Soạn bài Nói giảm, nói tránh

  • Nói giảm, nói tránh trang 1
  • Nói giảm, nói tránh trang 2
NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ :
Các từ đi, về, qua đời, mất, không còn nữa, theo tổ tiền, khuất núi, từ trần... nói về cái chết, tránh gây cảm giác đau buồn.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ...
-> bầu sữa nóng là cách diễn đạt tránh gây thô tục.
- Con dạo này lười lắm. (1)
Con dạo này không dược chăm chỉ lắm. (2)
—» câu (2) dùng cách nói nhẹ nhàng hơn cầu (1).
+ Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại nói “Bài tha của anh chưa được hay lắm”. Ta có thể dùng cách nói giảm nói tránh như thế để đánh giá trong nhiều trường hợp khác nhau nhằm tránh cảm giác nặng nề, thiếu lịch sự.
Ví dụ :
Sức học của con không được như bố đã nghĩ !
Cô bé ấy không thông minh lắm đâu !
Pliòng học của cậu chẳng ngăn nắp gì cả !
Mình nghĩ ràng bạn đã thiếu cố gắng trong kỉ thi này !
Cây bút của cậu không được tốt lắm !
+ Việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh là tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Không phải lúc nào cũng cần nói giảm, nói tránh, chẳng hạn như khi lên án những thói hư tật xấu, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống quanh ta..
Biện pháp nói giảm, nói tránh còn được gọi là nhã ngữ, uyển ngữ.
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Chọn các từ ngữ trong dấu ngoặc đơn để điền vào chỗ trông và cho biết lí do vì sao chọn từ ngữ ấy :
Khuya rồi, mời bà / ... /	(đi ngủ, đi nghỉ)
Cha mẹ em / ... / từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
(chia tay nhau, bỏ nhau, li dị)
Đây là lớp học cho trẻ em / ... / (mù, hỏng mắt, khiếm thị) c. Mẹ đã / ... / rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ. (già, có tuổi)
Cha nó mất, mẹ nó / ... /, nên chú nó rất thương nó.
(đi lẩy chồng khác, đi bước nữa)
Tìm hiểu biện pháp nói giảm, nói tránh trong các trường hợp sau :
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyên, Khóc Dương Khuê)
b.
c.
d.
Người nằm dưới mả, ai ai đó ? Biết có quê đây, hay vùng xa ?
(Tản Đà, Thăm mả cũ bên đường)
Ồng mất năm nao ? Ngày độc lập, Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới,
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào...
(Tố Hữu, Mẹ Tơm)
Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời, Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội, Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.
(Tô' Hữu, Bác ơi!)