Soạn bài Câu cảm thán

  • Câu cảm thán trang 1
  • Câu cảm thán trang 2
CÂU CẢM THÁN
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như : ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi ; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết) ; và xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Ví dụ :
Hỡi ơi lão Hạc ! (Nam Cao, Lão Hạc)
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ! (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thể nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất. (Phạm Duy Tôn, Sống chết mặc bay)
Hỡi cảnh rừng ghè gớm của ta ơi ! (Thế Lữ, Nhớ rừng)
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dâ'u châm than, nhưng có khi kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi (khi câu hỏi không dùng để hỏi).
Ví dụ :
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
(Ca dao)
Xanh kia thăm thẳm từng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
(Chinh phụ ngâm khúc)
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu ;
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu.
(Chế Lan Viên, Xuân)
Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ăn năn mãi.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biêt làm thế nào bây giờ ?
(Tô Hoài, Dế Mèn phiểu lưu kí)
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Trong văn bản sau đây, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu cảm thán ?
Xưa có một anh chàng nói láo rất điệu nghệ. Bao nhiêu người tuy đã biêt anh mà vẫn bị mắc lừa.
Chuyện đến tai quan huyện. Một hôm, quan đòi anh ta đến công đường. Quan phán bảo :
Nghe đây ! Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm, và nhiều người dã bị anh lừa. Bây giờ, anh hãy nói láo trước mặt ta ! Anh mà lừa được ta thì ta cho 30 quan tiền. Anh không lừa được ta thì ta đánh anh 30 roi.
Anh ta gãi đầu gãi tai, thưa :
Lạy quan lớn đèn trời soi xét ! Quan đừng nghe thiên hạ ! Oan con lắm ! Con có nói láo bao giờ đâu ! Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu dem về được một bộ sách viết toàn chuyện lạ. Con xem thấy hay, đem kể lại, nhưng người ta không tin, họ cứ bảo là con nói láo...
Quan không để cho anh ta nói hết lời :
Tuyệt thật ! Sách quý quá nhỉ ! Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm dược không ?
Bẩm quan lớn ! Con làm gì có sách áy ! Con nói láo đấy ạ !
Bấy giờ quan mới ngẩn người ra, đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.
(Dẫn theo Tiếng Việt 10 - Hồng Dân chủ biên - 1999)