Soạn bài Hành động nói

  • Hành động nói trang 1
  • Hành động nói trang 2
  • Hành động nói trang 3
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
Người ta dựa theo mục đích của hành động nói mà đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi ; trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,...) ; điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ; hứa hẹn ; bộc lộ cảm xúc.
Hành động hỏi :
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Bác trai đã khá rồi chứ ?
Hành động trình bày :
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị
tội chết.
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Hành động điều khiển :
® - Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ
vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ.
- Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi cách, xa nhau. Anh
nhớ chưa ? Anh hứa đi.
Hành động hứa hẹn :
- Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với
thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc !
- Anh xin hứa.
- Có chuyện gì đề anh ở nhà lo liệu.
Hành động bộc lộ cảm xúc :
- u nhất định bán con đẩy ư ? u không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn
nạn thân con thế này ! Trời ơi !...
- Khốn nạn... Ổng giáo ơi ! Nó có biết gì đâu !
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùrig gián tiếp).	1
Cách dùng trực tiếp :
+ Hành động hỏi được thực hiện bàng kiểu câu nghi vấn ;
+ Hànty động trình bày được thực hiện bằng kiểu câu trần thuật ;
+ Hành động điều khiển được thực hiện bằng kiểu câu cầu khiến ;
+ Hành động hứa hẹn được thực hiện bằng kiểu câu trần thuật, thêm vào
trước lời nói chứa nó tổ hợp từ “Tôi hứa là..” ;
+ Hành động bộc lộ cảm xúc được thực hiện bằng kiểu câu cảm thán .
Cách dùng gián tiếp : có trường hợp kiểu câu được dùng không đúng với chức năng vốn có của nó.
+ Dùng câu nghi vấn để ra lệnh, tức là thực hiện hành động điều khiển. Ví dụ : Em đừng nói chuyện nữa có được không ?
+ Dùng câu trần thuật để thực hiện hành động điều khiển :
Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trển đất nước ta, thỉ ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi. Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.
(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi cả nước tiến lên
đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)
Cuối cùng, điều mong muốn của tôi là : Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn két phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
(Tô Hoài, Dể Mèn phiêu lưu kí)
II. THựC HÀNH - LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
Tôi bật cười bảo lão :
Saơ cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ dể tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?
Không, ông giáo ạ ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?
Đã đành rằng thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiều, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo ! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.
Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi :
Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
a Trong đoạn văn trên có nhiều câu nghi vấn. Những câu ấy nhằm thực hiện hành động cụ thể nào ?
Những câu nào trong đoạn văn nhằm thực hiện hành động điều khiển ?
Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu trong đoạn thực hiện những hành động cụ thể nào :
Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ỉ Lão đừng lo gỉ cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cô' giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sình ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Phân loại câu trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn theo các kiểu hành động nói đã học.