Soạn bài Câu trần thuật

  • Câu trần thuật trang 1
  • Câu trần thuật trang 2
  • Câu trần thuật trang 3
CÂU TRẦN THUẬT
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Câu trần thuật là câu không có đặc điểm hình thức của những kiểu câu khác (như câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), thường dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả,...
Ví dụ :
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ắy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
-> Cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể. Câu 2 và câu 3 dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
Ngoài những chức năng chính trên, câu trần thuật còn dùng để yèu cầu, để nghị, hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... (yốư là chức năng chính của những kiểu câu khác).
Ví dụ : Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thỉ về. (truyện Thạch Sanh)
Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay biểu lộ tình cảm, cảm xúc,... nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Ví dụ :
Ôi Tào Kliề ! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy ! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta !
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ vãn)
Thốt nhiên, một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời :
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
(Phạm Duy Tôn, Sống chết mặc bay)
Câu trần thuật là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu chức năng của các câu trần thuật trong văn bản sau :
LỜI KÊU GỌI TOÀN Quốc KHÁNG CHIÊN
Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào ! Chúng ta phải đứng lèn !
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thỉ phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
Giờ cứu nước đã đến ! Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm !
Kháng chiến thắng lợi muôn năm !
Ngày 20 tháng 12 năm 1946
HỒ Chí Minh