Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá

  • Ôn dịch, thuốc lá trang 1
  • Ôn dịch, thuốc lá trang 2
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
* Hướng dẫn đọc - hiểu
Đầu đề của văn bản được trình băy khá đặc biệt : “ôn dịch, thuốc lá”. Dễ hiểu rằng “thuôc lá” ở đây là cách nói tắt của “tệ nghiện thuốc lá”, “ôn dịch” là một thứ bệnh dễ lây lan. Nếu chỉ cần-nói “Nghiện thuốc lá là một thứ bệnh dễ lây lan” thì đầu đề của văn bản có thể viết là “Ôn dịch thuốc lá” (không cần phải có dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”), hoặc “Thuốc lá là một thứ ôn dịch”. Tuy nhiên, “ôn dịch” còn là một từ thường được dùng làm tiếng chửi rủa. Dấu phẩy trong đầu đề tạo nên một sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm, khiến cho đầu đề của văn bản mang ngữ điệu của một lời chửi : “Thuốc lá ! Mày là đồ ôn dịch !”.
Phần thứ nhất của văn bản (từ đầu đến “...nặng hơn cả AIDS”) đã đặt vấn đề nguy hại của thuốc lá khi so sánh với những bệnh dịch đáng sợ như dịch hạch, thổ tả, và đặc biệt là đại dịch AIDS, mà mức độ nguy hại của thuốc lá còn ghê gớm hơn.
Phần thứ hai (từ “Ngày trước...” đến “...tổn hao sức khoẻ”) trình bày tác hại của khói thuốc lá đôi với bản thân người hút. Trước khi đi vào phân tích tác hại của thuổc lá, tác giả dẫn lời của Trần Hưng Đạo ngày xưa căn dặn vua Trần : “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Lời dẫn ấy có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, việc dẫn lời của Trần Huhg Đạo chỉ ra cái cách mà thuốc lá đã và đang “đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người” : nó không làm cho người ta “lăn đùng ra chết”, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu” nên không dễ nhận ra ngay tác hại của nó. Tác giả đã mượn lối nói so sánh rất hay của Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách dễ hiểu một vấn đề y học. Thứ hai, lời dẫn ấy còn có ý nói thuốc lá cũng là một thứ giặc gầy nguy hại đến sự sôhg của con người. Vì vậy, chốhg thuốc lá cũng vần thiết như chông gỉặc ngoại xầm.
Phần thứ ba (từ “Có người bảo...” đến “...mà còn nêu gương xấu”) nêu tác hại của khói thuốc lá đô"i với cả những người không hề hút thuốc. Trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá, tác giả đặt giả định “Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !”, bởi đó là lời chông chế thường gặp ở những người hút thuốc lá. Tác giả bác bỏ luận điệu sai lầm ấy bằng cách chỉ ra một sự thật mà không phải ai cũng biết : khói thuốc lá không chỉ nguy hại đến bản thân người hút mà còn gây tác hại đôi với cả những người không hề hút. Khoa học đã chứng minh những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng bị mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như người hút thuốc. Xét về phương diện xã hội, hút thuốc lá “quả là một tội ác”.
Phần thứ tư (đoạn còn lại) kết hợp với phần kết. Ớ phần này, tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ. Việt Nam nghèo hơn các nước Âu - Mĩ nhưng “tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các 'thành phô" lớn