Soạn bài Văn bản

  • Văn bản trang 1
  • Văn bản trang 2
  • Văn bản trang 3
  • Văn bản trang 4
  • Văn bản trang 5
  • Văn bản trang 6
  • Văn bản trang 7
  • Văn bản trang 8
  • Văn bản trang 9
  • Văn bản trang 10
  • Văn bản trang 11
  • Văn bản trang 12
  • Văn bản trang 13
  • Văn bản trang 14
  • Văn bản trang 15
  • Văn bản trang 16
  • Văn bản trang 17
  • Văn bản trang 18
VĂN BẢN
I. CHỦ ĐỂ CỦA VĂN BẢN
Chủ đề là gì?
Chủ đề là đô'i tượng và vấn đề chính (chủ yếu) mà văn bản biểu đạt.
Đôi tượng mà văn bản biểu đạt có thể là người, vật hay một vấn đề nào đó. Còn vấn đề chính mà văn bản biểu đạt có thể là một tư tưởng, một quan niệm xuyên suốt được tác giả nêu lên trong văn bản.
Chẳng hạn, chủ đề của văn bản Tôi đi học là tâm trạng, hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng và trang trọng của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
Chủ đề của văn bản Tắt đèn là vạch trần bộ mặt tàn bạo bất nhân của tầng lớp phong kiến thống trị, của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nói lên nỗi thông khổ cùng cực của người nông dân lao động bị áp bức, và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cũng như sức sông tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân, ngay cả khi họ bị vùi dập trong bùn đen.
Phân hiệt chủ đề vời đề tài và đại ỷ
Chủ để và đề tài tuy có mối liên hệ nội tại nhưng cần có sự phân biệt. Đề tài là các hiện tượng đời sông, là phạm vi đối tượng được miêu tả, phản ánh, nhận thức trong tác phẩm, là một phương diện trong nội dung của nó. Nội dung đề tài gắn với việc xác lập chủ đề của tác phẩm. Trái lại, chủ đề của tác phẩm bao giờ cũng được hình thành và thể hiện trên cơ sở đề tài. Trong phần lớn các tác phẩm trữ tình, đề tài gần như trùng với chủ đề. Tuy nhiên, chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được nêu lên, đặt ra xuyên suốt nội dung cụ thể của tác phẩm, cho nên chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài.
Chẳng hạn, chủ đề của tác phẩm Tắt đèn như đã khái quát ở trên. Còn đề tài của Tắt đèn là cuộc sông bế tắc cùng cực của người nông dân trong chế độ thực dân phong kiến tàn bạo trước Cách mạng.
Nói chung, đề tài giúp ta xác định tác phẩm viết về cái gì ? Còn chủ đề nhằm giải đáp câu hỏi tác phẩm đặt ra vấn đề cơ bản gì ? Trong làm văn, khái niệm chủ đề được hiểu bao gồm cả nội dung đề tài.
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, xuyên suốt văn bản tác phẩm. Cho nên một khố thơ, đoạn thơ, một đoạn văn, đoạn trích hay một phần của truyện chưa hình thành được chủ đề mà chỉ biểu đạt những ý lớn, thường được gọi là đại ý-
Chẳng hạn, đoạn trích Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) có thể chia làm hai phần. Phần 1 (từ đầu đến “và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ ?” ) đại ý : tâm địa độc ác, cay nghiệt, tàn nhẫn của nhân vật người cô đốỉ với chú bé Hồng. Phần 2 (đoạn còn lại) đại ý : tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình.
Bài Rừng cọ quê tôi có thể chia làm ba phần. Phần 1 (câu mở đầu) đại ý : tác giả giới thiệu “rừng cọ trập trùng” làm nên vẻ đẹp không nơi nào bằng của “sông Thao quê tôi”. Phần 2 (ba đoạn văn tiếp theo) đại ý : tả cây cọ, rừng cọ và cuộc sông của người dân gắn bó với cây cọ. Phần 3 (đoạn còn lại) đại ý : người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình. Chủ đề được thể hiện qua Rừng cọ quê tôi là : tác giả miêu tả rừng cọ như một vẻ đẹp của vùng sông Thao, qua đó thể hiện tình cảm gắn bó, yêu mến của tác giả cũng như của người sông Thao đối với quê nhà.
Tính nhiều chủ đề của văn bản
Một văn bản tác phẩm có thể gồm một hoặc nhiều chủ đề (đa chủ đề), vì trong một tác phẩm, tác giả có thể viết về một hoặc nhiều đối tượng, có thể đặt ra một hoặc hàng loạt vấn đề.
ở những tác phẩm có nhiều chủ đề, người ta thường phân biệt chủ đề chính và các chủ đề phụ. Chủ đề chính được xem là vấn đề bao quát nhất, chủ yếu nhất, còn chủ đề phụ là những vấn đề có ý nghĩa nhỏ hơn, thứ yếu hơn và có liên quan chặt chẽ với chủ đề chính.
Chẳng hạn, chủ đề chính của bài thơ Ngắm trăng trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh là tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của tác giả. Bên cạnh đó còn có các chủ đề khác như : vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, đặc biệt là vầng trăng ; phong thái ung dung tự tại và sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục...
Õng đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ có nhiều chủ đề : đó là tình cảnh đáng thương của những “ông đồ” vào thời tàn của nho học ; là niềm cảm thương chân thành trước tình cảnh một lớp người đang tàn tạ trước sự đổi thay của cuộc đời ; đó còn là nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi những cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng...
Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều chủ đề :
+ Phơi bày hiện thực chế độ nhà tù tăm tối, vô nhân đạo ;
+ Những khổ cực đày đọa của tù nhân ;
+ Ý chí kiên cường bất khuất của người chiến sĩ cách mạng ;
+ Tinh thần lạc quan ;
+ Phong thái ung dung tự tại ;
+ Lòng khao khát tự do ;
+ Lòng yêu nước ;
+ Tình yêu thiên nhiên ;
+ Lòng thương người ;
Tính thống nhất về chủ dề của văn bản
Văn bản có tính thông nhất về chủ đề khi tập trung biểu đạt một chủ đề bao quát (chủ yếu), một tư tưởng xuyên suốt đã được xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất về chủ đề là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên sự thông nhất chặt chẽ và trọn vẹn của nội dung văn bản. Đặc trưng này liên hệ mật thiết với tính liên kết, mạch lạc của văn bản. Một văn bản không có tính liên kết, thiếu mạch lạc thì không thể bảo đảm tính thông nhất về chủ đề. Mặt khác, chính tính thông nhất về chủ đề làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn.
Tính thông nhất về chủ đề của văn bản thể hiện trên cả hai bình diện : nội dung và cấu trúc - hình thức. Một mặt, tính thông nhất về chủ đề được thể hiện qua sự thống nhất chặt chẽ của nội dung văn bản, tức là văn bản cần phải xác định đốì tượng (đề tài) hay vấn đề chính được biểu đạt, cần phải thể hiện một tư tưởng, quan niệm, một cảm xúc nào đấy theo chủ đích của chủ thể tạo văn bản. Mọi chi tiết, bộ phận của văn bản đều trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện vấn đề hay đốì tượng phản ánh và chủ đích của chủ thể tạo văn bản.
Mặt khác, tính thông nhất về chủ đề được thể hiện qua cấu trúc - hình thức của văn bản, tức là được thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các đề mục, môi quan hệ giữa các phần của văn bản, tính thông nhất của các từ ngữ (nhất là hệ thống từ ngữ chủ đề, các từ ngữ liên kết), của các cấu trúc ngữ pháp (đặc biệt là các câu chủ đề, câu nối liên kết các phần, đoạn) trong văn bản. Tất cả các yếu tô' thuộc bình diện cấu trúc - hình thức trên đây đều góp phần quan trọng tạo nên tính thông nhất về chủ đề của văn bản. Vì vậy, khi viết hoặc đọc - hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện qua các yếu tô' đó.
Chẳng hạn, tính thống nhất về chủ đề của Tôi đi học được thể hiện qua các yếu tô' trong văn bản như sau :
Nhan đề Tôi đi học cho phép dự đoán văn bản nói về chuyện “tói đi
học”.
Các từ ngữ và các câu biểu thị ý nghĩa đi học và nhắc đến những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản :
+ “Hằng năm cứ vào cuối thu,... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy...”
+ “Hôm nay tôi đi học.”
+ “Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.”
+ Mẹ đưa bút thước cho con cầm.”
+ “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh
vần...”
- Các từ ngữ, các chi tiết trong văn bản đều tập trung thể hiện sự thay đổi tâm trạng, cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên :
Thay đổi cảm nhận :
+ “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh đều thay đổi...”
+ “Trước đó mấy hôm,... tôi có ghé lại trường một lần... Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng... Sân nó rộng, mình nó cao hơn...”
+ “Tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.”
+ “ Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ. Vì có những hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn..., lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào.”
Thay đổi hành vi :
+ “Hôm nay tôi đi học.”
+ “Tôi không lội qua sông thả diều... không đi ra đồng nô đùa... nữa.”
Những cảm giác hồi hộp, bỡ ngỡ, lúng túng : “Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”, “bỡ ngỡ đứng nép bên người thân”, “chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ”, “ngập ngừng e sợ”, “cảm thấy mình chơ vơ”, “vụng về lúng túng”, “đã lúng túng... càng lúng túng hơn”, “nức nở khóc”...
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau :
Xác định chủ đề của văn bản.
Phần đoạn văn bản và nêu ý chính của mỗi đoạn.
Tìm các câu văn thể hiện chủ đề văn bản.
Trong văn bản có nhiều hình ảnh so sánh. Các hình ảnh so sánh ấy có tác dụng như thế nào trong việc tạo nên tính thông nhất của chủ đề văn bản ?
Đế’ chứng minh cho luận điểm “Sách có lợi ích rất lớn đối với con người”, một bạn dự định triển khai các ý sau :
Sách giúp con người khám phá mọi lĩnh vực của đời sông.
Sách giúp con người nhận thức được những vấn đề lớn của đời sông xã hội, nắm bắt được quy luật của tự nhiên.
Sách giúp con người hiểu được chính bản thân con người.
Sách do con người làm ra.
Sách dạy con người biết sông đúng, sông đẹp.
Sách đem lại sự thư giãn thoải mái cho con người sau những giờ lao động mệt nhọc.
Trong các ý trên, ý nào không đảm bảo tính thông nhất của chủ đề ? Vì sao ?
II. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Bố cục của văn bản
Hiểu một cách chung nhất, bố cục là sự sắp xếp bô' trí các phần trong một chỉnh thể.
Bô' cục của văn bản là sự tổ chức, sắp xếp một cách hợp lí giữa các phần, các đoạn tạo thành một văn bản hoàn chỉnh để thể hiện chủ đề.
Các văn bản ngôn từ nói chung, một bài thơ, một thiên truyện nói riêng đều có bô' cục của nó. Bô' cục hợp lí, chặt chẽ là điều kiện quan trọng tạo nên sự hoà hợp, gắn kết giữa chỉnh thể với các bộ phận nhằm tập trung biểu đạt chủ đề của văn bản, đồng thời tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của người đọc. Vì vậy, khi xây dựng văn bản cần phải hết sức chú ý đến cách bô' trí, sắp xếp các phần sao cho mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.
Cấu trúc của bố cục
Một văn bẳn tác phẩm hay một bài làm văn đều có bô' cục gồm các phần có quan hệ với nhau, được sắp xếp hợp lí theo một sô' cách thức nhất định, thậm chí mang tính quy phạm.
Chẳng hạn, bô' cục một bài thơ tứ tuyệt gồm bôn phần : khai, thừa, chuyển, hợp. Một bài thơ bát cú bô' cục cũng gồm bôn phần : đề, thực, luận, kết.
Trong làm văn, văn bản thường có bô' cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải có quan hệ phù hợp với nhau.
Phần Mở bài thường là một đoạn văn ngắn gọn, được tổ chức tương đô'i ổn định, có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.
Phần Thân bài thường gồm một sô' đoạn văn, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau nhưng gắn kết với nhau một cách hợp lí, chặt chẽ, có nhiệm vụ trình bày, triển khai các khía cạnh của chủ đề.
Phần Kết bài cũng giống như phần Mở bài, thường-gồm một đoạn văn ngắn gọn, được tổ chức tương đô'i ổn định, có nhiệm vụ tổng kết chủ đề của văn bản.
Ở trên là nói chung. Trong thực tế, nhiệm vụ và cách thức tổ chức, sắp xếp nội dung của từng phần bô' cục tuỳ thuộc vào đặc trưng của các kiểu văn bản, vào chủ đề của văn bản cũng như ý đồ giao tiếp của người viết. Chẳng hạn, nhiệm vụ và cách tổ chức từng phần trong văn bản miêu tả và văn bản nghị luận khá khác nhau :
Văn bản miêu tả :
+ Mở bài : thường giới thiệu hoàn cảnh không gian, thời gian, các ấn tượng, cảm xúc chung về đối tượng miêu tả, phản ánh.
+ Thân bài : tả cụ thể hoặc bao quát từng cảnh, .từng sự việc, con người. + Kết bài : nêu cảm xúc, ý nghĩ.
Văn bản nghị luận :
+ Mở bài : nêu vấn đề cần nghị luận, xác định phạm vi và hướng giải quyết vấn đề.
+ Thân bài : giải quyết vấn đề, triển khai các ý lớn, ý nhỏ đầy đủ, hợp lí, chặt chẽ và xoay quanh vấn đề cần giải quyết.
+ Kết bài : tổng kết, kết luận vấn đề, nêu cảm nghĩ, liên hệ...
Phân tích bô' cục văn bản Người thầy đạo cao dức trọng để làm ví dụ :
+ Ngoài đầu đề (nhan đề) nêu đề tài - chủ đề : Người thầy (đề tài) đạo cao đức trọng (chủ đề).
Bô' cục của văn bản chia làm ba phần :
+ Mở bài : phần mở bài ngắn gọn, rõ ràng, chỉ bằng một câu ngữ pháp mà đã nêu được : tên nhân vật (ông Chu Văn An), thời đại lịch sử (đời Trần), cương vị xã hội (thầy giáo), phẩm chất (tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi), tài năng (nổi tiếng là một thầy giáo giỏi).
Như vậy, phần Mở bài đã cụ thể hoá đầu đề, đã giới thiệu nhân vật (Chu Văn An) và nêu ra chủ đề về phẩm chất “đạo cao đức trọng” của nhân vật.
Mặt khác, phần Mở bài còn định hướng nội dung cụ thể và chặt chẽ cho việc triển khai nội dung ở phần Thân bài.
+ Thân bài : gồm hai đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian nhằm trình bày chủ đề “đạo cao đức trọng” của nhân vật Chu Văn An. Trong mỗi đoạn đều có nói cả phần “đạo cao” lẫn phần “đức trọng”.
269
Đoạn 1 : nói về “đạo cao đức trọng” của nhân vật Chu Văn An trong thời kì ông đang làm việc.
Phần “đạo cao” : học trò theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt cao, được vua vời dạy cho thái tử.
Phần “đức trọng” : nhiều lần can ngăn vua; can vua không được, ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
Đoạn 2 : nói về “đạo cao đức trọng” của nhân vật Chu Văn An trong thời kì ông thôi làm việc.
Phần “đạo cao” : ông coi trọng đạo thầy - trò khiến cho học trò cũ của ông từ quan to tới người bình thường khi đến thăm ai cũng giữ lễ.
Phần “đức trọng” : ông trách mắng hoặc có khi không cho học trò vào thăm nếu họ có điều gì không phải.
Như vậy, cả hai đoạn văn trong phần Thân bài bổ sung ý cho nhau và làm rõ chủ đề “người thầy đạo cao đức trọng” được nêu ra ở phần Mở bài và đầu đề của văn bản.
+ Kết bài : phần kết bài khái quát và nâng cao bằng một câu ngắn gọn : “Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc.” Cái ý nhấn mạnh, nâng cao ở đây là : với cái đạo, cái đức vẹn toàn của ông, ông không chỉ được nể vì, kính phục khi còn sống mà cả khi ông qua đời.
Cách bô trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản
Trong ba phần của bô' cục văn bản (Mở bài, Thân bài và Kết bài), Thân bài thường được coi là phần chính, phần quan trọng nhất, có nhiệm vụ triển khai đầy đủ đôi tượng và vấn đề chính theo hướng đã được xác định ở phần Mở bài của văn bản.
Có thể nói Thân bài là phần phức tạp nhất trong bô' cục ba phần của văn bản. Nội dung phần Thân bài được sắp xếp tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau và việc sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài như thế nào sẽ có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của người đọc.
Cách sắp xếp tổ chức nội dung phần Thân bài thường tuỳ thuộc vào đô'i tượng phản ánh và vấn đề được trình bày, vào kiểu văn bản, vào ý đồ giao tiếp cũng như sở trường của người viết. Nhìn chung, nội dung phần Thân bài thường được bô' trí, sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo logic và sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc. Trong thực tê' thường thấy một sô' cách sắp xếp, trình bày nội dung phần Thân bài sau đây :
+ Trình bày theo trình tự thời gian :
Đây là cách trình bày rất thông dụng để miêu tả các sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử, kể chuyện, tường thuật một sự việc, giải thích các quá trình, chỉ dẫn các thao tác hoạt động,... Nói chung nguyên tắc trình bày theo 270
trình tự thời gian không quá phức tạp-nếu không muốn nói đơn giản. Theo cách này, trên thực tế sự việc hay thao tác nào xảy ra trước sẽ được trình bày trước, sự việc hay thao tác nào xảy ra sau sẽ được trình bày sau. Nói cách khác là trình bày theo trình tự trước sau về thời gian. Như vậy, ở đây logic trình bày phải tuân thủ và phù hợp với tiến trình phát triển của sự việc, với quy trình thao tác. Khi trình bày theo phương thức này, các từ ngữ chỉ mốc thời gian thường được sử dụng : trước tiên, trước hết, sau đó, sau hết, bước đầu tiên là, bước tiếp theo là, cuối cùng,...
+ Trình bày theo logic khách quan của đối tượng :
Đối tượng miêu tả, phản ánh, tự bản thân nó có logic bên trong của nó, cho nên việc trình bày nội dung cần phải phù hợp với đặc trưng này của đốì tượng. Theo phương thức này có thể sắp xếp tổ chức nội dung theo từng đặc điểm, từng phương diện hoặc theo quan hệ chỉnh thể - bộ phận, quan hệ nhân quả,... Khi trình' bày theo quan hệ nguyên nhân - kết quả, cần lưu ý phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp trước sau về thời gian và tránh đảo ngược nhân - quả. Mặt khác, cần đặc biệt chú ý sử dụng hợp lí các từ ngữ, kết cấu biểu thị quan hệ nhân quả như :
- Nguyên nhân (lí do) thứ nhất là, trước hết là do, trước tiên phải kể đến nguyền nhân, có nhiều lí do, (nguyên nhân) khiến cho, bởi vì,...
- Hệ quả là, hậu quả đầu tiên là, bởi vậy, vì thế, do đó, cho nên,...
+ Trình bày theo logic chủ quan :
Đôi tượng trong thế giới khách quan được phản ánh vào văn bản thông qua nhận thức chủ quan của người viết. Vì vậy, việc sắp xếp tổ chức nội dung văn bản còn có thể dựa vào logic chủ quan của người viết.
Theo phương thức này, người viết có thể trình bày bằng cách liên tưởng so sánh tương đồng hoặc tương phản (sự liên tưởng này đòi hỏi phải dựa vào các thuộc tính, quan hệ bản chất của đối tượng trình bày nhằm thể hiện được bản chất của nó), có thể trình bày theo logic chủ quan mà không dựa vào logic khách quan của sự việc. Chẳng hạn, theo logic khách quan, sự việc (a) xảy ra trước sự việc (b), nhưng trong cách trình bày, vì những lí do nào đó, người viết có thể trình bày sự việc (b) trước sự việc (a). Một ví dụ khác : trên thực tế, một nhận định, một luận điểm nào đó đã được đúc kết, khái quát theo con đường quy nạp, nhưng khi trình bày, người viết có thể lặp lại quy trình quy nạp hoặc dùng cách diễn dịch tuỳ theo ý đồ chủ quan của họ.
Ngoài ra, trong các văn bản nghị luận, người viết có thể bô' trí, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề hay theo ý đồ, định hướng giao tiếp của người viết.
Trình bày theo phương thức này, cần chú ý sử dụng các từ ngữ như : trước hết phải kể đến, đặc điểm quan trọng đầu tiên là, thứ nhất, sau đó, cũng cần phải nói đến, còn phải kể đến,...
+ Trình bày theo quy luật tâm lí, cảm xúc
Phương thức trình bày này thích hợp với các văn bản thiên về thể hiện đời sông, tình cảm có tính chất riêng tư, bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết.
Như trên đã nói, cách bô’ trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài còn tuỳ thuộc vào kiểu văn bản.
Chẳng hạn, nội dung phần Thân bài văn bản miêu tả có thể được sắp xếp, trình bày theo thời gian và không gian, từ toàn cảnh đến bộ phận, từ cảnh này đến cảnh khác, có cảnh chính và cảnh phụ...
Nội dung phần Thân bài văn bản tự sự có thể được bô’ trí, sắp xếp các chi tiết, tình tiết, các tình huống, sự việc, các nhân vật theo diễn biến tự nhiên của câu chuyện hoặc đảo ngược, đan xen nhau một cách hợp lí theo ý đồ chủ quan của người viết.
Nội dung phần Thân bài văn bản nghị luận gồm.một hệ thông các luận điểm lớn, nhỏ và các luận cứ (những lí lẽ và dẫn chứng) nhằm làm sáng tỏ, nổi bật vấn đề cần nghị luận. Cách tổ chức, phối hợp, sắp xếp các luận điểm, luận cứ có thể dựa theo những quan hệ nhất định sao cho chúng được đưa vào quỹ đạo logic trình bày nhằm làm cho các lí lẽ và dẫn chứng soi sáng cho nhau và thuyết minh được luận điểm, các luận điểm thuyết minh được luận dề (vấn đề cần giải quyết) một cách đầy sức thuyết phục.
Phân tích cách sắp xếp, trình bày phần nội dung Thân bài của một vài văn bản sau đây để làm ví dụ :
+ Nội dung Thân bài của văn bản Rừng cọ quê tôi được trình bày bằng ba đoạn văn theo trật tự sắp xếp như sau :
Đoạn 1 : miêu tả cây cọ : Thân cọ vút thẳng trời. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra như một rừng tay vẫy...
Đoạn 2 : miêu tả rừng cọ : Căn nhà núp dưới rừng cọ. Ngôi trường khuẩt trong rừng cọ. Ngày ngày đi trong rừng cọ. Cọ xoè ô lạp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Đoạn 3 : cây cọ gắn bó với cuộc sông của người dân : Cha làm chổi cọ. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ. Chị đan nón lá cọ, mành cọ và làn cọ. Chúng tòi rủ nhau đi nhặt những trái cọ về om, ăn vừa béo vừa bùi.
Nhận xét : các đoạn văn trình bày nội dung phần Thân bài văn bản Rừng cọ quê tôi được sắp xếp theo thứ tự từ miêu tả cây cọ, rừng cọ đến cuộc sống của người dân gắn bó với cây cọ. Cách bô’ trí, sắp xếp các đoạn văn theo trật tự như vậy là hợp lí, chặt chẽ, khó có thể thay đổi được.
+ Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng được trình bày bằng hai đoạn văn đều có nói đến cả phần “đạo cao” lẫn phần “đức trọng” và được sắp xếp theo trình tự thời gian :
Đoạn 1 : nói về “đạo cao đức trọng” của nhân vật Chư Văn An trong thời kì ông đang làm việc.
Đoạn 2 : nói về “đạo cao đức trọng” của nhân vật Chu Văn An trong thời kì ông thôi làm việc.
+ Phân tích cách sắp xếp, trình bày nội dung đoạn trích sau :
Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua
tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa. cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, dầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dề dàng. Xa xa thắp thoáng có người quảy giỏ, cầm sào trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai. nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim dậu trắng xoá trên những cành cây gie sát ra sông.
{Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Gợi ý : nội dung đoạn trích được sắp xếp, trình bày theo thứ tự không
gian: nhìn xa - đến gần - đến tận nơi - đi xa dần.
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Cho đề văn sau :
Có nhà nghiên cứu nhận định : “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng”.
Em hiểu như thế nào về nhận định trên ? Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, em hãy chứng minh nhận định trên.
Lập dàn ý phần Thân bài và nói rõ cách trình bày ý của em.
Viết thành bài văn theo dàn ý đã lập.
Dựa vào những hiểu biết về bô' cục của vàn bản, hãy phân đoạn văn bản Trong lòng mẹ và đặt tiêu đề cho từng phần.
Cho đề văn sau :
Hãy giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
Một bạn học sinh đã triển kl ai dàn ý thân bài như sau :
Tại sao “uống nước” phải “nhớ nguồn” ?
Lí lẽ ...
Dẫn chứng ...
Nên hiểu câu tục ngữ như thế nào ?
Lí lẽ ...
Dẫn chứng ...
“Nhớ nguồn”, ta phải làm gì ?
Lí lẽ ...
Dẫn chứng ...
Em hãy nêu nhận xét về trình tự sắp xếp của dàn ý trên ? Theo em, nên sửa như thế nào ?
XÂY DựNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Thế nào là đoạn văn ?
Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành và biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng (dấu mở đoạn) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng (dấu ngắt đoạn).
Cần lưu ý : đoạn văn thường gồm nhiều câu tạo thành, nhưng đoạn văn cũng có thể chỉ do một câu tạo thành, thậm chí câu này có thể là câu một từ (cầu được làm thành từ một từ).
Ví dụ (đánh sô' để tiện trình bày) :
[I ] Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
[II] (1) Tôi dưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. (2) Một kỉ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa hay bèn bờ sông Viêm sống lại đầy rẫy trong trí tôi. (3) Nhưng tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật.
{Theo Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Phần trích vừa dẫn ở trên gồm hai đoạn văn. Đoạn [I] chỉ do một câu tạo thành. Đoạn [II] gồm ba câu tạo thành.
Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Từ ngữ chủ dề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt trong đoạn văn.
Câu chủ đề (còn gọi là câu then chốt) là các câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn ván. Câu chủ đề có chức năng nêu rõ đề tài - chủ đề mà đoạn văn biểu đạt. Nó chính là “hạt nhân” của nội dung đoạn văn, chi phôi toàn bộ nội dung đoạn văn.
Ví dụ :
+ Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở đầu (trình bày theo cách diễn dịch) : Trần Đăng Klioa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi
ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình... Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
(Theo Xuân Diệu)
+ Đoạn văn có câu chủ đề đứng ở cuối (trình bày theo cách quy nạp) :
Các tê bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục mà lại phản chiếu màu này và do dó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.
(Theo SGK Ngữ văn 8)
Việc xác định đúng câu chủ đề của đoạn văn có tác dụng hết sức quan trọng đối với việc tạo văn bản và tiếp nhận văn bản. Một mặt, nó giúp cho sự trình bày văn bản được hợp lí, mạch lạc, chặt chẽ, tạo nên sức thuyết phục của lời văn. Mặt khác, nó cũng giúp cho việc đọc hiểu, tiếp nhận đúng nội dung đoạn văn, văn bản, tránh được sự suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
Cần lưu ý : Không phải bất kì đoạn văn nào cũng đều có câu chủ đề. Nói cách khác, có những đoạn văn không có câu chủ đề, tức là không có câu nào mang ý chính, ý khái quát. Tuy nhiên, nói đoạn văn không có câu chủ đề không có nghĩa là đoạn văn đó không có chủ đề. Trái lại, nó vẫn có đề tài - chủ đề của nó. Đề tài - chủ đề của đoạn văn kiểu này không được bộc lộ trực tiếp ở bất cứ câu nào mà được hiểu ngầm, được rút ra từ việc khái quát, tổng hợp nội dung ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.
Cách trình bày nội dung đoạn văn
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng nhiều cách trình bày khác nhau.
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày theo các cách sau đây :
Trình bày theo cách diễn dịch
Trình bày nội dung đoạn văn theo cách diễn dịch là đi từ ý lớn, ý khái quát đến các ý nhỏ, ý cụ thể.
Đoạn văn được trình bày theo cách này gồm có hai thành phần: phần mở đoạn (gồm một câu chủ đề đứng đầu đoạn) và phần phát triển đoạn (gồm các câu kế tiếp triển khai những ý phụ để làm rõ ý chính trong câu chủ đề).
Ví dụ:
Tóm tắt là một kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu. Khi ra đường, ta chứng kiến một sự việc nào đó, về nhà kể tóm tắt lại
275
clio gia đỉnh nghe. Xem một cuốn sách, một bộ phim hay mới chiếu,... ta có thể tóm tắt lại cho người chưa đọc, chưa xem được biết. Viết một bài giới thiệu về cuốn sách mới ra ta phải tóm tắt câu chuyện hoặc những nội dung, tư tưởng chính của cuốn sách đó cho người đọc nắm được, trước khi phân tích các giá trị của nó. Khi đọc tác phẩm vãn học, muốn nhớ được lâu, người đọc thường phải ghi chép lại bằng cách tóm tắt nội dung tác phẩm đó,...
{Theo SGV Ngữ văn 8)
Trình bày theo cách quy nạp
Trình bày nội dung đoạn văn theo cách quy nạp là đi từ các ý nhỏ, ý cụ thể đến ý lớn, ý khái quát. Nói cách khác, quy nạp là cách trình bày theo chiều ngược lại với cách diễn dịch.
Đoạn văn được trình bày theo cách này gồm có hai thành phần : phần phát triển đoạn (gồm các câu chứa những ý phụ, ý cụ thể được triển khai trước, đứng đầu đoạn) và phần kết đoạn (gồm một câu chủ đề đứng cuối đoạn).
Ví dụ:
Lúc đầu, hai chữ “tha mới” dùng để gọi tên một thể thơ : thơ tự do. Khoảng sau năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cữ” (chủ yếu là thơ Đường luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không có hạn định, gọi đó là “thơ mới”. Nhưng rồi “thơ mới” không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính,... Phong trào Tha mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng gần 15 năm.
{Theo SGV Ngữ văn 8)
Trình bày theo cách kết hợp diễn dịch và quy nạp
Đoạn văn được trình bày theo cách này gồm có ba thành phần : phần mở đoạn (gồm câu mở đoạn nêu lên ý chính, ý khái quát về vấn đề), phần phát triển đoạn (gồm các câu chứa những ý phụ, ý cụ thể nhằm triển khai vấn đề) và phần kết đoạn (gồm câu kết đoạn tổng hợp lại vấn đề, khẳng định thêm vấn đề) theo công thức : Tổng - Phân - Hợp.
Ví dụ :
Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi can hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như niột chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình.
{Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
Trình bày theo cách song hành
Trình bày đoạn văn theo cách song hành là sắp xếp theo lôi sóng đôi các câu chứa các ý ngang nhau, bổ sung cho nhau và phối hợp với nhau để biểu đạt ý chung, ý khái quát của toàn đoạn. Đoạn văn được trình bày theo cách song hành không có câu chủ đề. Chủ đề của đoạn văn được rút ra từ việc khái quát, tổng hợp nội dung ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.
Ví dụ :
Củng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ dứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng bèn bà tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò củ, biết lớp, biết thầy dể khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
(.Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Trình bày theo cách móc xích
Trình bày đoạn văn theo cách này là sắp xếp các câu chứa các ý có quan hệ móc xích với nhau, ý sau bổ sung, giải thích cho ý trước.
Ví du :
Phải làm cho giáo dục phổ thông thực sự là phổ thông. Trong phổ thông có đức dục, trí dục, mĩ dục, thể dục, lao động. Tất cả những cái này đều đúng đắn, cần thiết và tốt đẹp. Nhưng phải thấy cái chủ yếu là trí dục. Phải kết hợp với trí dục mà giáo dục các mặt khác.
(Phạm Văn Đồng - Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục)
Ngoài các cách trình bày nội dung đoạn văn trên đây, chúng ta có thể xây dựng đoạn văn theo các cách khác như : so sánh, loại suy, nêu nghi vấn, nêu phản đề, giả thiết,...
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Cho văn bản sau :
Thực học là lối học thực tế, học cho mở mang trí thức, học cho dày dặn năng lực dể thành tài, để ra người, để làm người hữu dụng : nhỏ thì hữu dụng cho xã hội, to thì hữu dụng cho quốc gia, cho thiên hạ.
Thực học trái ngược với lối học hư văn là lối tục học, phù hoa khinh bạc, lòe đời, nịnh dời, chỉ tổ tự hại và hại tha, tuyệt không có gỉ là hữu dụng cả. Thế cho nên người đi học thì nhiều, người hữu dụng thì ít ; đời mới than phiền : “hiếm nhân tài !”.
(Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Cổ học tinh hoa)
Văn bản trên gồm mấy ý ?
Hãy thử đặt tiêu đề cho văn bản.
Cho câu chủ đề sau : “Hình ảnh bà nội hiền hậu không bao giờ phai mờ trong lòng em”.
Viết tiếp câu trên thành một đoạn văn diễn dịch.
Sau đó, chuyển đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp.
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn văn sau đây :
Văn học có thể miêu tả chim muông cầm thú, hoa lá cỏ cây, sông nước mây trời. Văn học cũng có thể miêu tả những đồ vật do bàn tay con người làm ra như nhà cửa, đường sá, cầu công. Nhưng tất cả các đối tượng ấy đều dược miêu tả trong mối liên hệ đối với con người. Cho nền, dù tác phẩm văn học không trực tiếp miêu tả con người thì con người vẫn nằm ở vị trí trung tâm trong bức tranh đời sống của văn học.
(Văn học 10, tập hai)
Văn Nguyên Hồng là thứ văn bám riết lấy cuộc sống, quấn quỷt lấy cuộc sống. Một thứ văn sôi nổi, hăm hở, tràn đầy chất thơ trữ tình lãng mạn. Một chất thơ không lấy cảm hứng từ mây gió trăng hoa mà luyện bằng bùn dất, sỏi đá, bằng than bụi các nhà máy, các bến tàu, trộn với mồ hôi mặn chát của người lao động, một chất thơ của địa ngục tối tăm của chế độ thực dân vút thẳng lên trời cao lộng gió. Không phải ngẫu nhiên mà văn Nguyên Hồng dầy ánh nắng. Dưới ánh nắng ấy, đất đai trở nền màu mỡ hơn, cây cỏ trở nên tươi tốt hơn, và sinh khí tràn tới cả những nai tưởng chỉ có hơi lạnh và bóng tối.
(Nguyễn Đăng Mạnh)
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu trước hết là nói đến một nhân cách vĩ đại ; nói đến một con người mà toàn bộ cuộc đời gắn liền với vận mệnh sống còn của dân tộc ở nửa cuối thế kỉ XIX ; nói đến một nhà thơ mà sống hay viết đều chỉ vì nghĩa lớn. Nhưng nói đến Nguyễn Đình Chiểu còn phải nói đến một con người mà cảnh ngộ riêng không lấy gì làm may mắn, một người đã phải chịu tiếp liền những bi kịch trong suốt cuộc dời mình.
(Nguyễn Huệ Chi)
Nguyễn Du có lòng thương xót đối với những nỗi lầm than, đau khổ của con người. Trong khi nói lên những cảnh thương tâm, không phải Nguyễn Du chỉ mô tả lại một cách khách quan theo chủ nghĩa tự nhiên, mà trong mỗi cảnh ngộ éo le, mỗi sự đày đọa đối với con người, đều chứa đựng một sự phẫn nộ, một lời phản kháng đánh vào những kẻ đã gây ra tai họa. Thông cảm một cách chân thật, thấm thìa với số phận của con người, Nguyễn Du thấy cái trách nhiệm của mình là bảo vệ phẩm giá của con người, tố cáo chế độ xã hội dương thời, qua những nhân vật tiêu biểu cho cái luân thường, dạo lí của xã hội ấy. Tiếng nói của Nguyễn Du là một lời bảo vệ thiết tha của con người sống có phẩìn giá. Tiếng nói của Nguyễn Du là một lời đanh thép chống những cái gì chà đạp lên giá trị của con người.
(Hoài Thanh)
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hóa. Vậy, việc bổ túc văn hóa là cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu có sự liên kết với nhau một cách hợp lí, chặt chẽ nhằm biểu đạt chủ đề đã xác định. Không có sự liên kết, văn bản sẽ không có được tính thông nhất về chủ đề. Tính liên kết và tính thông nhất về chủ đề là những dấu hiệu để phân biệt vãn bản với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa.
Sự liên kết các đoạn văn trong văn bản có tác dụng làm cho ý của các đoạn vừa phân biệt nhau, vừa liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
Muôn tạo mối quan hệ ý nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn với nhau, khi chuyển từ đoạn ván này sang đoạn văn khác, cần phải sử dụng các phương tiện liên kết phù hợp. Các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa, mặt khác, chúng cũng là dấu hiệu hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn.
Trong một văn bản, việc liên kết cần được thực hiện ở các vị trí sau :
Thứ nhất, giữa các phần bô" cục chính của văn bản, tức là giữa phần Mở
bài với Thân bài, giữa Thân bài với Kết bài.
Thứ hai, giữa các đoạn trong từng phần, nhất là giữa các đoạn trong phần Thân bài, tức là giữa đoạn ý với đoạn ý.
Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ, hợp lí giữa các đoạn văn :
+ Dùng các từ ngữ có tác dụng liên kết : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đốì lập, tổng kết, khái quát,...
+ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.
Dùng từ ngữ dể liên kết các đoạn văn
Đây là cách dùng các từ ngữ có tác dụng liên kết .để nối ý này với ý kia, phần đoạn này với phần đoạn kia nhằm chuyển tiếp chúng, tạo ra đoạn văn liên kết mạch lạc, chặt chẽ. Các từ ngữ có tác dụng liên kết như : quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,...
Cần chú ý : khi dùng phương tiện từ ngữ để liên kết các đoạn văn, cần chú ý quan hệ ý nghĩa được biểu đạt trong đoạn văn đó để sử dụng từ ngữ liên kết cho phù hợp. Chẳng hạn :
+ Các từ ngữ dùng để liên kết, chuyển đoạn có quan hệ liệt kê : trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thứ nhất, thứ hại, thêm vào đó, ngoài ra,...
Ví dụ :
Đoạn văn miêu tả cảnh chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn văn hay, thể hiện tài năng của ngòi bút Ngô Tất Tố.
Trước hết, dây là một đoạn văn giàu kịch tính. Nhà văn đã xây dựng ' những tình huống căng thẳng liên tiếp nhau, vừa hợp lí, vừa bất ngờ, tạo nên sức hấp dẫn đối với người đọc. Người đọc cảm thấy lo lắng khi bọn tay sai rầm rập xông vào nhà chị Dậu trong lúc anh Dậu đang nằm liệt giường ; cảm thông với chị Dậu lúc chị lo sợ và lễ phép van xin đám tay sai tha cho chồng ; tức giận khi nhìn thấy bộ mặt tàn bạo không còn tính người của tên cai lệ ; hả hè khi đọc đến đoạn chị Dậu đánh trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng...
Bên cạnh đó, trong đoạn này, nhà văn đã khắc họa thành công tính cách hai nhân vật : tên cai lệ và chị Dậu. Mỗi nhân vật đều hiện lên một cách cụ thể và sinh động với tất cả những chi tiết chân thực về ngoại hình, hành dộng, ngôn ngữ, tâm lí...
Thêm vào dó, ngòi bút miêu tả của tác giả linh hoạt, sống động, nhiều tình tiết, nhiều hoạt động dồn dập liền tiếp nhau mà vẫn rõ nét, mọi chi tiết đều dạt đến hiệu quả tối đa của sự miêu tả, khiến cho người đọc có thể hỉnh dung cụ thể cảnh chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Điều cuối cùng cần nói là ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của nhà văn và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong đoạn văn rất đặc sắc. Ngô Tất Tố đã vận dụng tự nhiên và nhuần nhuyễn lời ăn tiếng nói bình dị, sinh động của đời sống hàng ngày, tạo ấn tượng chân thực về nhân vật và câu chuyện được kể. Các nhân vật đều “thật” như đời sống. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng, phù hợp với tính cách và tình huống...
+ Các từ ngữ dùng để liên kết, chuyển đoạn có ý nghĩa đối lập : song, nhưng, thế nhưng, thế mà, tuy nhiên, tuy vậy, tuy thế, trái lại, ngược lại,...
Ví dụ :
Bởi vậy cho nên khi chữ “tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ “anh”, chữ “bác”, chữ “ông” đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình !
Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ ! Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thưcmg. Mà thật nó tội nghiệp quá !
(Hoài Thanh)
+ Các từ ngữ dùng để liên kết, chuyển đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung,...
Ví dụ :
Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót những cái xấu xa của xã hội cũ như : tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con đập vợ... Đối với những thói xấu đó, văn nghệ củng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh, tốt đẹp hơn.
Nói tóm lại : phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê củng khó tiếp thụ.
(HỒ Chí Minh)
Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
Để liên kết đoạn, chuyển đoạn trong văn bản, có thể sử dụng các câu nối.
Ví dụ :
Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn dề.
(Hoài Thanh)
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Phân tích quan hệ ý nghĩa và xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong các đoạn trích sau :
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp :
- Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao củng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ ĩ
Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về. Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh cho tôi và em Quê' tôi...
(Nguyên Hồng)
Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
Chơi không thì bao giờ cũng chóng chán - tất nhiên. Tôi không ưa bọn
này.
Huống chi, tôi là kẻ hay bay nhảy, lại càng lấy việc phải dừng chân là khó chịu. Dần dà, tôi thấy thì già tôi ở với họ thật vô tích sự. Bướm và Ve Sầu là một lũ ăn hại, trốn việc...
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)