “hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào củng không được rên rỉ”. Còn Xan-chô Pan-xa là người rất thực thà chất phác khi bày tỏ sự ái ngại trước nỗi đau người khác, bởi lẽ rất đơn giản và thực tế: “chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay, trừ phi cả đến giám mã của hiệp sĩ giang hồ củng bị cấm không được rên rỉ”. Lời nói ấy đã phân biệt rạch ròi giữa hai loại người : hiệp sĩ và người thường. Hiệp sĩ có thể làm tất cả những gì khác thường, phi thường, thậm chí có hơi... bất thường cũng không sao. Còn người thường như Xan-chô ừan-xa thì cần phải có nhu cầu và quyền lợi như bao người bình thường khác. Ngay lập tức, người đọc được chứng kiến một khung cảnh đời thường với nhân vật chính là gã giám mã chất phác mà không ngu muội chút nào. Xan-chô có quyền rên tùy thích, nhưng quyền ấy chưa cần trong khi dạ dày đã lên tiếng. Thầy chưa cần ăn vì mải theo đuổi những mục đích phi thường của hiệp sĩ trong những chuyến phiêu lưu, còn trò thực hiện chuyến phiêu lưu của mình đúng tư thế của một giám mã - người thường : “Xan-chô ngồi lại cho thật thoải mái trển lưng
lừa, lôi các thứ ở trong cái túi hai ngăn ra, vừa đi theo chủ vừa ung dung đánh chén, thỉnh thoảng lại tu bầu rượu một cách ngon lành...”. Xan-chô đã hưởng thụ một cách trọn vẹn thú làm giám mã, sau bữa ăn là giấc ngủ với cái dạ dày no căng toàn là rượu thịt, một giấc ngủ vô lo để rồi sau một đêm đẫy giấc, điều lo lắng trên hành trình của bác nông dân trục lợi kia là không tìm ra nơi để đổ đầy bầu rượu đã lưng. Xan-chô thực hiện nghĩa vụ đời thường một cách quá đáng đến mức tầm thường, đô'i chọi với một hiệp sĩ cao quý cả đêm đói bụng, không ngủ để mơ về tình nương củng đủ no rồi.
Từ câu chuyện mang màu sắc hài hước này, Xéc-van-tét không giấu diếm ý định phê phán lí tưởng hiệp sĩ đã trở nên lỗi thời qua hàng loạt những suy nghĩ và hành động buồn cười của chàng hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê. Nhưng đồng thời với việc xây đựng hình ảrih tương phản của giám mã Xan-chô Pan-xa, ông cũng muốn cảnh tỉnh mọi người trước một lôĩ sông thực dụng, chỉ biết chàm chút cho ban thân. Xét trên phương diện tinh thần, Đôn Ki-hô-tê đại diện cho lí tướng nhân văn của thời đại đứng về phía những người bị áp bức bóc lột bới các thế lực xấu xa, sẵn sàng xả thân diệt trừ cái ác. Còn giám mã Xan-chô là mẫu hình vừa tương phản vừa bổ sung vào những điều phi thực tế trong hành động và suy nghĩ của Đôn Ki-hô-tê. Đàng sau tiếng cười mà nhà văn tạo ra cho bạn đọc là cả một ý nghĩa sâu xa hướng về hoàn thiện nhân cách, tâm hồn con người.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Giấc mơ diên rồ của chàng hiệp sĩ Đông Kisốt (tức Đôn Ki-hô-tê) là một cách chế giễu những tàn dư của u tưởng hiệp sĩ phong lưu, bên cạnh sự đả kích thị hiếu tầm thường và phổ biến trong công chúng, là tinh thần thực dụng, vật chất mà Đông Kisốt, đại diện cho chàng hiệp sĩ lạc loài và Xan-chô Pan-xa đại diện cho khuynh hướng vật chất của thời đại mới. Tuy lỗi thời và gàn dở nhưng Đông Kisốt vẫn có mặt tích cực riêng của mình. Đó là tấm lòng yểu thương con người, yêu mến tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, trọng danh dự, đạo nghĩa...
(Giáo trình Văn học phương Tây - Đại học cần Thơ)