Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 1
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 2
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Khái niệm :
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ : móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc...
Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
Ví dụ : hu hu, ư ử, ha ha, hô hố, hừ hừ, đì đùng, chan chát, cồm cộp...
Công dụng :
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao ; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Tìm hiểu giá trị gợi tả của các từ in đậm dưới đây :
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ máy nhà.
(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang) Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên...
(Tô' Hữu, Ta đi tới)
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bền, những khối thịt ở bèn dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo Tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.
(Nam Cao, Đôi mắt)
Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưững trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến.
(...) Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào.
(...) Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau :
Mưa đã bắt dầu rơi lắc rắc trên mái nhà.
Nước mắt rơi lã chã trên gương mặt em bé.
Ngoài đồng, lúa đã lấm tấm vàng.
Con đường dẫn lên núi rất quanh co, khúc khuỷu.
Trong bóng tối của rặng tre trước nhà, vài ánh đóm lập loè.
Tiếng đồng hồ kêu tích tắc trong căn phòng yên tĩnh.
Trái chín rơi lộp bộp quanh gốc cây.
Cả đàn vịt chạy lạch bạch ngoài sân.
Trẻ con trong xóm đã quen với cái giọng nói Ồm Ồm của ông ấy nên không còn sợ nữa.
Gió thổi ào ào.
Tìm hiểu giá trị miêu tả của các từ tượng hình, tượng thanh trong bài thơ sau :
Mùa xuân chín
(Hàn Mặc Tử)
Trong làn nắng ửng, khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí - bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát trên đồi ;
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy.
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng :
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?”