Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn

  • Đập đá ở Côn Lôn trang 1
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 2
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 3
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 4
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 5
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 6
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 7
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 8
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 9
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 10
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 11
ĐẬP ĐÁ ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kỳ), tỉnh Quảng Nam. Ông thi đậu Phó bảng, làm quan một thời gian ngắn rồi bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong những năm đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi ở trong nước, có lúc ở Pháp, ở Nhật.
Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện và đanh thép ; thơ văn trữ tình thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. Tác phẩm chính : các tập thơ Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập ; truyện thơ dịch Giai nhân kì ngộ ; và nhiều áng thơ văn khác...
Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chông thuế ở Trung Kì nên bị bắt đày ra Côn Đảo. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai là đập đá.
Đọc - Hiểu văn bản :
Tựa đề của bài thơ đã cho phép người đọc hình dung cụ thể hoàn cảnh của Phan Châu Trinh lúc bấy giờ. Côn Lôn (còn gọi là Côn Đảo) là hòn đảo nằm ở phía đông nam nước ta. Nơi này thực dân Pháp đã lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và cách mạng. Với tất cả những kiểu đày ải con người một cách dã man nhất, nhà tù Côn Đảo đã được xem là nơi địa ngục trần gian. Một trong những kiểu đày ải đó là bắt người tù lao động khổ sai. Đập đá trong điều kiện bình thường đã là một công việc nặng nhọc ; ở đây lại là đập đá giữa cái nắng gió kinh người trên hòn đảo trơ trọi giữa biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, đập đá cho đến khi gục ngã vì kiệt sức. Kiểu đày ải đó dễ làm cho con người bị tiêu tan ý chí.
Bôn câu đầu :
Khẩu khí ngang tàng của một con người xem thường mọi thử thách gian nan đã dõng dạc vang lên ngay từ bôn câu thơ đầu tiên :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lờ núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bễ mấy trăm hòn.
Câu thơ phá đề với hai chữ “làm trai” mở đầu đã đưa người đọc về với một quan niệm nhân sinh truyền thống. Các nhà nho xưa thường nói đến chí làm trai, chí nam nhi với tất cả lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình và khát vọng hành động vô cùng mãnh liệt. Đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Công Trứ từng viết : “Đã mang tiếng ở trong trời đất - Phải có danh gì với núi sông”. Trong quan niệm xưa, kẻ làm trai phải khẳng định được mình bằng những việc làm lớn lao, có ý nghĩa cho dời. Trong câu thơ của Phan Châu Trinh, ta lại gặp hình ảnh người trai đường hoàng đứng giữa đất trời Côn Lôn, đội trời đạp đất, hiên ngang sừng sững giữa không gian bao la của núi cao biển rộng. Không hề thấy vẻ tiều tụy lẽ ra phải có ở người tù khổ sai, ở đây chỉ thấy vẻ đẹp hùng tráng của người trai. Đấng nam nhi xưa khao khát làm những việc lớn, lở cả núi non, chấn động cả trời đất, để tiếng tăm trở nên lừng lẫy. Phan Châu Trinh đã vận dụng lô'i nói khoa trương quen thuộc trong thơ truyền thông để nói về công việc đập đá khổ sai. Điều thú vị là các hình ảnh “lở núi non”, “đánh tan năm bảy đông”, “đập bể mấy trăm hòn” vừa mang nghĩa thực chỉ việc đập đá, vừa mang nghĩa ẩn dụ chỉ việc lớn lao trong đời. Công việc lao động khổ sai dùng búa để khai thác đá từ những hòn núi ngoài Côn Đảo lại được thể hiện như một cuộc chinh phục thiên nhiên. Và con người bước vào cuộc chiến đấu ấy với khí thế hiên ngang lừng lẫy, với sức mạnh của chàng dũng sĩ trong thần thoại. Mỗi một hành động {xách búa, ra tay) đều phát huy sức mạnh ghê gớm {đánh tan năm bảy đống, đập bể mấy trăm hòn). Cái hay của đoạn thơ là trên cái nền của hiện thực khắc nghiệt, ngòi bút thơ Phan Châu Trinh đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, trong khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời.
Bốn câu thơ cuôl trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con !
Trong bón câu thơ có nhiều sự đôi lập giữa con người với hoàn cảnh, làm nổi bật chí lớn của người anh hùng, ở hai câu 5-6 là sự đôi lập giữa tháng ngày, mưa nắng với thân sành sỏi, dạ sắt son. Tháng ngày, mưa nắng chỉ những gian khổ triền miên theo năm tháng. Bao quản thân sành sỏi chỉ sức chịu đựng dẻo dai, càng bền dạ sắt son chỉ ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng. Những phép đôi lập ấy tạo nên giọng điệu của một lời khẳng định đầy khí phách, ở hai câu cuối là sự đối lập giữa chí lớn của người anh hùng với những thử thách gian nan trên bước đường chiến đấu. Những kẻ vá trời là một cách nói ước lệ, mượn truyền thuỳết bà Nữ Oa đội đá vá trời để chỉ sự nghiệp cứu nước lớn lao của những nhà cách mạng đầu thế kỉ XX. Cứu nước, đó là một công việc lớn lao phi thường và đầy khó khăn. Những người cách mạng khi đã mưu đồ việc lớn cũng tức là đã chấp 87
nhận mọi gian khổ hi sinh. Dẫu có lã bước rơi vào cảnh giam cầm, đày ải, Phan Châu Trinh cũng chỉ xem đó là việc con con, không đáng phải kể đến. Không phải ai ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó cũng có thể có được cái khẩu khí ngang tàng như Phan Châu Trinh. Đó là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt oai phong ở bôn câu thơ đầu tạo nên một hình tượng vừa chân thực, vừa giàu chất lãng mạn và gây ấn tượng mạnh, c. Tổng kết :
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm. nhận một hỉnh tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước, dù gặp bước nguy nan nhưng chí khí vẫn không bao già dời đổi.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề 1 : Hình ảnh người anh hùng cứu nước hiên ngang lẫm liệt qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh)
BÀI VIẾT GỢI ý
Đầu thế kỉ XX, người anh hùng yêu nước Phan Bội Châu đã từng cho rằng việc ở tù chỉ là lúc tạm nghỉ chân trên con đường cứu nước :
vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thỉ hãy ở tù
Phan Châu Trinh cũng vậy, mọi đày ải, khổ cực chôn lao tù đối với ông chỉ là việc “con con”, là chút ít thử thách để bộc lộ chí khí của người nam nhi. Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.
Côn Đảo — nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng với tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Chúng quyết tâm làm lung lay, tiêu tan ý chí, lí tưởng của những người tù yêu nước. Chúng nhầm tưởng rằng sẽ dễ dàng khuất phục được lòng yêu nước của những người tù An Nam. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù, dù lúc nào họ cũng phải đốì mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chông chọi với cái khấc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Châu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù, trước trời đất :
Làm trai dứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
“Làm trai” - Phan Châu Trinh đầy tự hào khi được là một đấng nam nhi đứng giữa trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định mình với tất cả khát vọng mãnh liệt được cống hiến cho đời. Hình ảnh người trai sừng sững đứng giữa đất Côn Lôn, đầu đội trời chân đạp đất, hiên ngang ngẩng mặt trước thiên nhiên rộng lớn làm ta chợt gặp lại một Nguyễn Công Trứ cũng với ý chí ấy :
Đã mang tiếng ở trong trời dất,
Phải có danh gì với núi sông.
Tiếp nối với quan niệm truyền thông, Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ bản lĩnh của những con người đất Việt anh hùng, vẻ đẹp hùng tráng của ông còn được thể hiện qua hành động, qua sức mạnh của kẻ làm trai : “Lừng lẫy làm cho lở núi non”. Đấng nam nhi không hề e ngại trước công việc đập đá nặng nề, mệt nhọc mà quyết chí làm cho “lở núi non”, quyết chí thể hiện cái tôi bản lĩnh, cái chí làm trai mong mỏi, khao khát được “lừng lẫy”, vang danh trong trời đất. Người anh hùng ấy với tư thế chủ động vượt lên cả thân phận của người tù để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh bản thân :
Xách búa dánh tan năm bảy đống,
Ra tay dập bể mấy trăm hòn.
Đập đá giờ đây không còn là công việc khổ sai, không còn là nỗi ám ảnh nặng nề trong công việc của người tù. Đập đá đôi với Phan Châu Trinh bỗng chóc trở thành một cuộc chiến dấu chinh phục thiên nhiên. Và hiện ra trong cuộc chiến đấu ấy là tư thế hùng dũng của người, anh hùng trong thần thoại, lẫm liệt, phi thường. Vận dụng lối khoa trương trong văn chương truyền thông, việc đập đá thể hiện một sức mạnh ghê gớm “đánh tan năm bảy đông” - “đập bể mấy trăm hòn” với hành động hết sức dứt khoát, nhanh lẹ, nhẹ nhàng “xách búa”, “ra tay”. Hai câu thực đã thật sự làm choáng ngợp trong tâm trí người đọc hình ảnh người tù yêu nước thật đẹp, thật kì lạ trong cái tư thế ngạo nghễ hiên ngang giữa vũ trụ đất trời với tất cả lòng ngưỡng mộ và kính phục.
Bên trong con người anh hùng dầy hiên ngang đầy kiêu hãnh, bên trong cái giọng điệu hùng dũng hào sảng là cả một con người son sắt niềm tin, bền gan vững chí, một con người mang đầy tâm trạng trước thời cuộc với giọng điệu lãng mạn :
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Đã bước vào con đường cứu nước, giải phóng dân tộc nghĩa là người anh hùng Phan Châu Trinh đã chấp nhận chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vậy thì sá gì tháng ngày, mưa nắng, sá gì thử thách cuộc đời. Để rồi càng vất vả, càng thử thách thì người anh hùng càng chịu đựng dẻo dai, càng kiên cường bất khuất. Và việc chịu cảnh tù đày, lao động khổ nhọc chỉ làm cho phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cứu nước được khắc hoạ rõ nét hơn mà thôi. Lời khẳng định đầy khí phách, đầy rắn rỏi của người tù khiến ta hiểu thêm, yêu thêm, phục thêm cho một con người xem thường mọi gian lao thử thách và luôn vững niềm tin, vững lòng vững dạ không nguôi đi ý chí chiến đấu của mình.
Không phải ai cũng như Phan Châu Trinh, giữa hoàn cảnh đầy khắc nghiệt như vậy mà lại có khẩu khí ngang tàng :
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con.
Thần thoại Trung Quốc đã có một bà Nữ Oa đội đá vá trời thì trong công việc cứu nước ngày nay, có những con người gan dạ, anh hùng đã tự nhận, tự khẳng định mình là “những kẻ vá trời” để nói lên chí lớn của bản thân trước những thử thách gian nan trên đường chiến đấu. Phan Châu Trinh đã biến công việc “đập đá” khổ sai trở thành một hình tượng thơ thật đẹp, thật ý nghĩa. Đập đá đối với ông là cuộc chiến đấu chinh phục thiên nhiên, còn là công việc gian nan chiến đấu, thực hiện lí tưởng cách mạng, một hành trình đầy chông gai. Tự nhận là những kể vá trời còn là thể hiện một chỗ đứng quyền uy, một công việc chính nghĩa để đôi chọi với kẻ thù. Và khi sa vào chôn tù đày, thì người anh hùng chỉ xem là lúc lỡ bước thường tình, là việc con con chẳng có gì đáng kể. Người anh hùng đã xem thường hoàn cảnh, không chịu khuất phục trước “gian nan” để giữ vững được ý chí, niềm tin, để cất lên câu thơ đầy tự hào mang khẩu khí ngang tàng đáng nể phục. Ta thấy được, cảm nhận được một tâm hồn thật đẹp của người tù yêu nước, một tâm hồn thanh cao, kiên cường, quyết chí vì công cuộc cách mạng, vì tự do của dân tộc.
Vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp của tầm vóc Phan Châu Trinh đã làm nên một hình tượng nguời anh hùng vừa oai phong lẫm liệt vừa sâu sắc tình cảm. Bài thơ vừa mang cái không khí hào hùng sôi nổi của người chiến sĩ cách mạng, vừa chứa đựng cả một tấm lòng, một tinh thần đẹp đẽ, giàu xúc cảm. Vì vậy mà hình ảnh người tù yêu nước Phan Châu Trinh đã hằn sâu vào tâm trí người đọc tự nhiên, nhẹ nhàng, trong niềm cảm phục khôn nguôi.
Đập đá ở Côn Lôn nói đến chuyên đập đá mà không chỉ là đập đá, nói đến chuyện đày ải cực nhọc mà không thấy chút tiều tụy khổ sở của người tù khổ sai. Bài thơ hiện lên trước mắt ta là một bức chân dung rất thực về ý chí, tinh thần người làm trai không nề hà gian nguy, vất vả, luôn đặt mình lên trên cái ngột ngạt, khổ sở chôn “địa ngục trần gian” để khẳng định một tư thế hiên ngang của người anh hùng Việt Nam.
(Bài của học sinh Trần Huyền Trang)
Đề : Phân tích và phát hiểu cảm nhận về khí phách kiên cường của các chí sĩ yêu nước đầu thê' kỉ XX qua hai tác phẩm : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu) và “Đập đá ở Côn Lôn” (Phan Châu Trinh).
DÀN Ý
Mở bài :
+ Sơ lược về thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX và hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
+ Giới thiệu hai bài thơ của hai nhà thơ, sự thể hiện khí phách và tâm hồn của những người yêu nước.
Thân bài :
Tổng :
+ Hoàn cảnh cảm hứng của hai tác phẩm : nhà tù đế quốc, thực dân giam cầm những chiến sĩ hoạt động cách mạng. Phan Bội Châu bị giam ở Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) còn Phan Châu Trinh bị đày ra Côn Lôn.
+ Trong hoàn cảnh bị giam cầm, những nhà yêu nước luôn bộc lộ tâm hồn qua thơ, nói lên chí hướng, thể hiện tư thế hiên ngang không khuất phục trước cường quyền.
Phăn :
Trước hết là khí phách hiên ngang được thể hiện rất giống nhau ở hai nhà thơ. Cách thể hiện ý hết sức quen thuộc trong thi ca truyền thông : làm thơ là lập ngôn, lập chí để thách thức một cách ngạo nghễ với cảnh tù.
Hình ảnh người chiến sĩ với chí lớn dời non lấp bể. Dù thất thế nhưng vẫn không chịu cúi đầu. vẻ đẹp của tấm lòng son sắt với sự nghiệp cách mạng.
Tình cảm hướng về đất nước cao cả và chân thành. Những bận rộn tâm tư gắn liền với vận nước vượt ra khỏi sự lo toan sông chết của bản thân. Ý thơ bộc lộ tầm vóc cao cả vĩ đại của tâm hồn.
Hợp :
+ Đánh giá về con người hai nhà yêu nước qua bài thơ : khí phách hiên ngang của các chí sĩ yêu nước, tình cảm và ý chí hướng về vận mệnh đất nước.
+ Nghệ thuật thơ mới mẻ, vượt lên khuôn khổ của thi ca truyền thông, c. Kết bài :
Bài học rút ra từ nhân cách của hai nhà cách mạng tiền bốì.
BÀI VIẾT GỢI ý
Văn chương yêu nước đầu thế kỉ XX sáng ngời với tên tuổi hai nhà ái quốc lớn : Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tuy rằng con đường hành 91
động cách mạng của mỗi người khác nhau, nhưng tình cảm yêu nước thể hiện trong các tác phẩm của hai Cụ đã đem lại một luồng sinh khí mới cho văn chương nước nhà. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu) và Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) là hai bài thơ được viết nên từ trong ngục tù và chôn lưu đày địa ngục trần gian của kẻ thù, nhưng vẫn toát lên một khí phách phi thường của người chiến sĩ yêu nước.
Có thể nói, thơ trong tù là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Kẻ thù run sợ trước sức mạnh của các phong trào đấu tranh yêu nước đã thẳng tay đàn áp, bắt bớ những người chông đốì. Từ nhà ngục, đã vang lên những lời thơ bất khuất mang theo hào khí của một dân tộc không chịu cúi đầu. Thơ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sông tinh thần dân tộc đầu thế kỉ XX bởi lẽ bản thân hai Cụ cũng là những tấm gương sáng, ngọn cờ đầu của các cuộc vận động cứu nước. Cả hai bài thơ có một điểm chung là được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, súc tích cô đọng về ý tứ, hào sảng trong hơi văn. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ quan niệm thơ xưa : “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói lên chí hướng) nhưng đồng thời đã chứa đựng tinh thần thời đại mới, vượt ra khỏi lối khoa trương nhằm đề cao con người cá nhân lý tưởng.
Tư thế con người được thể hiện trong thơ thật hào hùng :
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
(Phan Bội Châu)
Còn ở Phan Châu Trinh là hình ảnh :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lồ núi non
Cả hai tư thế đều khắc họa rõ phong thái ung dung của những người có chí dời non lấp bể, coi nhà tù và những trò hành hạ của kẻ thù chẳng qua chỉ là những thử thách không đáng quan tâm. Ở Phan Bội Châu là hình ảnh trang “hào kiệt” “phong lưu”, còn Phan Châu Trinh lại nhấn mạnh vào tầm vóc của kẻ “làm trai”, cách thể hiện ấy ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của quan niệm làm trai phong kiến. Cái khí thế ngạo nghễ trước lao tù tạo thành nụ cười mỉm ý vị trong tứ thơ của Phan Bội Châu, còn Phan Châu Trinh đã tạo được sự đối chọi giữa con người và thiên nhiên rất hào hùng, vóc dáng con người sừng sững giữa đất trời, núi non. Bị mất tự do nhưng con người không đánh mất đi nhuệ khí để sẵn sàng đương đầu với kẻ thù trong hoàn cảnh bị giam cầm. Diễn tả sự thực trong cái nhìn của bậc đại trượng phu thuở xưa, ngay từ hai câu đề đã toát lên một sức mạnh tâm hồn đầy dũng khí.
Cái hà khắc của nhà tù thực dân có thể được thấy rõ trong bài thơ của Phan Chầu Trinh khi ông diễn tả trực tiếp cuộc sông của người tù khổ sai ở
nơi nổi tiếng dã man Côn Lôn - nơi đã hành hạ thể xác và tinh thần bao nhiêu tù chính trị yêu nước, khiến nhiều người vĩnh viễn không về. Nhưng chính tại nơi ấy, nhà tù đế quôc thực dân lại trở thành trường học rèn luyện ý chí cho biết bao con người ưu tú. Nhà thơ cũng nói rõ cho tinh thần ấy :
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Hình ảnh tả thực nhưng cũng đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng. Thực dân Pháp bắt người tù đập đá trong điều kiện ăn uông kham khổ, thiếu thôn nhằm giết dần giết mòn họ, như một nhà thơ đã từng diễn tả “mỗi hòn đá đó bao hòn huyết”. Cách đôi ý trong hai câu thực của bài thơ này đã làm nên một biểu tượng con người hành động với vẻ đẹp như người khổng lồ trong thần thoại có sức mạnh làm thay đổi vũ trụ, kiến tạo nên cuộc sông. Nhưng đó cũng là hình ảnh người chiến sĩ vượt qua thử thách một cách chủ động chứ không phải là người tù nhân đang vắt kiệt sức mình vì những công việc khể sai. Trong khi đó, Phan Bội Châu lại nói đến cảnh đi tù ở nơi xứ lạ, trong tay của bọn quân phiệt :
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.
Chúng ta hiểu được quãng đời bôn ba của nhà cách mạng khi đã đặt chân tới Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan... mong tìm ra con đường cho dân tộc. Thời điểm bị bắt của Phan Bội Châu lúc ấy (1914), nhà thơ mới sắp đến tuổi trung niên nên câu thơ mang đậm hào khí của một con người tự tin, bất chấp sự truy đuổi của kẻ thù. Hình ảnh người chiến sĩ qua phác hoạ của Phan Bội Châu bộc lộ thái độ bình thản và hé mở tâm trạng đau xót cho tình cảnh đất nước lúc bấy giờ. Cả hai con người vĩ đại ấy không hề run sợ cho bản thân trong lúc có thể phải đặt vào ranh giới sự sông - cái chết. Ý chí ấy cũng là tâm hồn đầy sức sông của cụ Tây Hồ và cụ Sào Nam.
Tự tin vào khả năng, vượt lên thử thách lao tù, tinh thần lạc quan thấm đượm trong phần luận của cả hai bài thơ. Nêu như niềm tin ấy ở Phan Châu Trinh là : “Tháng ngày bao quản thân sành sỏi. Mưa nắng càng bền dạ sắt son” - một cách tự nhủ lòng mình thì ở Phan Bội Châu là quyết tâm hành động có phần dứt khoát hơn :
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Quyết tâm của nhà chí sĩ được nói lên thành phương châm hành động cụ thể. Nhà tù trở thành nơi thử thách bản lĩnh con người với “bồ kinh tế'’, dày dạn hơn trong sự nghiệp cứu đời giúp nước giành lại độc lập. Không những thế, ông đề ra con đường vận động cách mạng : “mở miệng”, là hình thức tuyên truyền vận động quần chúng. Ta còn gặp ở đó nụ cười bình tĩnh quả cảm, lạc quan tin tưởng ở chiến thắng cuối cùng. Nhà tù càng đày đọa bao nhiêu, càng không thể khuất phục nổi con người đầy bản lĩnh, mà chĩ . 93
càng làm vững “dạ sắt son” mà thôi. Trong hoàn cảnh như vậy, ý chí kiên định quả là thái độ đáng được khâm phục và trân trọng.
Khát vọng tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ kiên cường là phẩm chất của những lãnh tụ phong trào Đông Du, phong trào kháng thuế Trung Kì. Mỗi nhà thơ có cách thể hiện khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở một tinh thần can đảm trong lời thơ hùng tráng kết lại hai bài thơ như một sự khẳng định : “Thân ắy vẫn còn, còn sự nghiệp” (Phan Bội Châu) và “Những kẻ vá trời khi lỡ bước” (Phan Châu Trinh). Công việc cách mạng là “sự nghiệp” bền lâu gắn với trọn đời người, là hành động “vá trời” có quyền năng ngang tạo hoá. Đó là tình cảm yêu nước nhiệt thành kết lại thành tâm niệm để vượt lên cảnh thân tù mất tự do. Con người của các tác giả như được tôn lên tầm vóc trong những lời thơ chắc nịch : “Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” và “Gian nan chi kể việc con con”. Không hẹn mà gặp, bởi suy nghĩ, cảm xúc của hai nhà thơ cũng là tinh thần kiên cường của biết bao chiến sĩ yêu nước và cách mạng khi bị kẻ thù giam hãm trong ngục tô'i. Phẩm chất chiến sĩ đã tôi lại thành chất thép bền vững không gì có thể lay chuyển. Tầm vóc con người thật sự đã được bộc lộ một cách cao đẹp.
Cả hai bài thơ gắn với quãng đời hoạt động cách mạng hăm hở và nhiệt thành nhất của hai nhà yêu nuớc, đồng thời cũng ghi dấu cho một chặng đường đôì mặt với thử thách tù đày trong tay các thế lực quân phiệt, thực dân. Bởi thế, dù cho còn bó buộc trong khuôn khổ thơ xưa trong một cách diễn đạt “thơ bày tỏ chí hướng” (thi dĩ ngôn chí) nhưng giá trị của hai bài thơ đã vượt ra khỏi suy nghĩ hạn hẹp của một cá nhân mà thực sự có sức động viên bao người yêu nước sẵn sàng dấn thân vào những hành động cách mạng giành độc lập tự do cho đất nước, không sợ bắt bớ tù đày. Dẫu rằng sự nghiệp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều dang dở, còn có sai lầm trong đường lô'i cũng như định hướng, nhưng nhiệt tình yêu nước và ngọn lửa niềm tin vào tiền đồ dân tộc, vào khả nẳng hành động của các Cụ vẫn lan tỏa ánh sáng và hơi nóng nhiệt huyết sang các thế hệ kế tục để hoàn thành tâm nguyện của những con người đáng kính đáng phục ấy.
Không những thế, với hai bài thơ đặc sắc này, các tác giả cũng đã góp thêm vào vườn thơ dân tộc đầu thế kỉ XX một âm hưởng hào hùng, đầy khí phách của những tâm hồn lớn. Giọng điệu thơ thoát khỏi khuôn sáo cũ mòn, những lối thơ ngâm vịnh nhạt nhẽo tầm thường để hướng đến những đề tài và cảm xúc lớn lao trong thời đại. Từ những bài thơ này, chúng ta cũng manh nha nhận ra chân đung của những nhà yêu nước, những người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giành lại tự do cho Tổ quốc. Âm hưởng lạc quan lan tỏa trong những bài thơ này sau đó còn được tiếp nối bởi những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tô' Hữu, Xuân Thủy ...
Các tàc phẩm cũng đã tái hiện cho chúng ta một quãng đời đau thương khổ nhục của dân tộc khi những người con ưu tú của dân tộc đã trở thành tội
nhân bị kẻ thù truy đuổi, bắt bớ, hành hạ. Nhưng đọc thơ các Cụ, ta nhận ra sức mạnh bất khuất của dân tộc Việt Nam tiềm ẩn trong từng ý, từng lời. Ta chợt hiểu, chính nguồn sức mạnh của tinh thần yêu nước ở những con người có tầm vóc tâm hồn lớn lao ấy đã được nhân lên trong tâm hồn biết bao người Việt yêu nước, góp phần đưa dân tộc ta vượt ra khỏi màn đêm nô lệ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Chúng ta hiểu tình hình chung khi Phan hước vào hoạt động cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc đang trong thế mạnh. Từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Triều Tiên, Xiêm La, tất cả các nước ở chung quanh Đông Dương đều nằm gọn trong tay chúng nó. Hai câu thơ Phan viết lúc bước vào ngục Quảng Châu đã nói lên rất đúng tình cảnh người yêu nước Việt Nam trong vòng vây trùng điệp của đế quốc :
Đã khách không nhà trong bổn biển Lại người có tội giữa năm châu
Ngoài nước thì như vậy. Còn ở trong nước thì giai cấp phong kiến thống trị từ lâu đã đầu hàng đế quốc và phản bội dân tộc. Một sô' sĩ phu yêu nước từ sau khi phong trào cần Vương thất bại củng càng ngày càng sa sút niềm tin. Tư sản, tiểu tư sản thì tuy có cảm thấy cái nhục mất nước nhưng quá yếu ớt đâu có dám quyết liệt chống lại quần thù. Nhân dân lao động đông đảo, chủ yếu là nông dân, từ xưa vẫn là người sáng tạo ra lịch sử và trong những năm đầu thế kỉ cũng từng nổi dậy mãnh liệt trong phong trào chống thuế ở Trung Kì nhưng trong giai đoạn này chưa có điều kiện để trở thành một lực lượng có tổ chức như từ ngày có Đảng cộng sản, đảng của giai cấp công nhân.
(Hoài Thanh - Bàn chung về Phan Bội Châu).
Phan Chu Trinh là người thế nào ? Đây không nhắc lại tiểu sử. Trong tiểu sử ấy có chỗ coi như đã rõ, nhưng có chỗ cũng còn chờ thêm tài liệu mới khẳng định được. Tựu trung, ở con người ông nổi rõ mấy điểm : 1 - lòng yêu nước và chí cứu nước suốt đời không phai nhạt. 2 - một dũng khí, một đảm lực phi thường và một quyết tâm bền bỉ. 3 - một thái độ sống dứt khoát, rất tự tin nên thành chủ quan, cứng nhắc, sai lầm trong đường lối cứu nước.
[...] Ngoài cuộc đời, ông là một trong hai người - người thứ hai là Phan Bội Châu - tiêu biểu cho phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX. Cả hai đều là những vĩ nhân của thời đại. Trong bài văn, người cầm bút cũng coi ông là một anh hùng, một vĩ nhân, và đã khắc họa thành một chân dung kỳ vĩ.
(GS. Lê Trí Viễn)
... Tuy vậy các ông tù đểu là những con người ưu tú, cốt cách dân tộc đã bồi thèm khí tiết đại trượng phu, nên đã sớm coi đó là trường học thiên nhiên, làm trai thế kỉ XX phải nếm trải, hon nữa, đã vì quốc dân mà hi sinh thi gặp tù dày cũng chẳng chút gì buồn. Cái thung dung, khảng khái từ đó mà ra.
Bao người củng tự mình tả mình như vậy. Lao dịch đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh viết:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc con con
Rơi vào tù, nghĩ mình có thể chết, Phan Bội Châu mấy năm sau cũng có câu :
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiềm sợ gỉ đâu !
Từ giã bạn bè trước khi đi đày, Huỳnh Thúc Kháng còn để lại bài hát lưu biệt, giọng điệu rất ung dung :
Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết Người ở đời sao khỏi tiết gian nan Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an...
(