Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 1
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 2
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 3
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 4
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 5
  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác trang 6
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
(Phan Bội Châu)
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Giới thiệu :
Vài nét về tác giả :
Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu chính là Sào Nam, người làng Đan Nhiễm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của Việt Nam trong vòng hai mươi lăm năm đầu thế kỉ XX. Năm 1905, ông xuất dương sang Nhật Bản, sau đó sang Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc tại Thượng Hải và đưa về nước để kết án tử hình. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước, đặc biệt là của thanh niên đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, thực dân Pháp .phải xóa án tử hình và giam lỏng cụ ở Huế. Từ đó, Phan Bội Châu trở thành “ông già Bến Ngự” cho đến lúc mất.
Phan Bội Châu cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và cả chữ quốc ngữ ; tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết, khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu bền bỉ kiên cường. Tác phẩm chính : Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán), Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và chữ Nôm), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán), Văn tế Phan Chu Trinh (chữ Nôm), Phan Bội Châu niên biểu (hồi kí chữ Hán)...
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư - tập tự truyện viết bằng chữ Hán, có ý nghĩa như một bức thư tuyệt mệnh - sáng tác đầu năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quần phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam. Bài thơ bộc lộ cảm xúc của Phan Bội Châu trong những ngày đầu mới vào ngục.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Đọc - Hiểu văn bản :
1. Hai câu đề thể hiện khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục :
vẫn Là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
Hai câu thơ nói chuyện ở tù mà giọng điệu cứ thoải mái như không có chuyện gì cả. Hào kiệt là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người bình thường. Vào tù nhưng không phải là tù nhân mà vẫn là hào kiệt. Như vậy thì nhà tù đâu khuất phục nổi khí phách của người anh hùng ! Và chính vì
thế nên vào tù mà vẫn phong lưu, vẫn ung dung đường hoàng. Hai từ hào kiệt, phong lưu, kết hợp với điệp từ vẫn, làm nổi bật một phong thái ung dung, tự tin, vừa có cái ngang tàng ngạo nghễ của bậc anh hùng, vừa có cái trang nhã, hào hoa của khách tài tử. Câu thơ Chạy mỏi chân thì hãy ở tù giản dị như một lời nói bình thường, nhưng lại thể hiện một quan niệm của người anh hùng về chuyện tù ngục : nhà ngục chỉ là một chỗ nghỉ chân trên con đường bôn tẩu làm cách mạng. Đã dấn thân vào con đường tranh đấu vì quốc gia dân tộc, những con người này đã xem thường sự sống chết của bản thân, thì có sá gì chuyện bị giam cậm. Cho nên câu thơ của Phan Bội Châu nói về một sự việc nghiêm trọng mà giọng thơ lại cười cợt, xem thường. Đó là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, ngẩng cao đầu ngạo nghễ với lao lung.
Hai câu thực là lời tự bạch về cuộc đời bôn ba đầy sóng gió của nhà thơ :
Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu
Năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật Bản tìm đường cứu nước. Ông đã bôn ba sang cả Trung Quốc, Thái Lan để mưu đồ sự nghiệp cứu nước. Tính cho đến khi bị bắt (năm 1914), cụ Phan đã ngót mười năm lưu lạc hải ngoại, làm “khách không nhà tror.g bốn biển”. Mà đâu chỉ có chuyện không nhà, còn biết bao cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần, lại còn thêm sự săn đuổi của thực dân Pháp khi cụ Phan bị chúng xem là “người có tội giữa năm châu”. Gần mười nàm bôn ba, kết cục là ở tù và bị khép án tử hình, nhà cách mạng đau khổ vì cảm thấy mình chưa làm được gì cho dân tộc. Phép đô'i trong hai câu thơ có tác dụng nhấn mạnh những sóng gió của cuộc đời người anh hùng. Tuy nhiên, đó không phải là lời tự thán. Đặt nỗi đau khổ của nhà cách mạng vào không gian rộng lớn của bốn biển, năm châu, ta nhận ra tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước Phan Bội Châu. Giọng điệu của hai câu thơ trầm hùng mà thông thiết, nói lên nỗi đau lớn lao của người anh hùng.
Hai câu luận khẳng định chí khí của người anh hùng trong hoàn cảnh bi kịch :
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Hai câu thơ đầy những động từ thể hiện hành động mạnh mẽ, nói lên hoài bão cao đẹp của Phan Bội Châu. Rơi vào hoàn cảnh ngục tù, ông vẫn không quên lí tưởng kinh bang tế thế (trị nước cứu đời), vẫn có thể cười trước cuộc oán thù (thủ đoạn của kẻ thù). Những cặp từ ngữ đối nhau (bủa tay - mở miệng, bồ kinh tế - cuộc oán thu') theo lôi nói khoa trương khiến cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ, mạnh mẽ một cách phi thường, đồng thời cũng tạo nên giọng điệu lãng mạn hào hùng đầy khẩu khí.
Đây cũng là một nét đặc sắc của phong cách thơ Phan Bội Châu : mỗi khi nói đến lí tưởng, nói đến hoài bão cứu dân cứu nước, thơ Phan Bội Châu lại tràn đầy nhiệt huyết thể hiện trong những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ :
Phùng xuân hội, may ra, ừ củng dễ Nắm địa cầu vừa một tí con con Đạp toang hai cánh càn khôn Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.
(.Chơi xuân')
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
(Bài ca chúc tết thanh niên)
Hai câu kết khẳng định tư thế và ý chí của người anh hùng trong hoàn cảnh ngục tù :
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Thân xác đã bị giam cầm, nhưng không phải sự sông đã chấm dứt. Người cách mạng tự xác định còn sông là còn tranh đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chiến đấu vì chính nghĩa của mình. Điệp từ còn đứng giữa câu thơ, ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, tạo nên giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, nhấn mạnh ý chí kiên cường và niềm tin tưởng sắt đá ấy. Câu thơ cuối cùng với ba chữ sợ gì đâu đã làm nổi bật tư thế bất khuất của người chiến sĩ trước bao nhiêu nguy hiểm, trước mọi gian nan thử thách. Đó là lời nói của một con người đã thực sự vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng ngục tù và đứng cao hơn cái chết.
Tổng kết :
Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bắt khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP
Đề : Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu).
BÀI VIẾT GỢI ý
Nhà ngục của thực dân đế quốc, đó là nơi mưu toan chôn vùi ý chí chiến đấu của con người, là bóng đen mờ mịt với những mưu đồ, cạm bẫy trỗi dậy, rình rập sự sông. Vậy mà đốì với Phan Bội Châu, đó chỉ là nơi thử lửa, là 82
một “nhà trọ” cho những bước chân bôn tẩu cách mạng tạm dừng. Bằng dòng cảm xúc mãnh liệt, bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác như một khúc tráng ca vĩ đại và hào hùng, thể hiện rõ phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, trong những ngày bị chính quyền quân phiệt Trung Hoa bắt giam.
Không ngẫu nhiên mà đầu đề của bài thơ là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Ra đời giữa chôn lao tù, nơi hiện hình của những bóng ma tội ác ghê tởm, con người dễ dàng bị nuốt chửng vào vòng quay của nó bởi sự bất lực và nỗi sợ hãi tầm thường. Bài thơ bằng chữ Hán vẫn không hề làm vơi đi tinh thần, khí khái làm người “xoay chuyển càn khôn”. Những câu thơ tuôn ra từ chính tấm lòng của nhà thơ, là lời khẳng định chắc nịch cho quan niệm người anh hùng :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ỗ tù
Dẫu rằng là cảnh thân tù, “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù bằng nghìn thu ở ngoài), lời thơ của cụ Phan Bội Châu vẫn giữ được cái điềm tĩnh, thoải mái của một con người luôn tự tin, lạc quan trước mọi hoàn cảnh, đó là tinh thần của bậc đại trượng phu với ý chí “uy vũ bất năng khuất” (uy vũ không thể khuất phục).
Trong tù, con người ấy đã phải chịu mọi nỗi đau thể xác lẫn tinh thần. Vậy mà, câu thơ dường như không có một phút nào nhường chỗ cho con người yếu mềm. Tất cả đều được lấp đầy bởi bức tranh con người sừng sững đứng giữa đất trời : Ta đã bôn ba giữa năm châu bôn biển, ta vì dân vì nước mà ở tù, ta lên tiếng đòi quyền tự do, quyền làm người chính đáng cho dân tộc ta, cớ sao ta lại phải chịu nhún nhường khuất phục trước bọn phản dân, hại nước kia ? Cho nên cái lồng con con ấy, nào có là gì trước tư thế hiên ngang, lẫm liệt của trang “hào kiệt”, tu mi nam tử đầu đội trời chân đạp đất và bậc “phong lưu” có cái lịch lãm, hào hoa. Câu thơ là sự đô'i lập hoàn toàn giữa một bên là sự lớn lao, vĩ đại của một bậc anh hùng, hào kiệt và một bên là lũ ô hợp, hèn hạ, tầm thường. Đồng thời, với khẩu khí ngang tàng, cái hất hàm cười cợt, coi thường cái chết, Phan Bội Châu đã giúp ta hình dung ra tư thế của một con người luôn chủ động, luôn làm chủ hoàn cảnh, ngẩng cao đầu ngạo nghễ với lao lung.
Hai câu thực là phút ngoảnh nhìn về những biến cố’ cuộc đời mà người cách mạng đã trải qua:
Đã khách không nhà trong bốn biển Lại người có tội giữa năm châu
Trong cái khoảng trời đất bao la, khôn cùng kia, người anh hùng chẳng tìm thấy được một mái ấm, một quê hương. Bởi nhà đã tan, nước đã mất !
83
Còn nỗi đau nào hơn nỗi đau của một người con yêu nước, một nhà cách mạng chưa làm được gì cho dân tộc phải tạm dừng chân ở chốn lao tù. “Cliạy mỏi chân thì hãy ở tù”, giờ đây, tạm nghỉ chốn này, tâm hồn của cụ vẫn đang hướng về mảnh đất tổ tiên đang bị giày xéo bởi kẻ thù thực dân.
Ngẫm mà thấy đau cho một tấm lòng suốt đời vì sự nghiệp cứu nước lại kết thúc bước chân kiêu bạc tại chôn lao tù, cô độc, bởi phải mang tiếng là có “íộỉ giữa năm châu”. Phép đô'i trong hai câu thực “Đã” — “Lại” càng khiến cho những gió cát cuộc đời người anh hùng như dồn dập như khắc nghiệt hơn. Nhưng nếu như nghĩ rằng câu thơ có một chút hơi hướng của sự bi lụy thì thật là sai lầm. Đặt nỗi đau khổ của nhà cách mạng vào không gian rộng lớn của bôn biển, năm châu, ta nhận ra tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước Phan Bội Châu. Đã dấn thân vào hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị bủa vây truy đuổi bởi kẻ thù, nhưng Phan Bội Châu vẫn kiên định không sờn lòng nản chí.
Từ giọng điệu trầm hùng mà thông thiết, mạch cảm xúc của nhà thơ được nâng lên một tầm cao hơn không chỉ là cái tráng chí được hô to gọi lớn, không phải là một sự trấn an cho tinh thần mà là một lời nói tâm huyết với biết bao hoài bão, lí tưởng tốt đẹp :
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù
Không phải hành động “giang tay” mà là cái “bủa tay ôm chặt” mạnh mẽ đã nói lên lý tưởng cao dẹp của một người anh hùng. Dầu đơn độc, cụ vẫn sông, vẫn đợi chờ, lạc quan tin tưởng, vẫn ung dung ngạo nghễ trong cốt cách của một trang hào kiệt, một bậc phong lưu. Đó là vì lí tưởng cao đẹp, là sự nghiệp cứu nước, cứu dần mà suốt đời cụ luôn ấp ủ :
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa Xổi máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
(.Bài ca chúc Tết thanh niên)
Giấc mộng làm trai gắn với những hoài bão tuổi trẻ của Phan Bội Châu từ lâu đã vượt ra khỏi thứ “công danh” tầm thường bó buộc của người trai thời phong kiến. Giờ đây, tư thê' của người anh hùng đã vĩ đại, lớn lao, càng trở nên mạnh mẽ, phi thường hơn nữa. Hai câu luận với lối gieo từ đối nhau, từ những hình ảnh, hành động có tính cụ thể hữu hình “bủa tay” - “mở miệng”, cho đến những mĩ từ vô hình vô hạn “bồ kinh tế”, “cuộc oán thù” đã khái quát phương châm cách mạng hành động dứt khoát của Phan Bội Châu. Đó là cái tráng chí của con người cách mạng dù rơi vào hoàn cảnh nguy nan vẫn không quên lí tưởng kinh bang tế thế, vẫn mở miệng cười trước những “cuộc oán thù”, chủ động trước bất kì thử thách nào. Nụ cười ấy chứa đựng niềm tin vào tiền đồ tất thắng của dân tộc, là sự khinh khi những trò hèn hạ truy bức của kẻ thù :
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Chấn song tù giam được thế’ xác nhưng không giam nổi tâm hồn cụ hướng về đất nước ! BỊ kìm hãm, bị giam cầm nơi xứ lạ, tinh thần đấu tranh của cụ Phan Bội Châu đã truyền đạt đến cho những chí sĩ yêu nước, một niềm tin tưởng vào sự nghiệp chiến đấu vì chính nghĩa của chính mình. Dường như ở câu kết, với điệp từ “còn” dõng dạc dứt khoát trên cùng một câu thơ, người đọc đã thấy trước một tương lai tốt đẹp, một đất nuớc tự do, một cuộc sông đầy đủ an bình. Tinh thần bất khuất, không lùi bước của con người là cơ sở của niềm tin, đồng thời bao quát tư tưởng “anh hùng tạo thời thế” rất quyết liệt, không chờ “thời thố tạo anh hùng”.
Dù sự nghiệp cứu nước không thành, nhưng tinh thần “sợ gì đâu” sẵn sàng thách thức với những hiếm nguy của một nhà cách mạng kiên cường, bất khuất vẫn làm ta cảm phục. Đó là lời của một con người đã đạp bằng hoàn cảnh và là sức mạnh tạo nôn tư thế của bậc anh hùng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Mãi về sau, khi trở thành “ông già bến Ngự’ hoàn toàn bị kìm kẹp tù hãm, ngọn gió yêu nước từ cụ Phan vẫn còn mạnh mẽ, lay động tâm hồn biết bao thanh niên, bao con người yêu nước :
Đời đã mới, người càng nên đổi mới Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
(.Bài ca chúc Tết thanh niên)
Bài thơ kết thúc mà lời tho' chưa kết thúc. Người đọc vẫn còn thấy đâu đây một con người uy phong đứng giữa đất trời, ung dung ngạo nghễ mà kiên định, bất khuất. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, người anh hùng Phan Bội Châu vẫn không mất đi cái tráng chí, tinh thần thép của một nhà chí sĩ yêu nước Việt Nam, đã trở thành tâm gương sáng nghìn đời của dân tộc.