Soạn bài Văn thuyết minh

  • Văn thuyết minh trang 1
  • Văn thuyết minh trang 2
  • Văn thuyết minh trang 3
  • Văn thuyết minh trang 4
  • Văn thuyết minh trang 5
  • Văn thuyết minh trang 6
  • Văn thuyết minh trang 7
  • Văn thuyết minh trang 8
  • Văn thuyết minh trang 9
  • Văn thuyết minh trang 10
  • Văn thuyết minh trang 11
  • Văn thuyết minh trang 12
VĂN THUYẾT MINH
I. TÌM HIỂU CHUNG VE VĂN BẢN THUYẾT minh
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sông nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Ví dụ :
Văn bản Cây dừa Bình Định trình bày ích lợi của cây dừa. Lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có.
Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục ? giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
Văn bản Huế giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm riêng tiêu biểu của Huế.
Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
Cần phân biệt văn bản thuyết minh với các loại văn bản khác. Nếu văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật ; văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người ; văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm ; thì văn bản thuyết minh trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng. Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật, giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho con người.
Ví dụ :
Văn bản Cây dừa Bình Định trình bày ích lợi của cây dừa đôi với người dân Bình Định. Văn bản trình bày ích lợi của thân cây dừa, lá dừa, gốc dừa già, nước dừa, cùi dừa, sọ dừa, vỏ dừa.. Ngoài ra, văn bản còn giới thiệu Bình Định có nhiều dừa và nhiều giông dừa.
Văn bản Tại sao lá cây có màu xanh lục ? giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. Văn bản giải thích bằng những tri thức sinh học và quang học.
Văn bản Huế giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm riêng tiêu biểu của Huế, như cảnh sắc thiên nhiên Huế, những công trình kiến trúc nổi tiếng của Huế,đặc sản Huế, lịch sử và con người Huế.
Ván bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
L_
II. PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức về sự vật, giúp con người hiểu biết đúng đắn, đầy đủ về sự vật. Như vậy, muôn làm tốt bài văn thuyết minh thì trước hết phải có tri thức về đốì tượng cần thuyết minh. Muôn có tri thức để làm tô't bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
Ví d ụ :
Muôn viết những văn bản thuyết minh như Tại sao lá cây có màu xanh lục ?, Con giun đất, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, cần phải đọc sách, học tập, tra cứu.
Muôn viết những văn bản thuyết minh như Huế, Cây dừa Bình Định, cần phải tham quan, quan sát.
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phôi hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh đối chiếu, phân tích, phân loại,...
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích :
Ví dụ :
Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. (Huế)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).
(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)
Giun đất là động vật có đốt, (...), chuyên sống ở vùng đất ẩm.
(Con giun đất)
Phương pháp này thường sử dụng mẫu câu : “A là B” (A là đốì tượng cần thuyết minh, B bao gồm loại sự vật, hiện tượng của đối tượng và đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng ấy).
Phương pháp liệt kê :
Ví dụ :
- Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,...
(Cây dừa Bình Định)
Trình bày ích lợi của cây dừa, câu vẳn liệt kê ích lợi của các bộ phận như thân cây dừa, lá dừa, cọng lá dừa, gốc dừa già, nước dừa. Ớ từng bộ phận, người viết lại dùng phương pháp liệt kê để trình bày các ích lợi của chúng.
294
Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,...
(Cây dừa Bình Định)
Câu văn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu các giông dừa ở Bình Định. Người viết còn dùng phương pháp liệt kê để giới thiệu đặc điểm của từng giông dừa.
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trinh sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bỉ ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các dô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải...
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
Đoạn văn dùng phương pháp liệt kê để trình bày tác hại của bao bì ni lông trong nhiều trường hợp khác nhau như “bao bì ni lông lẫn vào đất...”, “Bao bì ni lông bị vứt xuống công...”, “Bao bì ni lông trôi ra biển...”.
Phương pháp liệt kê giúp cho việc trình bày tính chất của sự vật rõ ràng, sáng sủa hơn.
Phương pháp nêu ví dụ :
Ví dụ :
Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987,. vi phạm lần thứ nhất phạt 40 dô la, tái phạm phạt 500 đô la).
(Ôn dịch, thuốc lá)
Trong đoạn văn trên, phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng được cụ thể và có sức thuyết phục hơn.
Phương pháp dùng số liệu (con số) :
Ví dụ :
Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hét sô' dưỡng khí ấy, đồng thời sô' thán khí ấy không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn ? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí. Vĩ thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.
(Nói về cỏ)
Đoạn văn đã dùng các số liệu như “dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%”, “Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy”, “Một hecta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí”. Các sô' liệu ấy giúp cho việc trình bày ý nghĩa của việc trồng cỏ trong thành phô' được sáng tỏ và giàu sức thuyết phục.
Phương pháp so sảnh :
Ví dụ :
Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
Câu văn trên dùng hai lần so sánh để nhấn mạnh Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trong các đại dương trên thê' giới.
Phương pháp phân loại, phân tích :
Ví dụ :	Cơ quan cảm giác của cả chép
Cơ quan thị giác là mắt. Mắt cá chép không có mí. Cá chép chỉ nhìn được những vật ở gần, song phân biệt được hình dáng và màu sắc. Cơ quan khứu giác là hốc mũi. Thành hốc mủi có những tế bào khứu giác. Hốc mũi thông với ngoài bằng hai lỗ mũi ở hai bên đầu nhưng không thông với khoang miệng. Cơ quan thính giác là tai trong nằm trong xương sọ ở hai bên thái dương và không lộ ra ngoài. Tai cá chép cảm giác được cả những âm thanh trong không khí truyền vào nước nên cá chép có thể phát hiện được tiếng động ở trên bờ vực nước. Qua áp suất của dòng nước, cơ quan đường bên giúp cá nhận biết những vật chướng ngại từ xa và xác định phương hướng khi bơi. Cơ quan xúc giác là những râu giúp cá chép phân biệt được các loại thức ăn. Cơ quan vị giác là những tế bào vị giác nằm trong thành khoang miệng và rải rác trên toàn bộ bề mặt da, giúp cá chép phân biệt dễ dàng thức ăn trong bùn cát.
Đoạn văn trên giới thiệu cơ quan cảm giác của cá chép và chia ra nhiều mặt để giới thiệu : cơ quan thị giác, cơ quan khứu giác, cơ quan thính giác, cơ quan đường bên, cơ quan xúc giác, cơ quan vị giác.
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Cho biết người viết đã huy động những kiến thức gì và sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
Rắn hổ lục gaboon ở Tây Phi là loài hổ lục chậm chạp và nặng nề, chiều dài có thể đạt tới 2m. Khả năng ngụy trang tuyệt vời cho phép nó nằm im như chết trong thảm lá mục để rình mồi. Khi chuột hoặc những con mồi khác đến gần, nó mổ rắt nhanh và tiêm nọc độc cực mạnh làm con mồi chết ngay lập tức. Rắn hổ lục gaboon có họ hàng với rắn lục phì có khả năng ngụy trang tuyệt vời ở đồng cỏ.
Nguyên tố pliong phú nhất trong vỏ Trái Đất là oxy, tiếp đó là silic có nhiều trong các loại đá kết hợp với oxy dưới dạng silicat. Hydro là nguyên tổ phổ biến nhất trong vũ trụ nhưng không phổ biến trên Trái Đạt, một phần vì nó là một khí nhẹ, thoát ra khỏi khí quyển của Trái Đất. Mặc dù đa sô' các nguyên tố trong vỏ Trái Đất là kim loại, nhưng chúng chiếm dưới 1 /4 tổng trọng lượng. Nitơ tạo thành 4/5 khí quyển của chúng ta, nhưng vì không hoạt động nên nó chỉ tạo thành một tỉ lệ nhỏ trong vỏ Trái Đất.
Hầu hết những hiện vật để các nhà khảo cổ học tái hiện lại quá khứ được lưu lại một cách ngẫu nhiên. Chẳng hạn, khi một ngôi nhà đổ sập, nó giữ lại toàn bộ các thứ bèn trong. Thường gặp hơn là trường hợp các nhà khảo cổ tìm thấy những móng nhà với rác rưởi bị vứt vào các hô' rác gần đó, hoặc các vật vô tình bị chủ nhân xưa kia đánh mẩt, hoặc các vật vô cơ (đồ gốm sứ và các công cụ bằng đá), nhưng thỉnh thoảng các di vật hữu cơ như quần áo, giày dép cũng còn giữ lại được.
Hầu hết các loài bò sát đầu tiên sống trên cạn, nhưng một sô' con cháu của chúng lại thích nghi với cuộc sống dưới biển. Trong sô' này, nổi tiếng nhất là loài ngư long. Chúng xuất hiện lần đầu tiên khoảng 200 triệu năm trước. Loài ngư long bơi bằng những chân chèo, giống như mái chèo hoặc cánh - để “bay” trong nước như loài rùa ngày nay. Chúng bị tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước, cùng thời gian với những người anh em trên cạn của chúng là loài khủng long. Ngày nay, những loài bò sát duy nhất thực sự sống ở đại dương là rắn biển và rùa biển.
Năm đại dương trên thế giới, theo thứ tự từ rộng nhất tới nhỏ nhất, là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương rộng nhất, bao phủ 166 triệu km2, và rộng gấp 14 lần Bắc Băng Dương. Tâm của Bắc Băng Dương vĩnh viễn bị một lớp băng che phủ. Mùa đông, lớp băng này phình rộng ra còn mùa hè thu hẹp lại do băng tan. Hơn một nửa Nam Băng Dương đóng băng vào mùa đông và suốt mùa hè, một phần lục địa ở Nam Cực vẫn bị băng vây bọc. Độ sâu trung bình của tất cả các đại dương là 3.650m, vùng sâu nhát là vực Mariana ở Thái Bình Dương, phía đông Philỉpin, sâu 10.920m.
(Theo Tủ sách kiến thức thế hệ mới, Nxb Kim Đồng)
Hãy sưu tầm các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho đề bài :
Viết bài văn thuyết minh về Tết Trung thu Việt Nam.
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
Đề văn thuyết minh nêu các đốì tượng để người làm bài trình bày tri thức (kiến thức) về chúng.
Để làm bài văn thuyết minh, cần nhận thức đôi tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức khách quan, khoa học về đối tượng đó ; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp ; ngôn từ chính xác dễ hiểu.
Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần :
Mở bài : giới thiệu đốì tượng thuyết minh.
Thân bài : trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,...của đối tượng.
Kết bài : bày tỏ thái độ đôì với đối tượng.
THUYẾT MINH MỘT THỨ Đồ DÙNG
Muôn thuyết minh một đồ dùng, trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng, tác dụng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.
Khi trình bày, cần tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó, sao cho người đọc hiểu.
Bô' cục bài viết nên có đủ các phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Ví dụ : bô' cục bài văn thuyết minh “Xe đạp”
Mở bài : giới thiệu khái quát về phương tiện xe đạp.
Thân bài : giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp :
Các bộ phận chính :
+ Hệ thông truyền động + Hệ thông điều khiển . + Hệ thông chuyên chở
Các bộ phận phụ
Kết bài : nêu tác dụng của xe đạp và tương lai của nó.
THUYẾT MINH MỘT THỂ loại văn học
Muôn thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học (một thể thơ hay văn bản cụ thể) thì trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ cho các đặc điểm ấy.
Ví dụ :
Truyền kì là thể loại truyện ngắn, có nguồn gốc từ Trung Quốc, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống. Các mô tip kì ảo thường gặp trong truyện truyền kì là nằm mộng đi xuống âm phủ, người lấy ma, người lấy tiên, hàng phục yêu quái, luân hồi báo ứng, tu luyện thành tiên, thi thố pháp thuật, kêu mưa gọi gió, biến hóa khôn lường.
Ở Việt Nam thời trung đại, thể loại này rất được ưa chuộng. Các tác phẩm truyền kì nổi tiếng của Việt Nam là Thánh Tông di thảo tương truyền của Lể Thánh Tông (thế kỉ XV), Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI), Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm (thế kỉ XVIII), Tăn truyền kì lục của Phạm Quý Thích (thế kỉ XIX), Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh (thế kỉ XIX),...
Truyện truyền kì Việt Nam thường sử dụng truyện dân gian hoặc các mô tip truyện dân gian để xây dựng thành truyện mới. Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm yếu tố hiện thực và chất nhân văn.
THUYẾT MINH MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
Muôn thuyết minh giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào đó, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.
Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự... để thực hiện và yêu cầu chất lượng đôi với sản phẩm.
Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
Ví dụ :	Cách làm món cà bung
Nguyên liệu :
3 quả cà tím, 100g thịt nạc vai, 1 quả cà chua, 2 bìa đậu phụ, dầu ăn, mì chính, muối, mẻ chua (hoặc quả me), hành tươi, rau tía tô, nghệ.
Cách làm :
Cà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ngâm vào nước, pha ít giấm cho khỏi đen cà. Hành rửa sạch, thái nhỏ ; tía tô rửa sạch, thái chỉ ; mẻ lọc lấy nước chua trong ; thịt thái mỏng; đậu phụ cắt miếng vừa ăn, rán vàng.
Đặt xoong lên bếp, cho ít dầu ăn, đun nóng già ; cho thịt, cà chua thái miếng, cà vào đảo đều, nêm chút nước mắm ; khi đã bốc hơi, cho nước chua vào xâm xấp mặt, đun đến sôi một lát cho chín thịt, cà. Cho tiếp đậu phụ, nghệ giã nhỏ lọc lấy nước hoặc dùng bột nghệ vào xoong cà đun tiếp, nêm mì chính, mắm muối vừa ăn.
Khi sắp ăn, cho hành và rau tía tô vào đảo đều ; múc ra bát ăn nóng.
Món ăn đạt yêu cầu : cà, thịt chín tới, cà không nát ; vị chua, mặn, ngọt dịu ; thơm mùi của thịt, rau, tía tô.
THUYẾT MINH MỘT DANH LAM THANG cảnh
Muôn viết bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh thì phải đến nơi thăm thú, quan sát, tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết để có được kiến thức đáng tin cậy về nơi ấy.
Bài giới thiệu nên có đủ bố cục ba phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
Ví dụ :	Thung lũng đào hoa
“Ai lên xứ hoa đào, đừng quên mang về một nhành hoa...”, câu hát làm ngẩn ngơ, say đắm lòng người mỗi khi lên thăm thành phố hoa Đà Lạt. Nhắc đến Đà Lạt, đối với du khách gần xa có lẽ đã quá quen thuộc cùng với những địa danh nổi tiếng như Thung lũng tình yêu, Đồi Cù, cùng hàng chục ngọn thác nổi tiếng... Nhưng có mấy ai biết đến thung lủng đào hoa.
Không biết tự khi nào thành phố sương mù, thành phố ngàn thông được mệnh danh là xứ sở Mai Anh Đào. Theo mạch nguồn tuôn chảy của tự nhièn, từ lâu hoa đào Đà Lạt trở thành niềm kiêu hãnh của người dân nơi đây. Mùa này những sắc hồng của Mai Anh Đào càng rực rã dưới cái nắng lạnh, càng khiến cho cảnh vật, thiên nhiên của thành phố trở nên tuyệt vời hơn bao giờ.
Cây Mai Anh Đào mọc tự nhiên, hoang dã trên những sườn đồi, quanh những con đường uốn lượn, bển suối vắng... Những cánh hoa chúm chím nụ xuân trèn gùi các cô thiểu nữ miền sơn cước, nói như nhà văn Tô Hoài khi lần đầu tiên đến Đà Lạt “những hoa là hoa, đi đến đâu, bất cứ chỗ nào chúng ta nhìn thấy được, có những sắc hoa vàng, xanh, tím, đỏ, không thể nào biết hết tên...”. Người dân nơi đây tự hào chỉ có thổ nhưỡng, khí trời ở cao nguyên lãng mạn này mới có thể tạo nên sắc hồng tuyệt vời đến như thế.
Đây là năm thứ sáu đào Nhật Tân - thân đào Đà Lạt định cư ở đất này. Thung lủng đào hoa có mặt với bàn tay khai phá đầu tiên của nghệ nhân Bùi Văn Lời (1936). Đứng trên đồi ở con hẻm 15A Lê Hồng Phong nhìn xuống, bạn có thể nhìn bao quát hết khu vườn 600 mét vuông với 2000 gốc đào này. Đi giữa bạt ngàn hương hoa, hương của khí xuân, người chủ nhân đầu tiễn lục lại kí ức kể cho mọi người nghe về tông tích của vườn đào: Từ thời còn bé, ông là người rất thích chơi hoa đào, cứ mỗi độ xuân về ông lại ước gì có một cành hoa màu hồng ấy chưng trong nhà. Tháng 8-1997, ông vinh dự được đài truyền hình Việt Nam mời ra thăm Hà Nội, ông đã ngỏ lời muốn về thăm làng hoa đào Nhật Tân. Và củng tại nơi đây, hoa và dào đã tri ngộ. Ông đã mang hoa đào Nhật Tân về ghép trên cây đào Đà Lạt. Không ngờ mùa hoa đầu tiên khiến cho nhiều người dân trong vùng và bản thân ông cũng hết sức bất ngờ. Kể từ đây một loài hoa mới trên vùng đất đã không còn là cuộc chơi hoa thông thường nữa.
Nếu ở vùng Nhật Tân, người ta chỉ chiêm ngưỡng hoa đào trong những ngày xuân thì nơi đây sắc hoa đào có thể kéo dài hết mùa xuân. Màu hoa dằm thắm hơn màu gốc của nó ở Hà Nội, cành khoẻ hơn, có những cánh hoa cá biệt lên đến 40 cánh. Thêm một điều đặc biệt làm cho thung lùng đào hoa càng nổi tiếng : ngoài những cây đào để chơi hoa còn có những cây đào thế do chính bàn tay và ý tưởng của những nghệ nhân làm nên. Năm năm mới có một mùa, với năm thể chủ đạo : song thụ, khúc thụ liên chi, mẫu tử, ngũ phúc và xòa cánh phượng, mỗi cây tượng trưng cho một triết lí của cuộc sống.
Tạm biệt thung lủng dào hoa Đà Lạt - một trong những thắng cảnh mới đoạt cúp vàng “vì sự nghiệp xanh” trong chương trình triển lãm “Tuần lễ quốc tế xanh”. Những sắc hoa hồng còn vương vấn mãi, nó là một chấm son, một kỉ niệm đối với những ai từng đi qua đây, hiển nhiên trở thành điểm đến thú vị cho nhiều bạn bè trong nước và quốc tế mến yêu.
Nước Việt quả có những thắng cảnh đã đi vào lịch sử, nhưng vẫn còn đâu đây nhiều địa điểm được khám phá ngay giữa đời thường, tất cấ đều dược ghi nhận và duy tồn.
(Kỳ Anh)
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.	9
Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.
Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
* THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Cho đề văn : Viết bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
Một bạn học sinh dự định trình bày bài viết như sau :
Mở bài : Nón lá là một vật dùng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam.
Thân bài :
Tác dụng của nón :
+ Nón dùng để che mưa, che nắng, rất tiện lợi trong cuộc sông.
+ Chiếc nón lá tôn thêm nét đẹp duyên dáng cho người phụ nữ.
Cấu tạo của nón :
+ Nón Bắc ngày xưa tròn phẳng như cái mâm, ngoài cùng có đường thành nhô cao. Sau này, nón được thay đổi hình dáng, có hình chóp nhọn và trở thành phổ biến.
+ Định hình cho nón là khung nón gồm nhiều vành tre chuốt nhỏ, mỏng, rất dễ uốn.
+ Phủ bên ngoài khung là lớp lá nón, được làm bằng lá gồi, lá cọ, hoặc lá nõn ...
+ Quai nón có tác dụng giữ cho nón được cân bàng và chắc.
Cách làm nón :
+ Chọn tre cật chẻ thật nhỏ, thật mượt, kết thành nhiều vành lớn nhỏ khác nhau, cố định khung nón theo hình chóp nhọn.
+ Lá nón được phơi khô, là phẳng, nhẹ và trắng nõn, xếp đều từng lớp một lên khung nón và khâu bằng những sợi móc, sợi dừa hoặc sợi cước trong suốt, mảnh mà chắc. Khâu nón bao giờ cũng khâu từ đỉnh trước rồi mới khâu xuống các vành nón. Đường khâu phải đều đặn, tỉ mỉ, kín đáo.
+ Lòng nón thường được trang trí hoa văn đẹp mắt, hoặc kết chỉ màu, hoặc thêu hình giữa hai lớp lá mỏng (hình chạm trổ dân gian, hình hoa lá cỏ cây kèm theo vài câu thơ ...).
+ Việc cuối cùng là buộc quai nón. Quai thao của nón Bắc là một sợi dây dệt bằng tơ, hai đầu có tua thao mềm mại. Quai nón Huế, nón làng Chuông được làm bằng những dải lụa màu.
Kết bài : Nón lá là nét đẹp tinh tế mang bản sắc độc đáo của văn hóa Việt Nam, cần được gìn giữ và lưu truyền.
Nhận xét dàn ý nói trên có những chỗ nào chưa đạt yêu cầu ? Em hãy bổ sung và sắp xếp lại cho hoàn chỉnh.
Viết thành bài văn thuyết minh.
Đọc các vãn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu :
Lập dàn ý của các vàn bản.
Dựa vào nội dung, đặt tên cho từng văn bản.
a. Được thành hình những xây dựng cơ bản đầu tiên từ thời Chúa Nguyễn (Nguyễn Hoàng) dưới tên Phố Hiến cho thuyền bè tới lui cập bến mua bán, trải qua bao thăng trầm, bao biến thiên, Hội An ngày nay vẫn còn giữ được vẻ cổ kính, u trầm của mình qua những con đường nhỏ hẹp, những ngôi nhà làu đời mái ngói âm dương rêu phong phủ kín, những ngôi chùa gần 200 năm và những cáy đa có tuổi thọ gần 2 thế kỉ.
Ngoài sự dị biệt về lối kiến trúc cổ xưa của minh, Hội An còn là một thành phố nhỏ có những món ăn đặc biệt mà không thấy một nơi nào trên đất nước có bán, kể cả ở khu Bảy Hiền (Thành phố Hồ Chí Minh) ĩà nơi có đông người Quảng Nam cư ngụ sinh sống nhất.
Thực ra, những món ăn “đặc sản” này của Hội An rất đơn giản, nhưng do tính chất cá biệt của nguyền liệu và cách thức nấu nướng mà nó trở nên nổi tiếng, và người nơi khác đến ăn một lần hẳn sẽ khó mà quên.
Đó là “cao lầu”. Vì sao gọi là “cao lầu” thì chưa nghe người Hội An nào giải thích rành rẽ cả. Nó là một loại mì, với những con mì có sợi dày và to gấp 3-4 lần sợi hủ tíu, có đặc điểm không dai và màu vàng sậm. sắc vàng này là màu nguyên thủy do một chất nước chỉ ở Hội An mới có, cấu tạo với gạo mà thành. Khi ăn, người ta nhúng mì vào nồi nước lèo cho mềm, rồi đổ ra tô trên một lớp giá cũng đã được trụng qua, sắp lên mặt một lớp thịt heo xíu cùng một ít bánh tráng cắt nhỏ chiên mỡ (giống như bánh phồng tôm) và rưới thêm một muỗng nước béo của thịt heo xíu đã pha loãng. Ăn khô như thế cùng với một cái bánh tráng nướng.
Thật là dơn sơ, nhưng không nơi nào “bắt chước” được. Vì lẽ tất cả cái “tinh túy” của tô cao lầu nằm trong sợi mì và con mì này chỉ tại Hội An mới có. Thành phố Đà Nẵng cách đó 30 km và ngay cả thị trấn Vĩnh Điện chỉ cách Hội An chưa đầy 10 km củng chịu thua, không làm được vì không có nguyên liệu. Chính vì cái đặc biệt đó mà cao lầu trở nên một món ăn “độc quyển” của Hội An, và độc đáo, lạ lẫm đối với khách từ nơi khác đến tham quan. Chả thế mà chỉ nếm qua một lần, nhà văn Nguyễn Tuân đã có một bài tùy bút về cao lầu Hội An !
Món thứ hai là cơm gà. Bạn khoan cười ruồi : “Tưởng gì ... Cơm gà thì ở đâu mà chẳng có ỉ”. Đúng là cơm gà thì có nhan nhản khắp nơi, nhưng nấu theo kiểu Hội An thì chưa có nơi nào thực hiện. Cơm gà Hội An không “quý hiếm” như sợi mì cao lầu, nhưng thật là ngạc nhiên khi ngay tại chợ Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh), nơi bán nhiều món ăn Quảng nhất, vẫn không thấy có một chỗ nào bán cơm gà “đúng mốt” Hội An.
Món ăn này cũng không có gì cầu kỉ, rườm rà. Trước tiên là chọn gạo, loại gạo “chim rơi” hạt thon, dài, vo sạch, để cho ráo nước. Sau đó, người ta
xào gạo qua một lượt bằng dầu phộng. Con gà luộc xong vớt ra khỏi nồi, nước luộc gà một ít được dùng vào việc làm “nước nhưn” bằng bộ lòng gà, phần còn lại dùng để nấu cơm bằng loại gạo đã được xào dầu. Nếu “tinh túy” của cao lầu là ở sợi mi, thì “tinh hoa” của cơm gà Hội An lại nằm trong hạt cơm. Yêu cầu về kĩ thuật nấu loại cơm này là hạt cơm chín, nhưng không được nở, phải khô và rời rạc từng hạt, không vón cục lại với nhau. Con gà luộc được xé phần thịt ra từng miếng nhỏ. Khi ăn, cơm múc ra tô hoặc dĩa, trải lên một lớp thịt gà xé, chan một muỗng “nước nhưrì’ (củng khô như cao lầu), bỏ ít cọng rau răm lên trển, cho thèm nửa muỗng cà phê tương ớt Triều Phát (một tiệm Tàu chuyên sản xuất tương ớt, tương xại ở Hội An). Để nêm cho cơm gà, người ta không xài nước mắm mà dùng tàu vị yểu mới đúng “gu”.
Tham quan đất Quảng, ngoài việc thưởng thức hương vị các món ăn trên, mời bạn hãy đi thăm những di tích lịch sử của phố cổ. Bạn hãy chiêm ngưỡng lối kiến trúc ngộ nghĩnh nhưng không kém phần trang nghiêm và mĩ thuật của Chùa cầu, cây cầu thiết kế như một cái chùa do người Nhật phối hợp xây cất cách đây hơn nửa thế kỉ. Bạn hãy di thăm vườn dừa Bảy Mầu ở Của Đại, một chiến khu lửng lẫy, nơi phát xuất bao chiến công oanh liệt của một đất Quảng “thành dồng chống Mĩ”. Bạn hãy tắm biên Hội An, một bờ biển mịn màng không hề có lấy một viên đá nhỏ (...). Bạn hãy bơi thuyền trên dòng sông Thu Bồn lao xao ánh trăng (...).
Ngoài cái thắm thiết chân tình đầy lòng hiếu khách của người dân phô' Hội, có lẽ bạn sẽ còn cảm thấy tại thành phố 'được xây dựng đã trên hai thế thế kỉ này giờ đây vẫn như còn phảng phất hơi hướng của một quá khứ hào hùng, còn lãng đãng, vắn vương cái hồn thiêng của một lịch sử đầy khí phách, nơi ra đời và cũng là nơi yên nghỉ của những vị tướng thời Tây Sơn, của thứ phi Trần Thị Quỵ, vợ thứ của Hoàng đế Quang Trung, và cũng là quê hương thân yêu của nhà cách mạng Phan Chu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu và anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
Không phải ngẫu nhiên mà đoàn làm phim của nghệ sĩ Lí Huỳnh chọn Hội An để làm một trong những bối cảnh cho cuốn phim “Thanh gươm để lại”. Củng không phải ngẫu nhiên mà sau một thời gian nghiên cứu, Nhật Bản dự định đầu tư đề phục chê' và duy trì nguyền dạng đường nét cũ xưa của thành phố trầm mặc, cổ kính này.
(Thế Lâm)
b. Từ sau khi di cư vào Nam, trong hoàn cảnh đất nước cắt chia, Vũ Bằng vẫn luôn hướng vọng về đất Bắc quê hương và Hà Nội. Ông từng gắn bó và bày tỏ nguyện vọng thống nhất đất nước. Tập tùy bút “Thương nhớ mười hai” của ông là một sự giãi bày nỗi nhớ thương khắc khoải, tình yêu chân thành, thiết tha với què hương miền Bắc.
Chính tình cảm thiết tha đã tạo nên linh hồn và sức hấp dẫn của “Thương nhớ mười hai”. Bao hàm trong đó là tình cảm gia dinh truyền
thống đậm đà và cả một “bầu không khí” văn hóa Việt Nam độc đáo với những cỏ hoa thảo mộc đổi thay theo thời tiết bốn mùa, với những phong tục cổ truyền, những thú chơi sành điệu, thanh lịch của người Hà Nội. Tác phẩm đã để lại một giá trị tư liệu quỷ giá.
Tình cảm chân thực, tinh tế của người viết, ngòi bứt miêu tả đièu luyện, tài hoa, có duyèn ... đã tạo nên nét đặc sác và giá trị cho tập tùy bút - bút kí “Thương nhớ mười hai”.
(Mai Hương)
Bạn có biết áo quần của các nhà du hành vũ trụ được chế tạo như thế nào không ?
Đó là bộ áo quần được làm khép kín. Chính bộ áo quần này sẽ giúp các nhà du hành vũ trụ có thể sống và làm việc trong khoảng không vũ trụ bao la và trên bề mặt của các hành tinh. Bộ đồ được chế tạo bằng các nguyền liệu phù hợp với điều kiện làm việc trong buồng lái khi bay ngoài vũ trụ.
Khung sườn của bộ đồ bay được làm bằng một hợp kim đặc biệt cứng hoặc loại chất dẻo tổng hợp... Đặc biệt, nó phải ăn khớp với các khớp xương của nhà du hành dể các phi hành gia được thoải mái.
Cấu tạo của bộ đồ bay gồm có ba phần : phần mềm, phần cứng và phần co giãn. Phần mểm có nhiều tầng. Tầng trên được may bằng loại vải chống nhiệt, chắn được tia nắng mặt trời. Phía dưới được may bằng một loại vải tổng hợp có pha cao su hoặc lót cao su. Tác dụng của lớp này là bảo vệ clio các nhà du hành không bị các hạt bụi trong vũ trụ va vào người. Phía ngoài, bộ phận chống nhiệt được làm thành nhiều tầng mỏng, xi mạ bằng những lớp nhôm trộn với vải lẫn cao su.
Trong chuyến bay của đội bay Xô - Việt năm 1980, anh hùng Phạm Tuân và anh hùng V. Gorbatko được mặc bộ đồ có thể co giãn được.
Bộ đồ bay đa phần cứng, nhưng ở phần tay và chân của các nhà du hành được bao bọc hầu hết là vật liệu mềm. Tất cả găng tay, ủng và mũ dược bao kín không cho không khí lọt vào bèn trong. Công dụng của nó là để lọc ánh sáng và bảo vệ mắt tránh khỏi những tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời. Các công cụ và thiết bị của nhà du hành vũ trụ được xếp vào các túi con ở phía trước bộ đồ bay, trong đó có thiết bị cung cấp ôxi đủ trong thời gian bay, những thiết bị đề loại trừ các khí thải, điều hòa nhiệt độ trong và ngoài bộ trang phục, những thiết bị máy đo đạc khác nhau để thông tin liên lạc với mặt đất những biến cố, sự kiện xảy ra trong lúc bay cũng như tình hình sức khỏe của các nhà du hành vũ trụ.
Chế tạo một bộ trang phục cho các nhà du hành vũ trụ rất khó. Tuy nhiên những nhà chế tạo đang nghiên cứu những bộ đồ bay tiện dụng hơn nữa để khi bay trong khoảng không vũ trụ, các phi hành gia cảm thấy dễ thở, không có cảm giác nóng hay lạnh.
(Ánh Nhật)