Soạn bài Đi bộ ngao du (trích Ê - Mi n hay Về giáo dục)

  • Đi bộ ngao du (trích Ê - Mi n hay Về giáo dục) trang 1
  • Đi bộ ngao du (trích Ê - Mi n hay Về giáo dục) trang 2
ĐI BỘ NGAO DU
(Trích Ê-min hay về giáo dục của G. Ru-xô)
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU
Giăng Giắc Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà tư tưởng nổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XVIII. Trong tác phẩm Ê-min hay về giáo dục (1762), Ru-xô bàn về chuyện giáo dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến lúc trưởng thành qua câu chuyện về chú bé Ê-min.
Bài văn Đi bộ ngao du trích trong Quyển V - quyển cuôĩ cùng của tác phẩm Ê-min hay về giáo dục.
Văn bản này là một bài vàn mang tính chất nghị luận. Cách lập luận và các lí lẽ được tổ chức chặt chẽ và có sức thuyết phục. Văn bản được chia thành ba đoạn trình bày ba luận điểm chính :
Đoạn 1 (từ đầu đến “...đôi bàn chân nghỉ ngơi”) : đi bộ ngao du thì ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
Đoạn 2 (từ “Đi bộ ngao du..” đến “..không thể làm tốt hơn”) : đi bộ ngao du thì ta sẽ có dịp trau dồi vốh tri thức của mình.
Đoạn còn lại : đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.
Ba luận điểm trên tập trung làm nổi bật lợi ích của việc ngao du bằng cách đi bộ.
Về mặt khách quan, ba luận điểm trên có quan hệ đồng đẳng với nhau, có vai trò ngang nhau. Do đó, có thể thay đổi trật tự trước sau của chúng.
Về mặt chủ quan, tác giả sắp xếp theo trật tự trên là có cái lí riêng trong quan niệm của ông.
Đốì với Ru-xô, tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu, ông chỉ đi học vài năm, sau đó chuyển sang nghề thợ chạm, bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập, nên bỏ đi tìm cuộc sông tự do, lang thang nhiều nơi, trải qua nhiều nghề để kiếm ăn như làm đầy tớ, gia sư, dạy âm nhạc... Thực tế cuộc sông đắng cay của bản thân đã cho ông thấy tự do quý giá như thế nào. Ông khao khát tự do, và suốt đời ông đấu tranh cho tự do của con người.
Ru-xô thuở nhỏ hầu như không được học hành. Ông rất khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học. Vì thế, ông rất coi trọng việc trau dồi tri thức, không phải trong sách vở mà từ thực tiễn sinh động của thiên nhiên.
Trong bài văn, tác giả dùng hai đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất : “ta” và “tôi”.
Tác giả xưng “ta” khi trình bày lí luận chung.
Tác giả xưng “tôi” khi nói về những cảm nhận và cuộc sông từng trải của riêng ông. Cũng có những chỗ trải nghiệm của cái “tôi” riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng chuyện kể về Ê-min, người học trò của ông, tuy rằng Ê- min chỉ là một người học trò do ông tưởng tượng ra mà thôi.
Nhờ sự xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân tác giả nên áng vãn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động. Thực tiễn cuộc sống từng trải của bản thân Ru-xô luôn bổ sung sinh động cho các lí lẽ của ông khi lập luận.
Qua bài văn, có thể thấy được con người và tư tưởng, tình cảm của nhà văn :
Ru-xô là một con người giản dị : ông thích đi bộ hơn là ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm, ông hài lòng với một bữa cơm đạm bạc mà ngon lành, và dễ dàng ngủ ngon giấc trên một cái giường tồi tàn...
Ru-xô là một con người quý trọng tự do : ông chỉ muôn làm mọi việc theo ý thích của riêng mình và không muôn bị phụ thuộc : “Ta ưa đi lúc nào thỉ đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy”, “Bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm (...) và, chỉ phụ thuộc vào bản thân tôi, tôi hưởng thụ tắt cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”...
Ru-xô là một con người yêu mến thiên nhiên : ông thích những cảnh dòng sông, rừng rậm, hang động ; thích tìm hiểu việc trồng trọt ; thích sưu tập hoa lá, các hoá thạch, đất đá... Ông cho rằng phòng sưu tập lớn nhất, phong phú nhất, là thế giới tự nhiên, là trái đất.
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, tác giả dùng các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống mà bản thân đã trải qua để tạo nên lập luận chặt chẽ, sinh dộng, có sức thuyết phục. Qua bài văn, có thể thấy rõ tác giả là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.